Vai trò của CNTT trong GD

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý ứng dụng công nghệ thông tin ở các trung tâm giáo dục thường xuyên thành phố Hồ Chí Minh (Trang 26)

Trong xu thế hội nhập với thế giới của Việt Nam, mọi thành phần, tổ chức, ngành nghề trong nước cũng không đi ra ngoài xu hướng đó. Lĩnh vực

GD và đào tạo, đặc biệt là GD phổ thông, cũng không phải là ngoại lệ. Điều quan trọng trong quá trình hội nhập này là bản thân chúng ta luôn cập nhật được những tiến bộ trong cách dạy, cách học và phương thức QLGD tiên tiến trên thế giới. Bên cạnh đó, tùy theo hoàn cảnh cụ thể của đơn vị mà các nhà QLGD áp dụng cho đơn vị, tổ chức của mình.

Một trong những đặc điểm nổi bật nhất của xu hướng GD hiện đại là sự thay đổi trong mô hình GD. Trong triết lý GD mới này, học sinh là trung tâm của mô hình GD thay cho giáo viên như trong mô hình truyền thống của GD Việt Nam. Điều này có lẽ là sự thay đổi căn bản trong nhận thức đối với nền GD Á Đông – nơi đề cao vị trí của người thầy. Tuy nhiên, trong thời kỳ hội nhập, hiệu quả vận hành của một tổ chức hay cá nhân được đánh giá dựa trên kết quả, chất lượng thì việc thay đổi tư duy GD này là hợp lý, vì học sinh là sản phẩm của trường học, chất lượng học sinh chính là thước đo, tiêu chí đánh giá căn bản nhất đối với sự vận hành của đơn vị, tổ chức.

Với xu thế thay đổi mô hình GD như trên, trường học phải thay đổi môi trường GD. Mọi tài nguyên, nguồn lực trong mỗi trường học cần tập trung vào việc tạo lập một môi trường học tập cởi mở, sáng tạo cho học sinh. Một môi trường GD hiện đại sẽ cung cấp tối đa khả năng tự học, tìm kiếm thông tin cho mỗi học sinh; trong khi GV chỉ hướng dẫn kỹ năng, phương pháp giải quyết công việc. Kỹ năng giải quyết công việc và xử lý thông tin chính là cốt lõi của phương thức GD này. Để hiện thực hóa những giá trị cốt lõi trên, CNTT là một công cụ hữu hiệu.

Với sự thay đổi căn bản về mô hình GD trong trường học ở trên, vai trò của CNTT trở nên đặc biệt quan trọng. CNTT là công cụ cần thiết, phục vụ hiệu quả các qui trình QL trong trường học. Đặc điểm nổi trội nhất là thông qua dữ liệu, thông tin được lưu trữ, xử lý, các tiêu chí trong QL nhà trường

đang dịch chuyển từ định tính sang định lượng. Bên cạnh đó, với bản chất của CNTT, sự minh bạch hóa và chia sẻ thông tin, dữ liệu giữa các thành viên cũng như tốc độ xử lý thông tin của máy tính sẽ làm tăng hiệu quả vận hành, QL nhà trường. Trong thời đại thông tin, CNTT được nhúng ghép vào hầu hết các sản phẩm và dịch vụ kinh tế - xã hội làm tăng giá trị hàng hóa và dịch vụ. Điều này cũng khẳng định một vấn đề cụ thể là CNTT đã làm tăng chất lượng “sản phẩm” của công nghệ dạy học. Sản phẩm đó chính là những người cán bộ được đào tạo qua nhà trường.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý ứng dụng công nghệ thông tin ở các trung tâm giáo dục thường xuyên thành phố Hồ Chí Minh (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w