Thực trạng quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh trung

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh trung học cơ sở ở thành phố Sóc Trăng (Trang 48)

8. Cấu trúc của luận văn

2.3. Thực trạng quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh trung

học cơ sở ở thành phố Sóc Trăng trong thời gian qua

2.3.1. Khái quát về khảo sát thực trạng

2.3.1.1. Mục tiêu kháo sát

Thu thập số liệu, thông tin về việc ban hành kế hoạch, công tác tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá thực tế tình hình quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh Trung học cơ sở, những đề xuất, kiến nghị đến các cơ quan chức năng, nhu cầu bồi dưỡng nâng cao nhận thức, kỹ năng của giáo viên giảng dạy, của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền trong phổ biến giáo dục pháp luật trong và ngoài nhà trường, đáp ứng nhu cầu lĩnh hội tri thức mới, để làm tốt nhiệm vụ được phân công.

Qua công tác điều tra, khảo sát thực trạng quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh Trung học cơ sở, phân tích nguyên nhân, tìm ra các

yếu tố liên quan, vận dụng sơ sở lý luận quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh một cách phù hợp, để đề xuất một số giải pháp quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh Trung học cơ sở trong thời gian tới.

2.3.1.2. Nội dung khảo sát

Khảo sát về tiến trình lập kế hoạch chỉ đạo, tổ chức và thực hiện quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh, xác định mục tiêu, đề ra các chỉ tiêu thi đua, nội dung, phương pháp và cách thức tổ chức thưc hiện của các cấp quản lý.

Khảo sát về công tác tổ chức bộ máy, về thực trạng và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm để đáp ứng công tác giảng dạy; Trách nhiệm phối kết hợp, hỗ trợ của các ngành, các cấp tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong và ngoài nhà trường; Tổ chức, sắp xếp, tu sửa, trang điểm bộ mặt vật chất, khung cảnh của nhà trường làm sao cho toàn trường đều toát lên ý nghĩa thân thiện, có tính giáo dục đối với học sinh.

Khảo sát về quan điểm chỉ đạo, về nhận thức, sự quan tâm chỉ đạo trong quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh Trung học cơ sở của Ban giám hiệu, của giáo viên dạy môn Giáo dục công dân, giáo viên Tổng phụ trách đội, Hội đồng sư phạm nhà trường, phụ huynh học sinh, chính quyền địa phương và môi trường xã hội.

Khảo sát về kiểm tra, đánh giá quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh về nề nếp, trật tự, vệ sinh; dư luận tập thể, phong trào thi đua đúng thực chất; mối quan hệ giữa thầy với thầy, giữa thầy với trò, giữa học sinh với nhau; ...

2.3.1.3. Cách thức khảo sát

Trên cơ sở những kiến thức về tâm lý, giáo dục học và những quan điểm đường lối của Đảng, các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đánh giá xếp

loại, khen thưởng và kỷ luật học sinh. Phương pháp quan sát nhìn nhận lại thực trạng quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh của các trường Trung học cơ sở, đưa ra một số giải pháp về việc thực hiện công tác giáo dục đạo đức cho học sinh của trường trong giai đoạn hiện nay.

Trường đã tổ chức cho học sinh tham gia tích cực các hoạt động giáo dục ngoại khóa theo quy định, nhằm giáo dục các em làm theo 5 điều Bác Hồ dạy, trở thành con ngoan, trò giỏi, bạn tốt, công dân tốt, trở thành đoàn viên Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh .

Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh yêu nghề nghiệp, biết tự chọn được nghề nghiệp của mình. Giáo dục thẩm mỹ cho các em biết cảm nhận được cái đẹp chân chính.

Việc thiết kế bài giảng của giáo viên dạy Giáo dục công dân có thể hiện sâu nội dung của từng hoạt động, gây hứng thú cho học sinh, tổ chức thực hiện giảng dạy môn giáo dục công dân đầy đủ theo đúng quy định của chương trình, có lồng ghép giáo dục pháp luật vào bộ môn.

Trang thiết bị dạy học, các điều kiện khác phục vụ đổi mới phương pháp dạy học.

Hoạt động của giáo viên chủ nhiệm đối với công tác giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật trong nhà trường.

Công tác phối hợp chặt chẽ ba môi trường trong công tác giáo dục đạo đức học sinh, chủ động phối hợp với các giáo viên bộ môn, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh và đoàn thể trong công tác giáo dục đạo đức học sinh.

Sự tham gia giáo dục pháp luật cho học sinh, một giờ dạy trên lớp không chỉ đơn thuần là truyền thụ kiến thức khoa học cho học sinh mà còn giáo dục cho các em những hành vi, cử chỉ, tình cảm, nhân sinh quan, thế giới quan khoa học.

Hoạt động gắn liền nhà trường với thực tế đời sống địa phương, tổ chức thăm hỏi và tặng quà gia đình thương binh, liệt sĩ, bà mẹ Việt nam anh hùng nhằm giáo dục cho các em truyền thống anh hùng của dân tộc ta, tham gia cổ động về An toàn giao thông, phòng chống sốt xuất huyết, hiểm họa AIDS, ...

Đối với các nhà quản lý, với Hiệu trưởng làm tốt vai trò, trách nhiệm của người làm công tác quản lý, bên cạnh đó còn thực hiện tốt xã hội hóa giáo dục, đầu tư ngân sách để cải tạo cảnh quang sư phạm, tranh thủ sự quan tâm và kết hợp với chính quyền địa phương hạn chế tình trạng học sinh vi phạm pháp luật.

2.3.1.4. Đối tượng khảo sát

Khảo sát những người làm công tác quản lý có liên quan đến công tác giáo dục pháp luật cho học sinh các trường trung học cơ sở đóng trên địa bàn thành phố Sóc Trăng.

Khảo sát giáo viên dạy môn Giáo dục công dân, giáo viên Tổng phụ trách đội ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Sóc Trăng.

Khảo sát phụ huynh học sinh các trường trung học cơ sở đóng trên địa bàn thành phố Sóc Trăng.

Khảo sát học sinh trường trung học cơ sở đóng trên địa bàn thành phố Sóc Trăng.

2.3.2. Kết quả khảo sát thực trạng

2.3.2.1. Thực trạng tổ chức quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh trung học cơ sở

Cấp phường có 70 tuyên truyền viên cấp phường theo những tiêu chẩn quy định như: có phẩm chất đạo đức tốt, lập trường tư tưởng vững vàng, có uy tín trong công và khả năng truyền đạt, bên cạnh đó cần phải có trình độ, kinh nghiệm, độ từng trải nhất định nhằm bảo đảm chất lượng phổ biến giáo dục pháp luật và tạo được sự tin cậy của đối tượng tiếp nhận; có bằng tốt

nghiệp đại học luật và thời gian công tác trong lĩnh vực pháp luật ít nhất là 02 năm; trường hợp không có bằng tốt nghiệp đại học luật, nhưng có bằng tốt nghiệp đại học khác thì phải có thời gian công tác liên quan đến pháp luật ít nhất là 03 năm, hiện là cán bộ, công chức, viên chức và sỹ quan trong lực lượng vũ trang nhân dân kiêm nhiệm thực hiện hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật. Theo đó, người có uy tín, kiến thức, am hiểu về pháp luật được xem xét để công nhận là tuyên truyền viên pháp luật ở các phường hoặc được mời tham gia phổ biến giáo dục pháp luật ở cơ sở và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp phường quyết định công nhận tuyên truyền viên pháp luật.

10/10 phường đều xây dựng hộp thư nóng thường nhật ở các trường và các điểm lân cận trường học. Các hình thức phổ biến giáo dục pháp luật thông qua họp báo; phổ biến pháp luật trực tiếp; tư vấn, hướng dẫn tìm hiểu pháp luật; cung cấp thông tin đến các trường và người dân; pa-nô, áp-phích, tranh cổ động; niêm yết tại trụ sở, bảng tin của cơ quan, tổ chức, khu dân cư; thi tìm hiểu pháp luật; xét xử, xử lý vi phạm hành chính lưu động, công khai ra dân, hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý, hòa giải ở cơ sở; Lồng ghép trong hoạt động văn hóa, văn nghệ, sinh hoạt của tổ chức chính trị và các đoàn thể, câu lạc bộ, tủ sách pháp luật và các thiết chế văn hóa khác ở cơ sở; Thông qua chương trình giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân,... Biên soạn và phát hành 340 sách pháp luật phổ thông, 908 sách hướng dẫn pháp luật, 1.053 tờ gấp pháp luật, 154 băng đĩa, 800 bản tin pháp luật, 800 tài liệu pháp luật khác. Việc phổ biến pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng và loa truyền thanh cơ sở như: 250 báo viết, 50 báo hình, 2.200 báo nói, loa truyền thanh cơ sở 12 đài/ 526 loa/ 117 trạm FM - 70km. Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động hòa giải ở cơ sở như: thành lập 65 tổ hòa giải với 296 hòa giải viên đã tiến hành hòa giải thành 1.240 vụ.

Thi tìm hiểu pháp luật: tổ chức 40 cuộc thi viết, 47 hội thi với hình thức sân khấu hoá có trên 1.290 lượt tham gia. Ngoài ra, tổ chức hội nghị giới thiệu văn bản pháp luật, tổ chức các lớp tập huấn; Hội thảo, tọa đàm; Lễ hội văn hóa truyền thống; tư vấn pháp luật; trợ giúp pháp lý; phiên tòa xét xử lưu động; phát động các đợt cao điểm, tháng cao điểm trong việc thực hiện, chấp hành pháp luật. Hiện nay đang trong quá trình áp dụng hình thức thử nghiệm giải đáp pháp luật qua thư điện tử, thực hiện các buổi giao lưu trực tuyến qua mạng internet.

Thành lập Ban Chỉ đạo Phòng chống bạo lực học đường với 27 thành viên, cơ cấu thành viên gồm Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố làm Trưởng ban, phân công Công an, Phòng Giáo dục và Đào tạo và thành Đoàn Thành phố Sóc Trăng làm Phó ban, cơ cấu các cơ quan, ban, ngành có liên quan và Hiệu trưởng các trường, xây dựng hệ thống ở 10 phường và đến tận các khóm, thiết lập đường dây nóng.

Cấp Thành phố có 13 báo cáo viên cấp tỉnh, 12 báo cáo viên cấp Thành phố. Thành lập và thường xuyên củng cố thành viên và chất hượng hoạt động của Hội đồng gồm 11 thành viên tham mưu, phối hợp các ngành chức năng, các tổ chức Hội, đoàn thể tổ chức thực hiện kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật. Ngoài ra, tổ chức Hội đồng xét xử lưu động những vụ án nghiêm trọng do lứa tuổi thanh thiếu niên gây ra, khai thác tủ sách pháp luật, lồng ghép trong hoạt động văn hóa, văn nghệ, sinh hoạt của tổ chức chính trị và đoàn thể, câu lạc bộ và các thiết chế văn hóa khác ở cơ sở; quy định khuyến khích và có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tích cực tham gia, thực hiện phổ biến giáo dục pháp luật.

Tuy nhiên, thực trạng tổ chức quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh trung học cơ sở chưa chặt chẽ, còn gán ghép. Cơ cấu các thành viên đủ các chức danh, song hoạt động còn chạy theo sự vụ, sự việc, chưa được

phát huy đều tay, phân công trách nhiệm chưa rõ ràng và thường xuyên, nguồn lực báo cáo viên, tuyên truyền viên thiếu, đa số kiêm nhiệm, trình độ và kỹ năng tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, nhất là với đối tượng học sinh đôi khi còn hạn chế ...

2.3.2.2. Thực trạng về xây dựng kế hoạch quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh trung học cơ sở

Đã ban hành 23 kế hoạch, quyết định, chương trình và các loại văn bản khác, chỉ đạo, xây dựng chương trình, kế hoạch dài hạn, trung hạn về phổ biến giáo dục pháp luật; chủ trì xây dựng cơ sở dữ liệu về pháp luật theo thẩm quyền, nhằm thống nhất một đầu mối quản lý về công tác này, qua đó nâng cao chất lượng, hiệu quả việc xây dựng, khai thác cơ sở dữ liệu về pháp luật để tránh tình trạng dàn trải.

Thực hiện nghiêm túc giảng dạy chính khoá cũng như hoạt động ngoại khoá về giáo dục pháp luật, nâng cao chất lượng dạy và học pháp luật trong nhà trường theo hướng nâng cao tính chủ động, tích cực của sinh viên và tính thực tiễn trong bài giảng của giáo viên. Lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh vào các môn học chính khoá và các hoạt động ngoại khoá trong chương trình giáo dục. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, trong sáng, là cái nôi, là môi trường tốt nhất cho học sinh tự rèn luyện mình; công tác phổ biến, giáo dục pháp luật phải được tiến hành đồng bộ với việc tổ chức thực hiện pháp luật.

Tuy nhiên, thực trạng về xây dựng kế hoạch quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh trung học cơ sở chưa được quan tâm đúng mức cả chiều rộng lẫn chiều sâu so với đặc thù của quá trình phát triển tâm sinh lý lứa tuổi, của môi trường xã hội, của các thông tin nhạy cảm trên các mạng internet đang từng ngày, từng giờ tác động và lôi kéo các em khám phá.

2.3.2.3. Thực trạng về chỉ đạo thực hiện quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh trung học cơ sở

Huy động toàn bộ hệ thống chính trị tham gia công tác phổ biến giáo dục pháp luật, trong đó vai trò của các cơ quan Nhà nước giữ vai trò nòng cốt, bảo đảm nguồn lực cần thiết cho công tác phổ biến giáo dục pháp luật, xác lập trách nhiệm và cơ chế phối hợp, huy động các nguồn lực của các cơ quan, tổ chức xã hội cho công tác phổ biến giáo dục pháp luật. Công khai, minh bạch các chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Trên cơ sở văn bản chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban Nhân dân Thành phố đã chỉ đạo Phòng Giáo dục Thành phố triển khai thực hiện theo chương trình giáo dục pháp luật trong các cấp học, quy định thời gian, lộ trình hoàn thành việc chuẩn hóa giáo viên dạy môn giáo dục công dân.

Định kỳ hàng tháng, trường chủ động phối hợp với phường, khóm, chỉ đạo các tổ chức đoàn thể trong trường Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Đội thiếu niên tổ chức đi trải nghiệm thực tế ở trại giam của tỉnh, tổ chức cho học sinh Trung học cơ sở tham gia lớp Học kỳ Quân đội, thông qua các hình thức trao đổi, đối thoại, thảo luận, giải đáp thắc mắc nhằm nâng cao tính chủ động trong việc tiếp nhận kiến thức pháp luật ... mang lại hiệu quả và có sức tác động lớn đến công tác giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục pháp luật, giáo dục đạo đức, lối sống cho giáo viên và học sinh trong nhà trường, đồng thời thể hiện tính răn đe đối với những cá nhân, những hành vi vô tình hoặc cố tình vi phạm pháp luật.

Ngày 10 hàng tháng là Ngày Pháp luật, được các phường tập trung triển khai các văn bản pháp luật có liên quan đến lĩnh vực chuyên môn của cán bộ, công chức, viên chức; công khai, minh bạch các chế độ chính sách của Đảng, Nhà nước, các văn bản Luật có liên quan đến đời sống, lao động, sản xuất của người dân, bên cạnh đó Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật Thành phố phối

hợp với các trường tổ chức tuyên truyền các văn bản luật liên quan đến học sinh như: Luật Phổ biến giáo dục pháp luật, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật Giao thông, Luật bình đẳng giới,...

Tuy nhiên, thực trạng về chỉ đạo thực hiện quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh trung học cơ sở còn một số văn bản luật, hướng dẫn thi hành luật chậm so với những đòi hỏi cấp thiết của tình hình thực tế ở địa phương; các chế độ hỗ trợ chưa thỏa đáng so với yêu cầu công việc.

2.3.2.4. Thực trạng về kiểm tra, đánh giá quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh trung học cơ sở

Kiểm tra thường xuyên cũng như định kỳ quản lý công tác tuyên truyền,

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh trung học cơ sở ở thành phố Sóc Trăng (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w