Đánh giá chung về thực trạng và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh trung học cơ sở ở thành phố Sóc Trăng (Trang 57)

8. Cấu trúc của luận văn

2.4. Đánh giá chung về thực trạng và nguyên nhân

2.4.1. Đánh giá chung về thực trạng

Được sự quan tâm, đồng tình, hưởng ứng và phối hợp của chính quyền địa phương, của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và của toàn xã hội, nhất là các bậc cha mẹ học sinh tích cực phối hợp cùng với nhà trường trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.

Chương trình Sách giáo khoa Giáo dục công dân mới có nhiều đổi mới về mục tiêu, cấu trúc, sự đổi mới này rất thích hợp cho giáo viên giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân cho học sinh. Thông qua bài học học sinh có thể tự hoạt động tích cực, chủ động sáng tạo tìm tòi phát hiện và chiếm lĩnh nội dung bài học. Vấn đề dạy và học môn Giáo dục công dân đã và đang đổi mới và là một trong những môn có chuyển biến mạnh mẽ về đổi mới phương pháp dạy học.

Ngay từ đầu năm học, Ban giám hiệu nhà trường đã chỉ đạo giáo viên trong nhà trường luôn trau dồi đạo đức Cách mạng, đạo đức nhà giáo, tự học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ệm thực hiện đầy đủ các loại sổ sách, lên kế hoạch hoạt động cụ thể hàng tuần, tháng, năm; phân công những giáo viên làm công tác chủ nhiệm đúng theo tiêu chí đã quy định, kết hợp chặt chẽ với Cha mẹ học sinh, chủ động phối hợp với các giáo viên bộ môn, đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh và các ban ngành đoàn thể địa phương kết hợp nhiều hoạt động giáo dục đạo đức học sinh; chương trình giảng dạy môn Giáo dục công dân của trường được thực hiện giảng đầy đủ theo đúng quy định ...

Về phía học sinh tham gia đầy đủ, có chất lượng các phong trào được phát động, phần lớn các em có được những hiểu biết ban đầu về một số chuẩn

mực hành vi đạo đức, có chiều hướng phát triển tốt về mặt tình cảm đạo đức, từng buớc hình thành thái độ tự trọng, tự tin vào khả năng của bản thân, biết nghe lời cha mẹ, thầy cô, yêu thương, tôn trọng con người, mong muốn đem lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người. Các em rèn luyện được kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự nhận thức đúng sai, tự hiểu và vận dụng được một số kiến thức pháp luật trong cuộc sống hàng ngày, có trách nhiệm với hành động của mình, hạn chế tình trạng học sinh vi phạm nghiêm trọng về đạo đức, nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của lớp, nội quy của trường, biết sống tốt và sống đẹp.

Tuy nhiên, so với yêu cầu về thực hiện quản lý nhà nước bằng pháp luật vẫn còn những tồn tại hạn chế nhất định, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả phổ biến giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong nhà trường đó là: Thể chế cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật chưa đủ, chưa mạnh, hệ thống pháp luật hệ chưa được hoàn chỉnh, còn chồng chéo, lạc hậu, chất lượng chưa cao, vẫn còn nhiều sơ hở, thiếu sót, hiện tượng vi phạm pháp luật chưa được xử lý triệt để dẫn đến tình hình đúng, sai lẫn lộn, gây tâm lý coi thường pháp luật ... Tình hình vi phạm pháp luật còn diễn biến phức tạp, việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật nhiều nơi, nhiều chỗ chưa nghiêm, tác động đến tâm lý, tình cảm, nhận thức chung của người dân.

Thiếu văn bản pháp quy có hiệu lực pháp lý cao, tạo cơ sở pháp lý mạnh cho việc phối hợp giữa ngành Giáo dục - đào tạo và ngành Tư pháp, nên cơ chế phối hợp giữa hai ngành còn lỏng lẻo, vai trò của đơn vị đầu mối phối hợp ở từng cấp chưa rõ ràng, hoạt động phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường còn mang tính vụ việc, thiếu sự chỉ đạo thường xuyên đồng bộ, thống nhất từ Trung ương đến địa phương.

Sự phối hợp giữa các ngành, các cấp, các tổ chức đoàn thể chưa thường xuyên, chưa hình thành và đi vào nề nếp, phong trào chưa nhiều; chưa có tổng

kết đánh giá và nhân rộng phong trào, khen thưởng và đề nghị cấp trên khen thưởng cho cá nhân có thành tích tốt cũng như đánh giá hoạt động phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh; ngân sách dành cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật hết sức khó khăn; nhiều đơn vị chưa bố trí kinh phí phổ biến, giáo dục pháp luật trong trường học thành khoản riêng để chủ động trong hoạt động, hiệu quả sử dụng tủ sách pháp luật trong nhà trường còn thấp.

Sách giáo khoa môn Giáo dục công dân chưa cập nhật và chưa phù hợp với các vùng miền khác nhau; nhận thức về vị trí, vai trò của môn học giáo dục công dân còn khoảng cách khá xa so với nhiệm vụ chuyên môn của ngành, trang thiết bị, tài liệu, phương tiện phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật còn thiếu nhiều; chưa dựa trên kế hoạch thống nhất theo chương trình chung do Bộ Giáo dục - Đào tạo ban hành; chưa đầu tư nhân lực, tài lực, thời gian thỏa đáng cho công tác này; chương trình giáo dục pháp luật ngoại khóa chưa phù hợp với từng cấp học, thiếu trọng tâm, trọng điểm, chưa thường xuyên, chưa có tính hệ thống; phương pháp phổ biến pháp luật ngoại khóa chậm đổi mới, hoạt động ngoại khóa tổ chức đơn điệu thiếu hấp dẫn, chất lượng và hiệu quả còn thấp. Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật còn dàn trải, nặng về phổ biến các quy định của pháp luật, chưa chú trọng đến việc hướng học sinh rèn luyện kỹ năng ứng xử, kỹ năng vận dụng pháp luật vào để giải quyết các vấn đề của thực tiễn cuộc sống.

Hiểu biết pháp luật của học sinh ở các trường Trung học cơ sở còn hạn chế; một bộ phận học sinh có biểu hiện chán nản, không thích học, thường xuyên gây mất trật tự trong lớp, nói tục, vô lễ với thầy cô, nói dối thầy cô và bạn bè, giao lưu với đối tượng xấu bên ngoài, uống rượu, đánh nhau có hung khí, ...

2.4.2. Nguyên nhân của thực trạng

Thực trạng tình hình vi phạm pháp luật của người chưa thành niên có nhiều nguyên nhân gây ra. Song, xuất phát từ thực tiễn quản lý công tác tuyên

truyền giáo dục và đấu tranh phòng, chống vi phạm, tội phạm và thông qua hoạt động thống kê tội phạm trong lứa tuổi thiếu niên, có thể rút ra bốn nguyên nhân cơ bản sau:

2.4.2.1. Từ phía gia đình

Đây là nguyên nhân đầu tiên và chủ yếu, bởi môi trường sống trong gia đình, biệt là vai trò của cha mẹ - là hết sức quan trọng, có tác động đầu tiên và ảnh hưởng sâu sắc tới quá trình phát triển nhân cách của trẻ em. Gia đình nào tạo dựng được môi trường giáo dục tốt, có nề nếp kỷ cương thì mặc dù điều kiện kinh tế có khó khăn nhưng vẫn có cuộc sống hạnh phúc, con cái có lối sống trong sáng, lành mạnh. Ngược lại, những thiếu sót, sai lầm trong giáo dục con em từ phía gia đình có thể là do:

Thứ nhất, phương pháp quản lý, giáo dục không đúng, như: thỏa mãn và đáp ứng đầy đủ yêu cầu vật chất của con cái, nuông chiều thái quá, coi nhẹ hoặc bỏ qua lỗi lầm, nghĩa vụ của con cái, từ đó tạo ra thói quen, tâm lý đòi hỏi, hưởng thụ sống ích kỷ, ỷ lại. Ngược lại, có gia đình do bố mẹ thiếu hiểu biết nên khi thấy con có lỗi đã không tìm cách khuyên răn mà lại dạy con bằng cách đánh đập, hành hạ.

Hai là, gia đình thiếu trách nhiệm, không quan tâm trong việc quản lý và giáo dục con cái, ỷ lại cho nhà trường và xã hội. Có trường hợp con cái bỏ học hàng tháng, đi chơi qua đêm, nghiện hút và có hành vi vi phạm pháp luật mà bố mẹ không hề hay biết, chỉ đến khi nhận được thông báo của cơ quan công an hoặc hàng xóm, bạn bè mách bảo thì mọi việc đã muộn.

Ba là, một số gia đình có hoàn cảnh đặc biệt như bố mẹ ly hôn; bố mẹ đang chấp hành án phạt tù, bố hoặc mẹ đã chết, sống với gì ghẻ hoặc bố dượng, mồ côi cả bố mẹ các em phải ở với ông bà, anh chị em ruột, sống một mình, sống lang thang, … bị tổn thương về tâm lý do tự ti, mặc cảm, thiếu thốn tình cảm, thiếu điều kiện học tập, vui chơi, thiếu quản lý, giáo dục dẫn đến mất phương hướng dễ bị lôi kéo vào những hành vi tiêu cực, phạm tội.

2.4.2.2.Từ phía nhà trường

Ngoài những nhân tố như: hoàn cảnh, môi trường sống, phương pháp giáo dục của gia đình, một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới tình trạng trên là những khoảng trống chưa được khỏa lấp từ phía nhà trường như: có sự liên kết chặt chẽ với gia đình và xã hội làm tốt công tác giáo dục các em nhận biết và tự ý thức về bản thân mình, đó là nhận thức về giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên, quá trình phát triển tâm sinh lý ở lứa tuổi thiếu niên rất nhạy cảm, dễ xúc động, dễ bị kích động, bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài như phim, ảnh, các hoạt động văn hoá xã hội, ... nếu không có sự định hướng, tác động giáo dục theo các mục tiêu, chuẩn mực xã hội thì rất dề bị lôi kéo, quyến rũ vào các việc làm, các hành vi xấu.

Nhiều kiến thức pháp luật quan trọng, gần gũi trong sinh hoạt, học tập và cuộc sống đời thường của học sinh chưa được đưa vào chương trình dạy môn Giáo dục công dân, giáo viên giảng dạy chưa thật sự quan tâm đổi mới phương pháp truyền thụ; thời lượng dành cho môn học này còn hạn chế và chỉ dừng lại ở việc học lý thuyết; trước các cổng trường cảnh tượng học sinh tụ tập đông gây ách tắc, cản trở giao thông; tình trạng học sinh đi xe đạp dàn hàng ba, hàng bốn hay đi xe máy đến trường không có giấy phép lái xe, còn chở hai, chở ba, lạng lách đánh võng, không đội mũ bảo hiểm … Tình trạng học sinh bỏ học, trốn tiết, la cà tụ tập chơi bi-a ăn tiền, chơi game bạo lực, dễ dẫn đến trộm cắp hay xích mích, đánh nhau ... chỉ đến khi bị các cơ quan chức năng phát hiện, xử lý thì mọi sự đã muộn về hậu quả đáng tiếc đã xảy ra.

Hiện nay, các chương trình giáo dục pháp luật lại chưa được chú trọng, chưa có nhiều giải pháp quản lý, giáo dục và giúp đỡ các học sinh chưa ngoan. Thông thường, khi phát hiện học sinh vi phạm kỷ luật thì hình thức xử lý là đuổi học, mà hình thức này khi áp dụng lại vô tình tạo ra khoảng trống thiếu vắng sự quản lý, giáo dục nên dễ đưa học sinh vào con đường vi phạm pháp luật.

2.4.2.3. Từ phía xã hội

Do những tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường cùng với những thiếu sót trong việc quản lý văn hóa - xã hội của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, vì vậy chúng ta chưa đánh giá hết tính chất phức tạp, nghiêm trọng của tình hình vi phạm và tội phạm người chưa thành niên để đề ra những chủ trương, biện pháp phòng ngừa ngăn chặn và đấu tranh phù hợp.

Hệ thống pháp luật về trẻ em và người chưa thành niên thiếu đồng bộ, việc thi hành chưa nghiêm, sự phối hợp hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật còn thiếu chặt chẽ, các ngành, các cấp chính quyền chưa coi trọng đúng mức và chưa thực hiện hết trách nhiệm của mình trong công tác phòng, chống vi phạm pháp luật của người chưa thành niên, coi đó là trách nhiệm chủ yếu của gia đình và nhà trường. Vai trò của các đoàn thể xã hội trong công tác giáo dục và phòng ngừa vi phạm pháp luật của người chưa thành niên còn mờ nhạt. Thông thường những người vi phạm pháp luật thuộc đối tượng ở tổ chức nào thì Ủy ban Nhân dân phường giao cho tổ chức đó giáo dục, giúp đỡ và bảo vệ quyền lợi của họ, nhưng thực tế thì rất ít trẻ em vi phạm pháp luật được giao cho Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ và Đoàn Thanh niên quản lý, giáo dục và quan tâm đúng mức. Sự mờ nhạt của các tổ chức các Hội, đoàn thể cùng với việc thiếu quan tâm của gia đình dẫn đến nhiều thiếu niên sau khi trở về từ trường giáo dưỡng lại tiếp tục đi vào con đường tái phạm.

2.4.2.4.Từ chính bản thân các em ở tuổi chưa thành niên

Người chưa thành niên có những đặc thù riêng, đó là nhóm đối tượng còn chưa được hoàn thiện về thể chất và tinh thần. ở độ tuổi này, họ luôn hướng tới sự ham thích mới lạ, hiếu động, muốn thể hiện tính anh hùng, hảo hán, do đó có trường hợp chỉ vì cái nhìn thiếu thiện cảm hay chỉ vì xích mích nhỏ mà các em thực hiện những hành vi phạm tội đặc biệt nghiêm trọng như

cố ý gây thương tích, giết người hoặc dễ bị các đối tượng xấu trong xã hội kích động, lôi kéo vào con đường vi phạm pháp luật. Vì sao?

Thứ nhất, xét trên khía cạnh văn hoá tinh thần, một nhóm nhỏ các em mong muốn thể hiện khát khao của lứa tuổi mình, muốn tự khẳng định sự trưởng thành.

Thứ hai, tự bản thân các em vi phạm pháp luật do không tìm thấy niềm vui trong cuộc sống. Thêm nữa, rất có thể các em xuất thân trong gia đình mà sự gắn kết, chăm sóc lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình không được tốt. Đối với trẻ, gia đình là đại diện cho thế giới rộng lớn xung quanh nó. Sự cảm nhận về thế giới, về xã hội và về chính bản thân của trẻ, sẽ được ảnh hưởng trực tiếp bởi thái độ, hành vi, niềm tin của bố mẹ chúng. Thông qua sự chăm sóc, nuôi dưỡng, qua cử chỉ, hành động mà cha mẹ đã truyền đạt lại cho con cái những giá trị, niềm tin, thái độ và cả những tri thức về thế giới xung quanh, để trẻ phát triển mạnh khoẻ, thông minh, trở thành những công dân tốt sau này. Nhưng nếu sự chăm sóc không phù hợp (không được quan tâm hoặc chăm sóc quá mức cần thiết) thì sẽ gây nên những strees nặng nề, làm tổn thương sức khỏe tâm thần của trẻ, dễ nảy sinh một số hành vi chống đối, nói dối, thiếu tự tin, kém giao tiếp, bị động, thiếu hoà nhập, hay sợ hãi. Ngược lại, các hành vi trên sẽ tiến triển lệch lạc, dẫn đến rối loạn hành vi chống đối như bỏ nhà, trốn học, đi lang thang, trầm cảm … có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường, đó là một số trẻ đã tự tử hoặc nghiện hút, phạm tội lứa ở tuổi chưa thành niên.

Thứ ba, một bộ phận các em có thể mất lòng tin ở cuộc sống, xác định một lý tưởng cho thiếu niên, đánh giá giá trị của con người: ai là hình mẫu lý tưởng? người giàu có hay người học hành tử tế? thế nào là người thành đạt? Bên cạnh đó, khi trẻ bị mất niềm tin vào cha mẹ, gia đình, thậm chí theo như báo cáo hiện nay có tình trạng cán bộ, nhà giáo vi phạm pháp luật, phạm tội,

vi phạm đạo đức nghề nghiệp ảnh hưởng đến uy tín của ngành giáo dục đặc biệt tác động đến tâm lý của các em. Trong điều kiện đó, khi các em rơi vào trạng thái tinh thần, tình cảm tiêu cực nếu không có định hướng đúng, kịp thời, họ sẽ rất dễ có những hành vi vi phạm pháp luật.

Thứ tư, đời sống gia đình lo nghĩ đến ăn ngon và mặc sao cho đẹp. Chính bởi vậy, các em có đầy đủ các điều kiện để phát triển, được hưởng sự quan tâm, ưu đãi của toàn xã hội, được hưởng một nền giáo dục hiện đại nhưng lại vi phạm pháp luật nhiều hơn do thiếu ý thức độc lập, không biết tự chăm sóc chính mình và không có bản lĩnh trong cuộc sống.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh trung học cơ sở ở thành phố Sóc Trăng (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w