Ứng dụng CNTT trong GDĐT

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý ứng dụng công nghệ thông tin ở các trung tâm giáo dục thường xuyên thành phố Hồ Chí Minh (Trang 28)

Trong giai đoạn hiện nay, nội dung ứng dụng CNTT trong một nhà trường là rất phổ biến, các nội dung cả về QL cũng như trong quá trình giảng dạy.Một trong những nội dung được đặc biệt chú ý hiện nay là việc thiết lập, xây dựng và khai thác phần mềm tương ứng với những nhiệm vụ cụ thể. 1.3.2.1. Phần mềm hệ thống

Hệ điều hành là một phần mềm chạy trên máy tính, dùng để điều hành, quản lý các thiết bị phần cứng và các tài nguyên phần mềm trên máy tính. Hệ điều hành đóng vai trò trung gian trong việc giao tiếp giữa người sử dụng và phần cứng máy tính, cung cấp một môi trường cho phép người sử dụng phát triển và thực hiện các ứng dụng của họ một cách dễ dàng.

Biểu tượng của Microsoft Windows Biểu tượng của Linux(Hệ điều hành mã nguồn mở)

Ngoài ra còn có một số phần mềm hỗ trợ hệ thống như sao lưu dữ liệu , dọn dẹp dữ liệu (CClean), phần mềm chống virus của BKAV, Kaspersky ,Trend Micro Titanium Internet Security.

1.3.2.2. Phần mềm ứng dụng

Phần mềm ứng dụng là bất cứ công cụ nào có tính năng và mục đích trực tiếp nâng cao hiệu quả làm việc, nghiệp vụ của người dùng.

a.Phần mềm ứng dụng văn phòng

- Bộ soạn thảo (Microsoft Office) và bộ soan thảo (OpenOffice)

- Quản trị cơ sở dữ liệu: phục vụ công tác lưu trữ thông tin, dữ liệu trong các qui trình nghiệp vụ hàng ngày của người dùng. Cụ thể là Access

(Microsoft Office) và Base (OpenOffice)

- Xây dựng, soạn thảo các công thức toán học: Equation Editor (Microsoft Office) và Math (OpenOffice )

b.Phần mềm ứng dụng xem phim, nghe nhạc, xem ảnh

- Phần mềm nghe nhạc, xem phim, đa phương tiện cũng là một thể loại ứng dụng phổ biến. Đó là: Windows Media Player , , RealPlayer, FlvPlayer

- Phần mềm xem ảnh, sửa ảnh như : PIXresizer , ACDSee , Picasa.

b. Phần mềm ứng dụng dạy và học

Việc ứng dụng CNTT trong việc dạy học đang phát triển ngày càng nhiều về số lượng ở Việt Nam. Hình thức áp dụng CNTT rất đa dạng như:

- Giáo trình điện tử, bài giảng điện tử (courseware) là thuật ngữ được

kết hợp từ ‘course’ và ‘software’. Giáo trình điện tử là tập hợp những tài nguyên số dưới hình thức các đối tượng học tập, xâu chuỗi với nhau theo một cấu trúc nội dung, định hướng theo chiến lược GD của nhà thiết kế, phần mềm Lecture ,Presenter

Hình 1.4. Trang Web học trực tuyến

- E-learning là một hình thức dạy học được hỗ trợ bởi công nghệ. Môi trường của việc dạy học được thể hiện qua máy tính, công nghệ số. E-learning giảm thiểu nhu cầu tương tác trực diện, như phần mềm Lecture ,Presenter

- Thư viện điện tử (e-Library) là dạng thư viện mà tài liệu đã được số

hóa thay vì ở dạng cứng như in ấn, sao chụp… Nội dung số của tài liệu có thể truy cập, lưu trữ trên máy tính như phần mềm Greenstone .

- Phòng thí nghiệm ảo là tập hợp các tài nguyên số đa phương tiện dưới

hình thức đối tượng học tập, nhằm mục đích mô phỏng các hiện tượng vật lý, hóa học, sinh học… xảy ra trong tự nhiên hay trong phòng thí nghiệm. Đặc điểm nổi trội là tính năng tương tác cao, giao diện thân thiện với người sử dụng và có thể mô phỏng những quá trình, điều kiện giới hạn khó xảy ra trong tự nhiện hay khó thu được trong phòng thí nghiệm. Thí nghiệm ảo hỗ trợ trong trường hợp thiếu phương tiện, điều kiện thí nghiệm giúp người học chủ động học tập phù hợp với tinh thần người học là trung tâm của GD hiện đại.

+ Phần mềm thí nghiệm vật lý ảo Crocodile Physics. + Phần mềm thí ngiệm hoá học ảo Crocodile Chemistry c. Phần mềm ứng dụng quản lý nhà trường

Phần mềm quản lý điểm trên mạng, quản lý học sinh, phần mềm MindManager , phần mềm soạn trắc nghiệm.

Hình 1.6. Quản lý điểm học sinh trên mạng Internet

Đặc biệt hơn Dự án SREM [12] thuộc Bộ GDĐT đã cho ra đời và cung cấp cho các đơn vị các phân hệ QL trong nhà trường bao gồm: Phân hệ hệ thống; Phân hệ QL Thiết bị; Phân hệ QL Giảng dạy; Phân hệ QL học sinh ; Phân hệ QL nhân sự , ….

Hình 1.8. Phân hệ QL hệ thống của dự án SREM

1.4. Cơ sở pháp lý của đề tài

Trong giai đoạn hiện nay trước những chuyển biến mạnh mẽ và ngày càng sâu sắc về kinh tế – xã hội trên phạm vi toàn thế giới, giáo dục người lớn, giáo dục không chính quy, giáo dục thường xuyên ngày càng có vị trí quan trọng. Nghị quyết Trung ương 2, khóa VIII đã khẳng định mục tiêu : “Mở rộng các hình thức học tập thường xuyên đặc biệt là hình thức học từ xa …”

Nghị định 90/CP ngày 24/11/1993 của chính phủ xác định : “Giáo dục thường xuyên là một trong năm phân hệ của hệ thống giáo dục quốc dân, được thực hiện bằng nhiều hình thức (như không tập trung, không chính qui, tại chức, bổ túc, giáo dục từ xa, tự học …) nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho mọi công dân ở mọi trình độ có thể học tập thường xuyên, phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của từng người, đáp ứng những yêu cầu phát triển kinh tế và xã hội, khoa học và công nghệ, văn hóa và nghệ thuật …”

Nghị quyết TW4 khóa VII đã khẳng định : “Cần phải thực hiện một nền giáo dục thường xuyên cho mọi người, xác định học tập suốt đời là quyền lợi và trách nhiệm của mỗi công dân”.

Nghị quyết TW2 khóa VIII đã ghi : “Mọi người đi học, học thường xuyên, học suốt đời, thực hiện công bằng trong giáo dục – đào tạo, đa dạng hóa các loại hình giáo dục – đào tạo, tạo cơ hội cho mọi người có thể lựa chọn cách học phù hợp với nhu cầu và hoàn cảnh của mình.

Theo điều 40, mục 5 của luật giáo dục “Giáo dục không chính qui là phương thức giáo dục giúp cho mọi người vừa làm vừa học, học liên tục, suốt đời nhằm hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ để cải thiện cuộc sống, tìm việc làm và thích nghi với đời sống xã hội”.[9]

Đại hội Đảng lần thứ IX đã khẳng định phải đẩy mạnh CNH, HĐH để đến khoảng năm 2020 nước ta về cơ bản sẽ trở thành nước công nghiệp, đồng thời cũng xác định là chúng ta sẽ phải “tận dụng mọi khả năng để đạt trình

độ tiên tiến, hiện đại về khoa học và công nghệ, đặc biệt là CNTT, tranh thủ ứng dụng ngày càng nhiều hơn, ở mức cao hơn và phổ biến hơn những thành tựu công nghệ hiện đại và tri thức mới, từng bước phát triển kinh tế tri thức”.

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 246/2005 /QĐ-TTg ngày 6 tháng 10 năm 2005 phê duyệt chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 khẳng định quan điểm phát triển CNTT của nước ta :”CNTT là công cụ quan trọng hàng đầu để thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ ,hình thành xã hội thông tin ,rút ngắn quá trình công nghiệp hóa , hiện đại hóa đất nước .Ứng dụng rộng rãi CNTT là yếu tố có ý nghĩa chiến lược , góp phần tăng trưởng kinh tế , phát triển xã hội và tăng năng suất , hiệu suất lao động .Ứng dụng CNTT phải gắn

với quá trình đổi mới và bám sát mục tiêu phát triển kinh tế xã hội , phải được lồng ghép trong các chương trình , hoạt động chính trị , quản lý ,kinh tế , văn hóa , xã hội , khoa học công nghệ và an ninh quốc phòng.”

Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 1/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020;

Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 22 tháng 5 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước;

Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT ngày 30/9/2008 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012;

Nghị định số 102/2009/NĐ-CP ngày 6 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ về quản lý đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước;

Thông tư số 08/2010/TT-BGDĐT ngày 01/03/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về sử dụng phần mềm tự do mã nguồn mở trong các cơ sở giáo dục.

Chỉ thi 40 của Bộ Giáo dục và đào tạo về việc phát động phong trào thi đua “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, với mục đích xây dựng môi trường thân thiện và hiệu quả thì CNTT đóng vai trò nhất định trong việc xây dựng trường học thân thiện và học sinh tích cực qua việc hỗ trợ một môi trường học tập phong phú, sống động và cuốn hút.

Ngày 13/02/2012, Thứ trưởng Bộ GDĐT Bùi Văn Ga đã ký Quyết định số 558/QĐ-BGDĐT về việc triển khai sử dụng thống nhất hệ thống phần

mềm quản lý trường học trong các trường phổ thông. Trong đó bắt buộc phải sử dụng hệ thống VEMIS gồm 7 phân hệ: QL học sinh; QL thư viện; QL thiết bị; QL nhân sự; QL giảng dạy; QL tài chính, tài sản; Giám sát, đánh giá.

Kết luận chương 1

CNTT ngày càng có nhiều ứng dụng trong mọi lĩnh vực và trong lĩnh vực giáo dục có không ít những ứng dụng quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng dạy học cũng như quản lý giáo dục với vai trò là công cụ hữu hiệu cho mọi công việc.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục là một trong những vấn đề mà ngành giáo dục và đào tạo đang rất quan tâm, thể hiện có rất nhiều văn bản chỉ đạo liên quan và cả những phần mềm được thiết kế, lập trình từ sự chỉ đạo của Bộ GDĐT. Chính vì sự quan tâm này mà việc ứng dụng CNTT trong QLGD ngày càng được tốt hơn. Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều đề tài nghiên cứu ứng dụng trong ngành giáo dục từ cấp Mầm non,Tiểu học,THCS,THPT cho đến Cao đẳng, Đại học. Tuy nhiên, thực trạng về cơ sở vật chất, trình độ ứng dụng các phần mềm có sẵn vào từng công việc của đội ngũ CBQL, GV trong từng công việc của mình còn hạn chế.

Với những nội dung trên, việc nghiên cứu tìm ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý của các TTGDTX TP.HCM là nội dung cần thiết để quan tâm nghiên cứu.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CNTT Ở CÁC TTGDTX, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên và xã hội của thành phố Hồ Chí Minh

2.1.1. Điêu kiện tự nhiên

Hình 2.1 Bản đồ vị trí địa lý Thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh có tọa độ 10°10' – 10°38' Bắc và 106°22' – 106°54' Đông, phía bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Nằm ở miền Nam Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh cách Hà Nội 1.730 km theo đường bộ, trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 50 km theo đường chim bay. Với vị trí tâm điểm của khu vực Đông Nam Á, Thành phố Hồ Chí Minh là một đầu mối giao thông quan trọng về cả đường bộ, đường thủy và đường không, nối liền các tỉnh trong vùng và còn là một cửa ngõ quốc tế.Thành phố Hồ Chí Minh gồm có bốn điểm cực: Cực Bắc là xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi.Cực Tây

là xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi.Cực Nam là xã Long Hòa, huyện Cần Giờ.Cực Đông là xã Thạnh An, huyện Cần Giờ.

Bảng 2.1 Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc Thành phố

Tên Diện tích (km²) Dân số (người) Quận 1 8 187.435 Quận 2 50 140.621 Quận 3 5 188.945 Quận 4 4 183.261 Quận 5 4 174.154 Quận 6 7 253.474 Quận 7 36 274.828 Quận 8 19 418.961 Quận 9 114 263.486 Quận 10 6 232.450 Quận 11 5 232.536 Quận 12 53 427.083 Tên Diện tích (km²) Dân số (người) Q.Thủ Đức 48 455.899 Q.Tân Phú 16 407.924 Q.Tân Bình 22 430.436 Q.Phú Nhuận 5 175.175 Q.Gò Vấp 20 548.145 Q.Bình Thạnh 21 470.054 Q.Bình Tân 52 595.335 H.Bình Chánh 253 447.291 H.Cần Giờ 704 70.697 H.Củ Chi 435 355.822 H.Hóc Môn 109 358.640 HNhà Bè 100 103.793

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý ứng dụng công nghệ thông tin ở các trung tâm giáo dục thường xuyên thành phố Hồ Chí Minh (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w