Thực trạng công tác giáo dục pháp luật

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh trung học cơ sở ở thành phố Sóc Trăng (Trang 39)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2. Thực trạng công tác giáo dục pháp luật

2.2.1. Tình hình thực hiện nhiệm vụ dạy và học môn Giáo dục công dân và công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường Trung học cơ sở

2.2.1.1. Tình hình thực hiện và phối hợp thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh Trung học cơ sở

Thực hiện nhiệm vụ dạy môn Giáo dục công dân: Ở Trung học cơ sở, môn Giáo dục công dân được dạy ở cả 4 khối lớp (từ lớp 6 - đến lớp 9) với thời lượng 35 tiết / khối lớp, với hai mạch nội dung: công dân với đạo đức và công dân với pháp luật. Mỗi mạch nội dung được chia thành từng chủ đề, được sắp xếp theo nguyên tắc phát triển từ thấp đến cao phù hợp với sự phát triển của lứa tuổi về nhận thức cũng như yêu cầu tu dưỡng, rèn luyện của học sinh từng giai đoạn. Đa số giáo viên giảng dạy có tâm huyết, nhiệt tình, chịu khó tìm tòi, học hỏi đồng nghiệp, nghiên cứu sách, báo, tài liệu, tình hình thực tiễn ở địa phương, các kênh thông tin ... nhằm làm phong phú thêm nội dung bài giảng, làm cho tiết học thêm sinh động, hấp dẫn.

Trường đã tổ chức thực hiện giảng dạy môn giáo dục công dân đầy đủ theo đúng quy định của chương trình, có lồng ghép giáo dục pháp luật vào bộ môn.

Những hoạt động của giáo viên chủ nhiệm trong năm học: Thực hiện các loại sổ sách theo quy định của ngành: sổ liên lạc, sổ chủ nhiệm, sổ theo dõi đạo đức học sinh …; Tổ chức sinh hoạt lớp cuối tuần, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, xây dựng kế hoạch chủ nhiệm, kế hoạch thi đua …; Kết hợp chặt chẽ với Cha mẹ học sinh, chủ động phối hợp với các giáo viên bộ môn, với Chi đoàn Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Đội thiếu niên

tiền phong Hồ Chí Minh và các ban, ngành, đoàn thể địa phương trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh; Nhận xét, đánh giá, xếp loại Hạnh kiểm và Học lực cho học sinh, đề nghị khen thưởng và kỷ luật học sinh.

Sự tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh của các giáo viên bộ môn: đầu năm học, Ban giám hiệu nhà trường đã quán triệt trên Hội đồng giáo viên là trách nhiệm giáo dục đạo đức cho học sinh là nhiệm vụ của mọi thành viên trong nhà trường, là một quá trình thường xuyên, liên tục, diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi. Một giờ dạy trên lớp không chỉ đơn thuần là truyền thụ kiến thức khoa học cho học sinh, mà còn giáo dục cho các em những hành vi, cử chỉ, tình cảm, nhân sinh quan, thế giới quan khoa học. Giáo viên bộ môn có chú ý liên hệ giáo dục đạo đức học sinh thông qua bài học, tiết học. Thường xuyên nhắc nhở, uốn nắn những sai phạm của học sinh trong giờ học.

Chất lượng đạo đức, nếp sống của học sinh: Đa số học sinh có đạo đức tốt, biết nghe lời cha mẹ, thầy cô, nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của lớp, nội quy của trường, biết sống tốt và sống đẹp. Phần lớn các em có được những hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức, từng buớc hình thành thái độ tự trọng, tự tin vào khả năng của bản thân, có trách nhiệm với hành động của mình, yêu thương, tôn trọng con người, mong muốn đem lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người.

Thống kê xếp loại hạnh kiểm của học sinh trong năm học 2011 - 2012 Khối TSHS Tốt Khá TB Yếu Kém SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% 6 1.357 1.062 78.26 261 19.23 34 2.51 / / / / 7 1.022 764 74.76 225 22.02 33 3.23 / / / / 8 1.211 883 72.91 262 21.64 64 5.28 2 0.17 / /

9 1.097 848 77.30 223 20.33 26 2.37 / / / /

TC 4.687 3.557 75.89 971 20.72 157 3.35 2 0.04 / /

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số học sinh có biểu hiện chán nản, không thích học, thường xuyên gây mất trật tự trong lớp, nói tục, vô lễ với thầy cô, nói dối thầy cô và bạn bè, giao lưu với đối tượng xấu bên ngoài, gây mất trật tự ... việc dạy và học môn giáo dục công dân ở trường còn nhiều khó khăn, bất cập nên hiệu quả giáo dục của môn học còn thấp, số học sinh dưới trung bình còn cao, nhiều giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh vẫn xem đây là môn học phụ.

Trường chỉ có một giáo viên dạy Giáo dục công dân, giáo viên này chưa được đào tạo chuyên về môn Giáo dục công dân mà chỉ là đào tạo ghép: Địa – Giáo dục công dân, nên có nhiều khó khăn, lúng túng về phương pháp, về soạn giảng và nghiên cứu, rút kinh nghiệm giờ dạy, một số giáo viên quá gò bó, đơn điệu khi gán ghép liên hệ giáo dục đạo đức thông qua bài học.. Bên cạnh đó, trang thiết bị dạy học, các điều kiện khác phục vụ dạy học còn thiếu thốn, lạc hậu, gây khó khăn cho việc đổi mới dạy học, thông tin chưa kịp thời với cha mẹ một số học sinh có đạo đức yếu kém do cha mẹ lo đi làm ăn, buôn bán … nên giáo viên chủ nhiệm không thể đến được gia đình để phối hợp giáo dục, giáo viên chủ nhiệm rất nặng trong công tác chuyên môn.

Bảng 2.2. Kết quả học tập xếp loại học lực của học sinh trong năm học 2011 - 2012

Khối TSHS Giỏi Khá TB Yếu Kém SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% 6 1.357 308 22.70 371 27.34 514 37.88 158 11.64 6 0.44 7 1.022 210 20.55 299 29.26 410 40.12 102 9.98 1 0.10 8 1.211 278 22.96 319 26.34 492 40.63 120 9.91 2 0.17 9 1.097 207 18.87 321 29.26 541 49.31 27 2.46 1 0.09 TC 4.687 1.003 21.40 1.310 27.95 1.957 41.75 407 8.68 10 0.21

Những mặt tiêu cực của đời sống xã hội đã làm không ít em học sinh sa ngã, vi phạm pháp luật, đây là những hạn chế, tồn tại của các cấp chính quyền địa phương, trong đó có thầy cô giáo và các nhà quản lý giáo dục. Với thực tế này, vấn đề giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh trung học cơ sở là vô cùng quan trọng, giáo dục các em có nhận thức đúng đắn, sống có lý tưởng, có hoài bão về một tương lai tốt đẹp là trách nhiệm của toàn xã hội, trong đó có một phần trọng trách lớn thuộc về nhà trường.

2.2.1.2. Phổ biến pháp luật trong nhà trường thông qua các hoạt động giáo dục ngoại khóa, giáo dục ngoài giờ lên lớp

Song song với việc đưa nội dung kiến thức pháp luật vào chương trình giáo dục chính khóa qua các môn học, hoạt động phổ biến pháp luật cho học sinh thông qua các buổi sinh hoạt ngoại khóa, sinh hoạt đoàn thể, hoạt động ngoài giờ lên lớp thường xuyên được triển khai trong các trường học.

Các nội dung pháp luật được phổ biến trong các trường học thường gắn với giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục nhân cách học sinh tập trung vào các lĩnh vực như: giáo dục về quyền trẻ em, bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, bảo vệ môi trường, chấp hành luật giao thông, phòng chống ma túy, phòng chống HIV/AIDS, tội phạm và các tệ nạn xã hội trong học đường, giáo dục giới tính và kỹ năng sống, bình đẳng giới, phòng chống bạo lực học đường ...

Bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi và nhận thức của người học như: lồng ghép các nội dung pháp luật vào các hoạt động như sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp, sinh hoạt Đội theo chủ đề pháp luật, nghe nói chuyên về pháp luật; tổ chức tham dự phiên tòa xét xử các vụ án vị thành niên phạm tội, học tập nội quy, quy chế nhà trường; tổ chức các trò chơi thi tìm hiểu pháp luật, đố vui pháp luật, viết, vẽ theo các chủ đề chấp hành pháp luật, diễn kịch; ... đã tạo ra một sân chơi lành mạnh mang tính giáo dục cao, thu hút đông đảo học sinh tham gia.

Nhà trường tổ chức cho học sinh lao động hàng tuần, thu dọn vệ sinh môi trường, cải tạo cảnh quang sư phạm. Thông qua các buổi lao động giáo dục cho học sinh tinh thần kỷ luật, biết thương yêu và kính trọng người lao động.

Thông qua bộ môn Mỹ thuật giáo dục cho các em biết cảm nhận được cái đẹp chân chính.

Phải khẳng định việc phổ biến pháp luật thông qua các hoạt động giáo dục ngoại khóa là một trong những giải pháp hữu hiệu trong điều kiện đưa các nội dung giáo dục pháp luật vào chương trình giáo dục chính khóa gặp nhiều khó khăn, do việc phải bảo đảm chương trình, thời lượng học tập của học sinh, tránh hiện tượng nhồi nhét quá nhiều kiến thức vào nhà trường, gây quá tải cho học sinh. Thông qua hoạt động giáo dục ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp học sinh sẽ được tiếp thu kiến thức pháp luật một cách tự nhiên, sinh động với nhiều hình thức phù hợp, hấp dẫn tạo nên sân chơi lành mạnh thu hút được nhiều học sinh tham gia.

2.2.2. Tình hình vi phạm pháp luật và thực trạng nhận thức pháp luật của thiếu niên

2.2.2.1.Tình hình vi phạm pháp luật của thiếu niên

Theo báo cáo của ngành chức năng, năm 2012 toàn tỉnh Sóc Trăng có 46 thiếu niên trên địa bàn Thành phố bị xử lý với hành vi cố ý gây thương tích, trộm cắp, đánh bạc, cướp, hiếp dâm, cưỡng dâm và những vi phạm khác, có 19 thiếu niên có trình độ văn hóa Trung học cơ sở . Trong đó, ở Thành phố Sóc Trăng có 09 em vi phám pháp luật.

2.2.2.2. Thực trạng nhận thức pháp luật của thiếu niên

Học sinh cá biệt là học sinh hư về đạo đức, lười nhác học tập, ý thức tổ chức kỷ luật kém. Học sinh cá biệt được chia làm hai nhóm đối tượng cơ bản: quá thụ động và quá hiếu động dẫn đến bốc đồng. Các em nằm trong nhóm

quá thụ động gần như tự kỷ thì không thích học, không phát biểu, hạn chế trong quan hệ giao tiếp không chỉ với người thân, với thầy cô giáo mà cả với bạn bè, các em có biểu hiện sống khép kín, sống riêng với thế giới của mình, những em này có rất ít bạn, mà nếu có thì cũng đồng suy nghĩ và biểu hiện giống nhau, còn nếu không thì người bạn tri kỷ của các em là máy vi tính, các em có thể khai thác trên các lĩnh vực, tìm hiểu trên các kênh thông tin, … trong khi người thân của các em không có thời gian và điều kiện quan tâm, quản lý chặt chẽ, thông tin và hình ảnh trên mạng internet thì quá phức tạp, các game online thì quá hấp dẫn và cuốn hút các em vào thế giới ảo … . Các em nằm trong nhóm quá hiếu động dẫn đến bốc đồng thì không từ một thứ nào miễn thỏa mãn nhu cầu, bỏ ngoài tai những lời khuyên bảo của người thân và thầy cô giáo, thích chơi trội, ăn chơi, phá phách hơn là học hành tử tế, có học sinh được mệnh danh là Chí Phèo vì tính cách ngang bướng, hay cãi, chọc cười, gây rối trong lớp, thường các em rủ rê thành một nhóm trốn tiết, bỏ học, nói dối gia đình đi học phụ đạo, … nhưng thực chất các em mượn cớ để tụ tập hút thuốc, chơi game, đi hát karaoke, thậm chí vào vũ trường sử dụng thuốc lắc, sử dụng hàng đá, … kết quả học tập thất thường, sút kém, luôn xếp đội sổ, dẫn đến chán học, xu hướng chung là các em sống ích kỷ, tư lợi, sống thực dụng, thích hưởng thụ, bàng quan dẫn đến thiếu hiểu biết và chưa ý thức pháp luật. Cá biệt, có một bộ phận thiếu niên có biểu hiện mờ nhạt về lý tưởng, về tương lai của chính bản thân mình, xuống cấp về đạo đức, lối sống, gây ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình trật tự an toàn xã hội.

Học sinh cá biệt không nhiều, song trường nào cũng có, là lực cản rất lớn, thậm trí là thế lực đen đe dọa, khống chế những nhân tố tích cực dám đấu tranh bảo vệ lẽ phải ở trong lớp, trong trường. Tình trạng các em nghiện net, nghiện game ...

Trên thực tế, nhiều gia đình giàu có chiều con vô điều kiện, đáp ứng mọi nhu cầu của đứa trẻ, chỉ khiến trẻ biến thành một người ích kỷ, không biết chia sẻ, vô cảm với xung quanh. Ngày càng có nhiều trẻ em con nhà giàu nghiện game, bỏ nhà đi lang thang ... nguyên nhân đều do cha mẹ quá chiều chuộng, không kiểm soát, không biết con em mình hư từ trên mạng. Cha mẹ cứ thấy con đêm nào cũng ôm máy tính nghĩ là nó đang học, nó ngoan ngoãn lắm, làm sao họ biết lúc đó nó đang chat sex, xem những trang web đen hay chơi game bạo lực, game kích dục ... Tất cả những điều đó đều dẫn đến một hệ quả là đứa trẻ không những nghiện game mà còn nghiện cả sex. Cả hai thứ đó ở Việt Nam đều chưa có nơi nào điều trị, ngoài bệnh viện tâm thần. Những đứa trẻ này rất khó lấy lại cân bằng và càng khó trở lại là một đứa trẻ bình thường. Những em nghiện net, nghiện game thường lên mạng tìm kiếm thông tin về game bạo lực, game tình dục, chứ không chơi game giải trí thông thường. Những đứa trẻ lang thang trên mạng triền miên đều có vấn đề về tâm lý. Tại sao ngày càng nhiều trẻ em tự quay cảnh khoe hàng, tự rao bán mình trên mạng, bán dâm, thậm chí đổi tình dục lấy một lần cứu net? Chúng không phân biệt được giữa cái ảo và cái thực nữa, cứ nghĩ thực là ảo, ảo là thực, làm cho con người mê muội, dẫn đến hàng loạt những sai lầm, khó cứu vãn. Vì thế, phải giáo dục, định hướng, đừng để các em nghiện net rồi mới đi cai thì đã muộn, quan trọng nhất là phòng ngừa, phát hiện và can thiệp sớm, khó khăn sẽ được khắc phục khi người trở về được nhìn nhận bình đẳng, không định kiến. Những em đến tuổi lao động, cần tìm cho các em một cái nghề chính đáng.

Cùng với vai trò quan trọng của gia đình, thì đòi hỏi các thầy cô giáo phải có cái tâm và có nghệ thuật dạy nhóm học sinh cá biệt. Đừng nghĩ học sinh cá biệt, bộ mặt lúc nào cũng câng câng, bất cần đời là có trái tim đá, dưới vẻ mặt lạnh lùng, vô cảm là sự hụt hẫng tình thương. Phải là những thầy cô

giáo chủ nhiệm giàu kinh nghiệm, có cách đối nhân xử thế bao dung, vị tha, kiên nhẫn mới phá được lô cốt tưởng là bất khả xâm phạm, đem đến cho các em hơi ấm của tình người, để các em biết người tốt chung quanh ta, nhiều lắm!. Một lớp học, xuất phát điểm có nhiều Học sinh cá biệt, hết năm học xóa hết gánh nặng cho lớp, cho trường, cho gia đình, công lao của thầy, cô được đền đáp. Vinh quang của nghề dạy học là ở chỗ đó, xã hội đánh giá nghề dạy học nghề cao quý trong các nghề cao quý, nghề trồng người cũng vì lẽ đó.

Nếu thầy cô giáo dạy học sinh không vì tình thương và trách nhiệm, thì đến một ngày nào đó, các em bị đẩy ra khỏi môi trường sư phạm, thì các em sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ hơn từ xã hội, rất nhiều trẻ vị thành niên hư hỏng. Theo quan điểm của nhà trường, đuổi học là cách để giúp các em không tái phạm việc đánh nhau và tạo điều kiện cho các em có thời gian sửa đổi, rèn luyện đạo đức để trở lại học tập một năm sau đó. Nhưng ở một khía cạnh khá thực tế khác, đuổi học cũng là biện pháp nhằm không để học sinh bị kỷ luật gây ảnh hưởng xấu tới việc giảng dạy, tới các học sinh khác, ảnh hưởng cả quá trình giáo dục nói chung của nhà trường, hơn là tạo điều kiện cho bản thân học sinh đó được sửa đổi. Nhiều bậc cha mẹ lo lắng: Những em học sinh bị đuổi học sẽ đi về đâu? Liệu năm sau các em trở lại trường hay bỏ học luôn?

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh trung học cơ sở ở thành phố Sóc Trăng (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w