III. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KLM LOGISTICS TRONG THỜI GIA
Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển dịch vụ tại công ty KLM logistics
3.1 Cơ hội và thách thức của Công ty TNHH tiếp vận Vinafco trên thị trường dịch vụ logistics Việt Nam
dịch vụ logistics Việt Nam
3.1.1 Cơ hội
• Nền kinh tế đang hồi phục và phát triển
Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất châu Á. Mặc dù trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vào thời điểm cuối năm 2008, nhưng hiện nay, có rất nhiều nhận định cho rằng nền kinh tế Việt Nam hiện đang tốt dần lên. Trong liền 2 năm 2012-2013,Việt Nam đều có thăng dư thương mại.Tuy nhiên kinh tế vẫn chưa thực sự ổn định,vẫn bị nhiều chuyên gia đánh giá là trì trệ.Điều này khiến cho các nhà xuất nhập khẩu phải chật vật để tồn tại bằng cách quản lý chặt chi phí, gom hàng, và thay đổi các phương thức vận chuyển.Chính trong lúc này thì nhu cầu thuê ngoài tăng lên và mang lại cơ hội cho các doanh nghiệp logistics.
Đồng thời,đầu tư toàn xã hội tăng là một nhân tố kích thích thị trường logistics phát triển mạnh. Đầu tư toàn xã hội ở đây bao gồm đầu tư dân doanh và đầu tư nước ngoài đều tăng.Tăng trưởng GDP năm 2013 của Việt Nam là 5,4%, thêm vào đó là dòng vốn FDI vẫn tiếp tục được đầu tư vào Việt Nam.Theo số liệu Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) chính thức công bố, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cấp mới và tăng thêm năm 2013 là 22,35 tỷ USD, tăng 35,9% so với cùng kỳ năm 2012.Sự gia tăng này làm tăng nhu cầu đối với dịch vụ logistics đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất, xuất nhập khẩu và phân phối
Trong những năm qua, quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta ngày càng được mở rộng. Hiện nước ta có quan hệ với hơn 200 nước trong các vùng lãnh thổ và tham gia tích cực vào các diễn đàn, hiệp hội, các tổ chức quốc tế như ASEAN, ASEM, APEC, WTO… Mối quan hệ với các nước được củng cố, mở rộng sẽ tạo ra nhiều cơ hội giao thương với nước ngoài. Một khi thị trường rộng mở, số lượng các công ty đa quốc gia và nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sẽ tăng lên nhanh chóng, mở ra nhu cầu rất lớn về dịch vụ logistics bên thứ ba. Bởi lẽ, các công ty này đánh giá khá cao vai trò của hoạt động logistics, họ cho rằng các hoạt động logistics sẽ giúp họ giảm được chi phí, nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, mở rộng thị trường. N0hư vậy, họ sẽ có xu hướng sử dụng các dịch vụ logistics bên ngoài.
Như vậy có thể thấy nền kinh tế Việt Nam đang mở rộng ra nhiều cơ hội và triển vọng phát triển cho nhiều ngành sản xuất cũng như ngành dịch vụ trong đó có dịch vụ logistics.
• Cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng nâng cấp
Với điều kiện địa lý tự nhiên phù hợp để có thể triển khai hoạt động dịch vụ logistics thì yếu tố cơ sở hạ tầng cũng là điều rất quan trọng.Chính phủ đã hoạch định việc xây dựng cơ sở hạ tầng theo xu hướng hiện đại hóa,đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế theo định huớng công nghiệp hóa,hiện đại hóa.
Việt Nam với đường bờ biển trải dài từ Bắc tới Nam,với vùng biển Đông rộng lớn là điều kiện vô cùng thuận lợi để phát triển kinh tế biển và các hoạt động vận tải biển.Hiện nay, vận chuyển đường biển chiếm khoảng 80% nhu cầu vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam.Hiện nay Chính phủ đang xây dựng một hệ thống cảng biểnnước sâu cho tàu container cập cảng ở các vùng trọng điểm kinh tế:Lạch Huyền tại Hải Phòng; và các khu phức hợp cảng biển Cái Mép và Bến Đình tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu .Ngoài ra, các cảng quốc gia cũng được xây dựng mới hoặc đầu tư nâng cấp như cảng Dung Quất, Hải Phòng, Cửa Lò, Quy Nhơn…
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng có những kế hoạch xây dựng và nâng cấp các sân bay để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường hàng không dân dụng. Trong 18 sân bay dân dụng, có 3 sân bay quốc tế gồm Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng. Hệ thống các sân bay vệ tinh cho sân bay quốc tế này bao gồm sân bay Cát Bi, Nà Sản, Mường Thanh, Vinh, Phú Bài, Đồng Hới, Vũng Tàu… Các sân bay quốc tế đang được nâng cấp và mở rộng.các lọai máy bay hiện đại như Boeing 767, 777; Airbus 320-321, ATR 72 được đưa vào sử dụng.
Hàng loạt dự án nâng cấp hạ tầng đường sắt Việt Nam đã bắt đầu được triển khai thi công từ năm 2008.Các dự án nổi bật như :khôi phục, cải tạo cầu Long Biên trong 5 năm với 150 triệu Euro vốn đầu tư; nâng cấp cải tạo tuyến đường sắt Yên Viên – Lào Cai với tổng mức đầu tư 2.571 tỷ đồng từ nguồn vốn vay của ADB, đang được tiến hành; khoảng 900 tỷ đồng đầu tư cho tuyến đường sắt từ cảng Chùa Vẽ về dến nhà máy DAP Đình Vũ - Hải Phòng. Các dự án này nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải, góp phần giải quyết bài toán lưu thông hàng hoá, hành khách trên cả nước.
Với hệ thống cơ sở hạ tầng đang từng ngày được nâng cấp và mở rộng,KLM Logistics sẽ có cơ hội mở rộng mạng lưới vận tải trên khắp Việt Nam và vươn ra thế giới, từ đó sẽ cung cấp cho khách hàng dịch vụ logistics với chất lượng cao hơn.
• Hệ thống pháp luật đang trên đà hoàn thiện
Hiện nay,Luật Thương mại Việt Nam 2005 đề cập đến dịch vụ logistics và các hệ thống pháp luật liên quan như Luật Hàng hải,Luật Hải quan,Luật Bảo hiểm,Luật Đầu tư,Luật Giao thông đường bộ… cũng có những quy định khá đầy đủ.các bộ chuyên ngành còn có các văn bản dưới luật như Pháp lệnh, Quy định, Quy chế, Nghị định…liên quan bổ sung hướng dẫn thi hành như Nghị định của Chính phủ số 140/2007/NĐ-CP ngày 05/09/2007 – Quy định chi tiết Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics; Nghị định 125/NĐ-CP quy định về vận tải đa phương thức; Nghị định số 10/2001/NĐ-CP ngày 19/03/2001 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ hàng hải. Những văn bản trên đã phần nào thể hiện sự cố gắng của chính phủ Việt Nam trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật trong nước.
• Nguồn nhân lực phục vụ logistics dồi dào
Hiện này ở Việt Nam có khỏang 1000 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics.The VIFFAS,số nhân viên trong các công ty thuộc Hiệp hội là khỏang 3000 người,ngòai ra còn khỏang 6000 người thực hiện giao nhận vận tải bán chuyên nghiệp
• Sự phát triển của Internet và công nghệ thông tin
Sự phát triển cộng nghệ thông tin,thương mại điện tử có ý nghĩa cô cùng quan trọng đối với dịch vụ logistic.Hiện nay hai lĩnh vực trên đang có tốc độ phát triển rất nhanh ở Việt Nam.Các doanh nghiệp đang dần áp dụng công nghệ để phục vụ sản xuất kinh doanh,góp phần đem lại hiệu quả kinh tế cao.Một số doanh nghiệp đã bước đầu áp dụng thương mại điện tử trong các lĩnh vực như marketing, giao nhận vận tải hàng hoá, bảo hiểm, thanh toán… Công nghệ ngày cnàg phát triển sẽ giúp các doanh nghịêp tiếp cận dễ dàng hơn và có thể áp dụng được vào trong hoạt động logistics của mình.