Giải pháp 5: Công tác thi đua khen thưởng về ứng dụng CNTT

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý ứng dụng công nghệ thông tin ở các trung tâm giáo dục thường xuyên thành phố Hồ Chí Minh (Trang 79)

3.2.4.3. Điều kiện thực hiện giải pháp

Để giải pháp này có hiệu quả cần phải có sự quan tâm đúng mức của các cấp lãnh đạo, sự hỗ trợ kịp thời của xã hội và nhất là nguồn nhân lực tại đơn vị phải đảm bảo thực hiện xuyên suốt quá trình phát triển ứng dụng CNTT. Đó chính là những điều kiện tiên quyết để nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT tại trường học nói riêng và cho ngành giáo dục nói chung

3.2.5. Giải pháp 5: Công tác thi đua khen thưởng về ứng dụng CNTTtrong nhà trường trong nhà trường

Khuyến khích là động lực tốt nhất để xây dựng và phát triển ứng dụng CNTT trong quản lý hoạt động dạy và học trong nhà trường phổ thông hiện nay. Tổ chức thi đua khen thưởng, tổ chức các hội thi như thi “Giáo án điện tử”, hội thi sáng tạo về ứng dụng CNTT trong nhà trường. Lãnh đạo các trường khuyến khích và tạo điều kiện cho các thành viên nhà trường tiếp cận, ứng dụng CNTT trong các hoạt động của mình và đơn vị mình. Đẩy mạnh một cách hợp lý và tăng dần các nội dung ứng dụng CNTT trong quản lý cũng như các hoạt động sư phạm khác trong nhà trường.

5.2.5.2. Nội dung và tổ chức thực hiện giải pháp

- Khuyến khích mọi thành viên nhà trường tăng cường sử dụng hệ thống thư điện tử làm tiền đề cho sự phát triển sang các nội dung khác.

- Tổ chức thi đua khen thưởng cho cá tập thể, cá nhân đạt thành tích cao cho nội dung này, đặc biệt trong quản lý hoạt động dạy học và các cá nhân có nhiều sản phẩm sáng tạo trong sử dụng CNTT.

- Tổ chức các hội thi sáng tạo lập trình các phần mềm, sáng kiến trong sử dụng các phần mềm.

- Định hướng để có bước chuẩn bị kịp thời, phù hợp với tốc độ phát triển của CNTT, chẳng hạn như làm quen dần với khai thác, sử dụng và dạy học bằng mã nguồn mở.

5.2.5.3. Điều kiện thực hiện giải pháp

- Nhà trường phải có tiêu chí thi đua khen thưởng cụ thể cho từng lộ trình cụ thể của việc ứng dụng CNTT trong các hoạt động của đơn vị mình.

- Lãnh đạo nhà trường có kế hoạch rõ ràng, cụ thể về việc tổ chức thi đua khen thưởng như; các hội thi sáng tạo lập trình các phần mềm, các sáng kiến khi sử dụng các phần mềm, thi soạn và giảng dạy bằng giáo án điện tử,…

- Nhà trường tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất cũng như tinh thần cho các thành viên trong đơn vị tiếp cận và ứng dụng CNTT vào trong công việc của mình.

3.3. Thăm dò tính cần thiết và khả thi của các giải pháp

3.3.1. Thăm dò, kết quả thăm dò

Để tiến hành đánh giá mức độ cần thiết và tính khả thi của các giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý tại các trung TTGDTX Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả đã thực hiện phiếu trưng cầu ý kiến của 5 trung tâm gồm Ban Giám đốc cùng với giáo viên, kết quả khảo sát như sau:

Hình 3.2 Biểu đồ thể hiện tính khả thi các giải pháp

Các giải pháp tác giả đề xuất được đa số Ban Giám đốc và giáo viên đều cho là cần thiết (từ 90% trở lên). Trong đó, hầu hết các giải pháp (1): Tác động mạnh mẽ đến nhận thức của CB, GV về nhiệm vụ, vai trò và ý nghĩa ứng dụng CNTT trong thời kỳ hội nhập. Nâng cao trình độ tin học, trình độ ứng dụng CNTT cho CB, GV thông qua các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng; (2): Hoàn thiện chính sách , quy chế, xây dựng kế hoạch phát triển ứng dụng CNTT; (3): Khai thác có hiệu quả các ứng dụng CNTT vào quản lý và đồi mới phương pháp dạy học ,tăng cường triển khai và khai thác có hiệu quả ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy học, quản lý học sinh và đổi mới công tác quản lý các trường TTGDTX là những giải pháp được đánh giá cao. Hệ thống và giới thiệu các nội dung, chương trình, phần mềm ứng dụng CNTT thiết thực cho các đơn vị trường TTGDTX, TP.HCM; (4): Kiểm tra ,

đánh giá công tác thi đua khen thưởng về ứng dụng CNTT trong nhà trường; (5): Công tác thi đua khen thưởng về ứng dụng CNTT.

Về tính khả thi, hầu hết các giải pháp đều được đánh giá có tính khả thi tương đối cao (trên 80%). Tuy nhiên vẫn còn một số ý kiến cho rằng có một số giải pháp khó thực hiện như giải pháp (1): Nâng cao trình độ tin học, trình độ ứng dụng CNTT cho CB, GV thông qua các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng thì khả năng thực hiện này tương đối cao, tuy nhiên nâng cao trình độ, khả năng, kỹ năng ứng dụng CNTT của từng đối tượng trên vào từng công việc cụ thể thì sẽ gặp những khó khăn nhất định; Giải pháp(2):Xây dựng kế hoạch cụ thể để phát triển và sử dụng có hiệu quả hệ thống như : phần mềm ,CSVC, phương tiện ứng dụng CNTT còn chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khách quan như kinh phí của từng đơn vị, kinh phí của địa phương và cả khả năng ứng dụng CNTT của CBQL trong công tác xây dựng hệ thống này; và cũng trong giải pháp (3): Chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả ứng dụng CNTT vảo QL, đổi mới phương pháp dạy học: Giải pháp này rất khó thực hiện, cần phải có thời gian cần sự hợp tác, trao đổi chia sẻ và thống nhất cao giữa các thành viên trong TTGDTX, và giữa các TTGDTX với nhau.

3.3.2. Đánh giá kết quả thăm dò

Ưu điểm

- Bộ GDĐT, UBND TP.HCM, Sở GDĐT TP.HCM, đã có nhiều những thông tin liên quan đến việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục bằng nhiều văn bản, hội thảo, tập huấn, bồi dưỡng,… chính vì thế nội dung này khi tiến hành khảo sát và trưng cầu ý kiến thì được các đối tượng hiểu khá rõ và thực hiện việc khảo nghiệm một cách nhanh chóng, kết quả đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy cao. Do vậy tính xác thực của mỗi giải pháp đạt yêu cầu cao. Phần lớn các đối tượng được hỏi ý kiến đều cho rằng rất cần thiết để thực hiện các giải pháp nêu trên.

Các giải pháp (1): Tác động mạnh mẽ đến nhận thức của CB, GV về nhiệm vụ, vai trò và ý nghĩa ứng dụng CNTT trong thời kỳ hội nhập; (2): Hoàn thiện chính sách , quy chế, xây dựng kế hoạch phát triển ứng dụng CNTT ;(3): Chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả các ứng dụng CNTT vảo QL, đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường triển khai và khai thác có hiệu quả ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy học, quản lý học sinh và đổi mới công tác quản lý các trường TTGDTX.Hệ thống và giới thiệu các nội dung, chương trình, phần mềm ứng dụng CNTT thiết thực cho các đơn vị trường TTGDTX, TP.HCM là những giải pháp có trên 90% ý kiến cho rằng là giải pháp mang tính cần thiết, cho thấy việc tác động đến nhận thức là một trong những yêu cầu đầu tiên để mọi người cùng có một nhận thức đúng hướng đảm bảo cho việc bắt đầu ứng dụng CNTT trong công tác của mình; Hiệu quả là một giải pháp được nhiều ý kiến quan tâm và hệ thống các nội dung ứng dụng CNTT được nhiều ý kiến tán thành vì nó giúp cho các đơn vị đỡ tốn nhiều thời gian cho việc ứng dụng CNTT trong các hoạt động tại đơn vị, nhất là hoạt động quản lý của CBQL trường TTGDTX, TP.HCM.

Hạn chế

- Trình độ, khả năng ứng dụng CNTT vào từng hoạt động quản lý của đội ngũ CBQL, GV, NV hiện còn những hạn chế nhất định, nhất là ứng dụng CNTT sao cho đảm bảo tính sư phạm của từng hoạt động trong nhà trường là vấn đề rất cần được quan tâm. Chính hạn chế này cũng là những khó khăn, trở ngại khi tổ chức thực hiện các giải pháp sao cho đảm bảo tính đồng bộ tạo nên một hiệu quả cao nhất của việc ứng dụng CNTT.Giải pháp 4: Kiểm tra , đánh giá , công tác thi đua khen thưởng về ứng dụng CNTT trong nhà trường.Công tác này chưa được quan tâm đúng mức.

Từ kết quả khảo nghiệm, dự kiến đánh giá ưu điểm và những hạn chế khi triển khai thực hiện các giải pháp, cho phép chúng tôi bước đầu khẳng định tính khoa học và tính khả thi các giải pháp của tác giả đề xuất. Tuy có những biện pháp vốn là tất yếu trong quản lý nhưng với thực trạng ứng dụng CNTT

trong hoạt động quản lý các trường TTGDTX,TP.HCM hiện nay thì giải pháp đó cần tăng cường đổi mới một cách toàn diện và sâu sắc hơn thì những pháp đó mới nâng cao thêm hiệu quả.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Công nghệ thông tin ngày càng có nhiều ứng dụng trong mọi lĩnh vực và trong lĩnh vực giáo dục có không ít những ứng dụng quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng dạy học cũng như quản lý giáo dục với vai trò là công cụ hữu hiệu cho các hoạt động.

Những kết quả nghiên cứu một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý ứng dụng CNTT ở các TTGDTX,TP.HCM được trình bày qua 3 chương: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong chương 1, tác giả đã hệ thống các cơ sở lý luận về các nội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu, từ vài nét về lịch sử của vấn đề ứng dụng CNTT, cho đến các khái niệm cơ bản như giáo dục, quản lý, quản lý giáo dục,

quản lý nhà trường, hiệu quả và những khái niệm về CNTT, ứng dụng CNTT.

Ở đây tác giả đã tập trung nhiều vào nội dung ứng dụng CNTT trong việc phát triển GDĐT, trong đó có các nội dung như vai trò của ứng dụng CNTT trong giáo dục, nguyên tắc ứng dụng CNTT, các phầm mềm và ý nghĩa chức năng của nó trong các hoạt động ở các TTGDTX.

Chương 2, tác giả tìm hiểu, đánh giá thực trạng về tình hình chung của GDĐT TP.HCM từ việc khái quát tình hình phát triển GDĐT cho đến khái quát tình hình phát triển của các TTGDTX,TP.HCM. Ở đây tác giả tập trung nhiều vào nghiên cứu và đánh giá thực trạng của việc ứng dụng CNTT trong các hoạt động ở các TTGDTX, tập trung vào 3 vấn đế chính là: cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác ứng dụng CNTT; Trình độ tin học và khả năng ứng dụng CNTT vào trong các hoạt động quản lý và dạy học của CBQL, GV, NV ở các TTGDTX; Thực trạng việc ứng dụng CNTT trong các hoạt động ở các TTGDTX.

Các đơn vị có nhiều cố gắng trong công tác triển khai, tổ chức thực hiện. Hầu hết các đơn vị đã có ứng dụng CNTT vào trong hoạt động của nhà trường: dạy học, quản lý học sinh, quản lý điểm số, quản lý thời khóa biểu, quản lý tiền lương,…Tuy có nhiều cố gắng tổ chức và thực hiện nội dung này nhưng cũng còn nhiều khó khăn hạn chế nhất định. Khó khăn về cơ sở vật chất, về cơ chế quản lý tài chính, về kinh nghiệm, về năng lực khả năng ứng dụng CNTT vào các hoạt động của nhà trường chưa cao, chưa mang tính đồng bộ, chưa có tính lâu dài và liên tục…. đó chính là những cơ sở thiết thực để tác giả đề xuất các giải pháp thực hiện.

Chương 3, tác giả đã đề xuất 5 giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý ứng dụng CNTT ở các TTGDTX, TP.HCM. Mỗi giải pháp được nêu ở phần

nghiên cứu trên của tác giả đều tác động đến hiệu quả của ứng dụng CNTT ở các TTGDTX ở những mức độ và những phương thức khác nhau. Tổng hợp các giải pháp trên tạo nên một giải pháp tổng thể tương ứng với điều kiện thực tế của từng đơn vị. Sự sắp xếp bố trí hài hòa các giải pháp trên cũng là một tác động tăng cường hiệu quả ứng dụng CNTT.

Các giải pháp quản lý nêu trên được xác lập từ cơ sở lý luận và thực tiễn đã có. Mỗi giải pháp ngoài tính độc lập tương đối của nó còn có mối quan hệ hỗ trợ, tác động lẫn nhau, tạo thành một chỉnh thể thống nhất theo mục tiêu đã định. Mục tiêu quản lý đạt được không chỉ phụ thuộc vào việc xác lập được các giải pháp quản lý mà còn phụ thuộc vào việc tổ chức thực hiện các giải pháp ấy. Trong từng thời điểm và điều kiện cụ thể, mỗi giải pháp có một tính chất khác nhau. Có khi giải pháp này có tính cấp thiết, giải pháp kia có tính cơ bản và lâu dài hoặc ngược lại. Vì lẽ đó, các giải pháp trên phải được tổ chức thực hiện một cách đồng bộ, có hệ thống. Đó chính là những kết quả mà việc nghiên cứu nội dung của đề tài mong muốn được góp phần vào quá trình phát triển giáo dục của địa phương.

Giá trị thực tiễn đề tài mang lại là góp phần tác động đến nhận thức của CBQL, GV, NV ở các TTGDTX, giúp các đơn vị hiểu rõ hơn ý nghĩa, vai trò tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT vào các hoạt động quản lý trong nhà trường. Từ đó các đơn vị có một định hướng rõ hơn, đúng hướng hơn, đồng thời đề tài cũng có những giải pháp được xem là định hướng, cẩm nang để các đơn vị tham khảo khi triển khai thực hiện nhiệm vụ của việc ứng dụng CNTT vào các hoạt động quản lý tại đơn vị mình.

Tuy nhiên trong thời gian nghiên cứu có giới hạn nên đề tài nghiên cứu còn những hạn chế nhất định. Tác giả hy vọng sẽ nhận được ý kiến đóng góp để đề tài nghiên cứu được triển khai có hiệu quả và các giải pháp đã trình bày

về việc ứng dụng CNTT trong các hoạt động quản lý ở các TTGDTX, TP.HCM ngày càng đạt hiệu quả cao hơn đáp ứng được yêu cầu phát triển giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay

2. Kiến nghị

2.1. Với Sở GDĐT và Phòng GDTX Sở

- Tăng cường đầu tư kinh phí, trang bị CSVC, thiết bị phục vụ ứng dụng CNTT, có những chính sách ưu tiên phát triển CNTT trong giáo dục. Phòng GDTX kiến nghị với Sở để có kế hoạch dài hạn để từng bước trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị CNTT và mua sắm các phần mềm phục vụ quản lý và dạy học cho các trường một cách hợp lý.

- Huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị CNTT, thúc đẩy sự phát triển ứng dụng CNTT trong các đơn vị trường học.

- Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn ứng dụng CNTT ở các hoạt động ở TTGDTX cũng như các cơ sở giáo dục

- Khuyến khích các trường học xây dựng website phục vụ thông tin và quản lý, khuyến khích mọi ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, điều hành của cán bộ quản lý cũng như mọi ứng dụng CNTT của giáo viên, tuy nhiên phải đảm bảo cơ bản các nguyên tắc của việc ứng dụng CNTT.

2.2. Đối với các TTGDTX, TP.HCM

- Căn cứ tình hình cụ thể của đơn vị để có kế hoạch, phương thức và mức độ ứng dụng CNTT vào các hoạt động quản lý cụ thể.

- Quan tâm nhiều về nhiệm vụ, vai trò và ý nghĩa của việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý để vận dụng tổ chức thực hiện tại đơn vị mình một cách hiệu quả nhất.

- Vận dụng hài hòa các giải pháp được đề xuất của đề tài nghiên cứu như một công cụ chỉ nam sao cho phù hợp nhất đối với tình hình thức tế tại đơn vị.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

[1] . Ban Bí thư Trung ương Đảng, Chỉ thị 40 CT/TW về việc xây dựng, nâng

cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, Hà Nội.

[2].Ban chấp hành Trung ương Đảng,Nghị quyết 03NQ/TW về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công ngiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

[3]. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chỉ thị 29/2001/CT-BGD&ĐT về tăng cường

giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý ứng dụng công nghệ thông tin ở các trung tâm giáo dục thường xuyên thành phố Hồ Chí Minh (Trang 79)