Thăm dò sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh trung học cơ sở ở thành phố Sóc Trăng (Trang 82)

8. Cấu trúc của luận văn

3.3.Thăm dò sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất

3.3.1. Khái quát về thăm dò

3.3.1.1. Mục tiêu thăm dò

Thăm dò dư luận thực chất là hình thức trưng cầu ý kiến về sự cần thiết và tính khả thi của một số giải pháp quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh Trung học cơ sở. Vì thế, qua thăm dò dư luận sẽ cung cấp những dữ liệu đáng tin cậy, phản ánh, nhận định tình hình và thu thập được nhiều ý tưởng mới trong công tác quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh, phù hợp với yêu cầu và đáp ứng tình hình thực tiễn đặt ra ở địa bàn Thành phố Sóc Trăng trong thời gian tới.

3.3.1.2. Nội dung thăm dò

Giải pháp 1: Đổi mới kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh Trung học cơ sở

Giải pháp 2: Đổi mới cách thức tổ chức quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh Trung học cơ sở

Giải pháp 3: Đổi mới việc chỉ đạo thực hiện quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh Trung học cơ sở

Giải pháp 4: Đổi mới cách kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh Trung học cơ sở

Phỏng vấn ý kiến của giáo viên dạy môn Giáo dục Công dân, giáo viên Tổng phụ trách Đội, phụ huynh học sinh Trung học cơ sở, lãnh đạo quản lý có liên quan đến công tác giáo dục pháp luật cho học sinh Trung học cơ sở

Điều tra bằng phiếu hỏi để trưng cầu ý kiến của giáo viên dạy môn Giáo dục Công dân, giáo viên Tổng phụ trách Đội, phụ huynh học sinh Trung học cơ sở, lãnh đạo quản lý có liên quan đến công tác giáo dục pháp luật cho học sinh Trung học cơ sở

Xin ý kiến chuyên gia thông qua hình thức đàm thoại để tổng hợp những suy nghĩ, đánh giá của những người có nhiều kinh nghiệm chuyên làm công tác giáo dục pháp luật cho học sinh để xem xét, rút ra kết luận tốt nhất cho vấn đề nghiên cứu.

Phương pháp thực nghiệm tác động sư phạm (chỉ sử dụng một vài biện pháp thực nghiệm tác động sư phạm) như: đưa tình huống có liên quan đến quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh Trung học cơ sở để giáo viên dạy môn giáo dục Công dân, giáo viên Tổng phụ trách Đội suy nghĩ và giải quyết; thảo luận và tìm giải pháp xử lý hiệu quả tình hình bạo lực học đường, học sinh Trung học cơ sở vi phạm Luật Giao thông, ...

3.3.1.4. Đối tượng thăm dò

Học sinh các trường trung học cơ sở Giáo viên dạy môn Giáo dục Công dân Giáo viên Tổng phụ trách Đội

Phụ huynh học sinh Trung học cơ sở

Lãnh đạo quản lý có liên quan đến công tác giáo dục pháp luật cho học sinh Trung học cơ sở

Một số chuyên gia đã và đang nghiên cứu về quản lý công tác giáo dục pháp luật.

3.3.2. Kết quả thăm dò

3.3.2.1. Tính cần thiết

Có 108 phiếu thăm dò ý kiến các đối tượng có liên quan về tính cần thiết của 04 giải pháp quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh trung học cơ sở ở thành phố Sóc Trăng trong thời gian tới. Kết quả được thể hiện sau đây:

Bảng 3.1. Kết quả thăm dò tính cần thiết của các giải pháp Giải pháp đề xuất Mức độ cần thiết, % Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết

1. Đổi mới kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh Trung học cơ sở

87.3 12.7 0 0

2. Đổi mới cách tổ chức quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh Trung học cơ sở

89.8 10.2 0 0

3. Đổi mới việc chỉ đạo thực hiện quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh Trung học cơ sở

86.9 13.1 0 0

4. Tăng cường kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh Trung học cơ sở

84 16 0 0

Kết quả cuộc thăm dò dư luận cho thấy, cả 04 giải pháp đều đạt từ 84% trở lên ý kiến thống nhất ở mức độ rất cần thiết, góp phần thiết thực vào quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh Trung học cơ sở ở Thành phố Sóc Trăngtrong thời gian tới.

3.3.2.2. Tính khả thi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có 108 phiếu thăm dò ý kiến các đối tượng có liên quan về tính khả thi của 04 giải pháp quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh trung học cơ sở ở thành phố Sóc Trăng trong thời gian tới. Kết quả được thể hiện sau đây:

Giải pháp đề xuất Mức độ khả thi, % Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Không khả thi

1. Đổi mới kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh Trung học cơ sở

82.4 17.6 0 0 2. Đổi mới cách tổ chức quản lý hoạt

động giáo dục pháp luật cho học sinh Trung học cơ sở

78.7 21.3 0 0 3. Đổi mới việc chỉ đạo thực hiện quản lý

hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh Trung học cơ sở

85.2 14.8 0 0 4. Tăng cường kiểm tra, đánh giá việc

thực hiện quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh Trung học cơ sở

80.6 19.4 0 0

Giải pháp 1: Đổi mới kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh Trung học cơ sở để nghiên cứu, đánh giá thực trạng, hoạch định kế hoạch chiến lược để tham mưu với cấp trên, xác định nội dung, đối tượng, hình thức thực hiện, đề ra chỉ tiêu phấn đấu, tìm nguồn lực hỗ trợ, phân công trách nhiệm, phát huy tính linh hoạt trong xử lý các vấn đề thuộc thẩm quyền để hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh mang lại hiệu quả hơn trong thời gian tới.

Giải pháp 2: Đổi mới cách thức tổ chức quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh Trung học cơ sở. Để các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước đi vào đời sống của những công dân trẻ tuổi là học sinh, thì công tác quản lý các cấp cần cụ thể hóa nội dung mang tính phù hợp với trình độ nhận thức của đối tượng, có cơ chế phân công, phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các cấp, các ngành,

đặc biệt là cán bộ lãnh đạo đầu ngành xây dựng, triển khai và thực hiện chương trình, kế hoạch hành động, tăng cường năng lực điều phối liên ngành, tạo môi trường thuận lợi để phát huy tính chủ động, sáng tạo, phát hiện và nhân rộng các mô hình mới cách làm hay ở các đơn vị, cơ sở trường học. Cần đổi mới cơ chế quản lý phù hợp từ khâu xây dựng, tổ chức thực hiện, đánh giá, nghiệm thu các kết quả quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh.

Giải pháp 3: Đổi mới việc chỉ đạo thực hiện quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh Trung học cơ sở. Rà soát, hoàn chỉnh quy chế làm việc của Ban chỉ đạo cấp Thành phố nhằm tránh những chồng chéo, trùng lắp trong chức năng, nhiệm vụ, tăng cường sự lãnh đạo của các ủy Đảng và quản lý, điều hành của các cấp chính quyền; thực hiện đúng vai trò, trách nhiệm của từng cấp quản lý trong việc thực hiện nhiệm vụ được phân công. Đồng thời chỉ đạo các cơ quan tham mưu cải tiến nội dung, hình thức, phương pháp chỉ đạo. Sơ kết, tổng kết làm rõ hơn phương thức chỉ đạo việc thực hiện quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh trong giai đoạn hiện nay.

Giải pháp 4: Tăng cường kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh Trung học cơ sở. Bám sát mục tiêu đã xác định, đổi mới nội dung, phương pháp kiểm tra, đánh giá theo hướng tích cực, chủ động, sáng tạo, tạo niềm tin, năng lực từ cán bộ quản lý các cấp đến tính tích cực của học sinh. Đánh giá phải đổi mới theo hướng khuyến khích khả năng vận dụng linh hoạt các kiến thức, kỹ năng đã tích lũy, đã học vào công việc chuyên môn, vào xử lý những tình huống thực tế, những vấn đề nóng hổi của đời sống cá nhân, gia đình và cộng đồng.

Sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước là nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn hiện nay. Vì thế, cần thiết phải đề ra các giải pháp tăng cường quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh trung học cơ sở hiểu và thực hiện tốt trách nhiệm của người công dân, giáo dục lòng yêu nước, giáo dục đạo đức và nhân văn, lịch sử dân tộc và bản sắc văn hoá dân tộc, ý chí vươn lên vì tương lai của bản thân và tiền đồ của đất nước. Những định hướng trên đã đặt mục tiêu giáo dục học inh trung học cơ sở là phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất cho học sinh là một nội dung cấp thiết, cụ thể, có kế hoạch, có biện pháp, được tổ chức toàn diện, được phối hợp đồng bộ và chặt chẽ nhằm xây dựng những con người và thế hệ thiết tha, gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại, phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân làm chủ tri thức và khoa học công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo và kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức và kỷ luật, có sức khoẻ, là những người kế thừa và xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “Hồng” vừa “Chuyên” như Chủ tịch Hồ Chí Minh hằng mong muốn.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

1.1. Về lý luận

Luận văn đã hệ thống và bổ sung thêm một số cơ sở lý luận về quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh trung học cơ sở.

Bên cạnh việc làm rõ các khái niệm co bản về quản lý công tác giáo dục páp luật cho học sinh trung học cơ sở, luận văn khẳng định vai trò quan trọng và mang tính cấp bách trong quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh trung học cơ sở hiện nay ở thành phố Sóc Trăng.

Luận văn đã trình bày được vị trí, vai trò của công tác giáo dục pháp luật cho học sinh trung học cơ sở gắn liền với công tác giáo dục đạo đức, lối sống, giá trị của cuộc sống và những chuẩn mực đạo đức xã hội cần phải được bảo tồn và phát huy những cái hay, cái đẹp của bản sắc văn hóa dân tộc.

Luận văn đã phân tích những nội dung chủ yếu, chức năng quản lý của các cấp lãnh đạo, công tác thực hiện nhiệm vụ trong giáo dục pháp luật cho học sinh trung học cơ sở: công tác lập kế hoạch; củng cố bộ máy tổ chức, mạng lưới báo cáo viên, tuyên truyề viên pháp luật; công tác chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá … là cơ sở của việc đề xuất giải pháp.

1.2. Về thực tiễn

Trên cơ sở các lý luận, đề tài đã đánh giá một cách có khoa học thực trạng quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh trung học cơ sở ở thành phố Sóc Trăng, qua đó nhìn nhận một cách khách quan những mặt mạnh và hạn chế về quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh trung học cơ sở hiện nay.

1.3. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận văn đã đề xuất 4 giải pháp quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh trung học cơ sở ở thành phố Sóc Trăng

Giải pháp đổi mới kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh Trung học cơ sở;

Giải pháp đổi mới cách thức tổ chức quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh Trung học cơ sở;

Giải pháp đổi mới việc chỉ đạo thực hiện quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh Trung học cơ sở;

Tăng cường kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh Trung học cơ sở.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, các giải pháp trên đều được đánh giá tính cần thiết và tính khả thi cao, đáp ứng yêu cầu quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh trung học cơ sở ở thành phố Sóc Trăng trong thời gian tới. Các giải pháp có tính bổ trợ và có mối liên hệ mật thiết với nhau, việc phối hợp đồng bộ các giải pháp trên sẽ làm tăng hiệu quả quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh trung học cơ sở ở thành phố Sóc Trăng trong thời gian tới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Kiến nghị

* Đối với các cơ quan chức năng cấp Trung ương

Tăng cường chỉ đạo bằng văn bản mang tính thực tiễn, sâu sát với đặc điểm tình hình của vùng, miền, địa phương;

Dành tỷ lệ ngân sách thỏa đáng để cung cấp tài liệu và hỗ trợ các phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác giáo dục phạp luật;

Sớm thành lập và đi vào hoạt động của Tòa Án Người chưa thành niên để đảm bảo sự thống nhất về mặt chính sách đối với người chưa thành niên đã được quy định;

Tạo cơ chế giải quyết các vụ án do thiếu niên vi phạm pháp luật từ khâu điều tra, xét xử, thi hành án, tới việc tái hòa nhập cộng đồng.

* Đối với các các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương

Tăng cường vai trò lãnh đạo đối với các cơ quan tham mưu, các trường học thông qua việc xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể;

Đưa vào các chỉ tiêu thi đua hàng năm gắn với việc xét cơ quan văn hóa, gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa…;

Ban hành và thực hiện nghiêm túc quy chế hoạt động của báo cáo viên, tuyên truyền viên (cụ thể là ở mỗi đơn vị trường học) một cách cụ thể;

Cung cấp kịp thời các văn bản pháp luật mới, hướng dẫn thi hành văn bản ... cho báo cáo viên, tuyên truyền viên;

Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đội ngũ giáo viên, đặc biệt là các giáo viên giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân.

* Đối với các ban, ngành, đoàn thể

Lập kế hoạch triển khai, tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật cho học sinh theo hệ thống;

Phối hợp và hỗ trợ nhà trường tổ chức tuyên truyền giáo dục pháp luật cho học sinh ngay từ đầu mỗi năm học;

Sơ kết, tổng kết, đáng giá, rút kinh nghiệm trong công tác phối hợp triển khai, tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật cho học sinh.

* Đối với các cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các trường học

Xây dựng kế hoạch chỉ đạo, quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh kịp thời.

Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện đối với công việc của Ban Giáo dục pháp luật của nhà trường;

Cán bộ chủ chốt của nhà trường phải được cập nhật các văn bản pháp luật mới được công bố hoặc thông qua một cách đầy đủ;

Chủ động đề xuất công tác phối hợp với các ban ngành, đoàn thể ở địa phương để cùng tổ chức tuyên truyền giáo dục pháp luật cho học sinh;

Tìm phương thức mới, hình thức tuyên truyền mới để giáo dục pháp luật cho học sinh có hiệu quả nhất, chú trọng việc nêu gương và điển hình;

Đầu tư các phương tiện, tài liệu, trang thiết bị và kinh phí cho các hoạt động tuyên truyền giáo dục pháp luật cho học sinh trong nhà trường;

Cần có những biện pháp tích cực trong việc ngăn ngừa và đồng thời có sự phối hợp xử lý đối với các trường hợp vi phạm nội qui nhà trường;

Cần quan tâm đến việc xây dựng trường học có một môi trường sư phạm

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh trung học cơ sở ở thành phố Sóc Trăng (Trang 82)