6. Kết cấu của luận văn
2.1.3. Quyết tâm đánh đuổi ngoại xâm
Nỗi đau chiến tranh càng lớn, lòng căm thù giặc lại càng cao và kéo theo đó là ý chí,
quyết tâm đánh đuổi kẻ thù xâm lược, trả lại cuộc sống tự do cho nhân dân. Ta có thể bắt
gặp rất nhiều lời thề, nguyện hiến máu xương cho đất nước, không hề nao núng hay chần
chừ trong rất nhiều bài thơ. Có thể nói đây là nội dung khá nổi bật trong văn học Cần
Vương khu vực Nam Trung Bộ.
…Thà ta cam chết cho đành
Để cứu dân lành thoát khỏi nạn tai Lót đường cho lớp hậu lai
Bước lên vững bước diệt loài xâm lăng Ta dầu thịt nát xương tan
Máu tươi đất nước thấm trang sử vàng.
(Máu tươi đất nước, Nguyễn Bá Sự)
Trên đá mài gươm lòng tựa sắt Quyết trừ bạch quỷ cứu dân thay!
(Chiều nhìn về Phụng Sơn, Võ Thiệp)
Hành động mài gươm vào đá như một cách thể hiện quyết tâm sắt đá ra trận giết giặc của người nghĩa sĩ.
Sơn thành thu vũ thấp hàn chi Báo quốc nan năng khắc định kỳ Khán kiếm, khiêu đăng tâm sự cát Lang sa vị diệt bất tư quy.
(Sơn thành hữu cảm, Nguyễn Duy Cung)
Dịch thơ: Núi cao thành vắng mưa thu
Ngày nào đuổi hết quân thù cho xong? Đèn khêu, nhìn kiếm đau lòng
Giặc chưa hết đâu dám mong quay về.
(Đào Văn dịch)
Người chiến sĩ khi ra trận luôn trăn trở ngày đất nước được độc lập, nhân dân được tự do,
chừng nào đất nước còn bóng giặc thì không thể nghĩ đến ngày về. Dẫu biết rằng ở phương
trời ấy, mẹ già đang mỏi mắt ngóng trông, nỗi nhớ nhà đã khiến bao đêm mất ngủ, nhưng họ
hiểu rằng nước mất thì nhà cũng tan nên dặn lòng phải đặt vận mệnh của quốc gia lên hàng
đầu. Ý thơ này được phát triển một cách tích cực trong văn học hiện đại, ví như trong bài
“Tống biệt hành” của Thâm Tâm.
…Chí nhớn chưa về bàn tay không Thì không bao giờ nói trở lại Ba năm mẹ già cũng đừng mong…
Quyết tâm đánh giặc không chỉ vì cứu nước, cứu dân mà đó còn là tiếp nối truyền
thống đánh giặc cứu nước của các bậc anh hùng thuở trước, là ghi tiếp những trang sử vàng
chói lọi của dân tộc, là để có thể ngẩng cao đầu với tổ tiên.
Ta nguyền tiếp bước theo người trước Quét sạch xâm lăng chuyển cuộc đời…
(Tiếp bước người xưa, Nguyễn Quang Thành)
Chị Xuân em quyết noi gương chị Diệt thù, rửa hận rạng trời quê.
(Quyết noi gương chị Xuân, Nguyễn Thị Vân Đương)
Để đao thượng mã tảo giặc Dương
(Tự thán, Trịnh Hữu Thể)
Dịch thơ: Mong cùng Đào tướng ra chiến địa
Vung gươm giết sạch lũ ác tà.
(Nỗi buồn than)
“Trung” và “hiếu” là hai phẩm chất được đánh giá cao nhất trong chuẩn mực đạo đức của
người Việt từ bao đời nay. Đứng trước cảnh non sông nguy biến, Trịnh Tuyết Anh đã quyết định cải nam nhi để tòng quân đánh giặc. Phận làm con nhưng không thể ở bên cạnh chăm sóc cho đấng sinh thành nên trong lòng mang nhiều day dứt. Nhưng nàng không hề hối hận vì đã chọn chữ “trung”, bởi nàng đã lấy “trung” làm “hiếu”
Phần con đã quyết mưu đại nghĩa Cứu nước an dân chí chẳng tày
(Tạ từ, Trịnh Tuyết Anh)
Bên cạnh đó, các thủ lĩnh còn kêu gọi sự đồng lòng của nhân dân. Trong tình thế mà
triều đình nhắm mắt làm ngơ trước nỗi đau của dân đen con đỏ, chấp nhận làm tôi tớ cho
ngoại bang thì cuộc đấu tranh không thể trông chờ vào sự giúp đỡ của tầng lớp thống trị
phong kiến. Chính vì thế mà phong trào chỉ có thể dựa vào sức dân. Đây là lực lượng tiên
phong cũng chính là lực lượng nòng cốt của các cuộc khởi nghĩa ở địa phương. Không có sự
hậu thuẫn và ủng hộ của nhân dân trong vùng thì ngay từ đầu phong trào đã không có cơ hội
gây khó khăn cho bọn thực dân. Các chủ soái chỉ có nhiệm vụ châm lửa, đốt lên ngọn lửa căm phẫn trong lòng mọi người, còn nhân dân chính là lực lượng giữ lửa và tiếp lửa cho
phong trào. Vậy mới thấy được vai trò thiết yếu của nhân dân trong phong trào Cần Vương.
…Anh chị em ta ơi Hãy mau mau trỗi dậy Kiếm cung mau thủ lấy Tất cả cùng trai gái
Mau đấu sức đua tài Chiến hè ta quyết chiến!
(Hè quyết tâm, Huỳnh Thị Loan)
Cuộc chiến chống ngoại xâm luôn đòi hỏi một ý chí và quyết tâm sắt đá, nhưng chỉ
chừng đó thôi thì chưa đủ. Quyết tâm cần được thể hiện bằng hành động cụ thể chứ không
chỉ hô hào suông và cũng không thể là ý chí của một cá nhân mà phải là sự đồng lòng của cả
tập thể. Các tướng lĩnh phong trào đã dùng nhiệt huyết, hoài bão của mình để thức tỉnh lòng
yêu nước trong nhân dân, dựa vào nhân dân mà chống giặc.