Bài tập tình huống về kiến thức

Một phần của tài liệu Xây dựng bài tập tình huống trong dạy học chương nhóm halogen SGK hóa học 10 nâng cao (Trang 32)

7. Đóng góp mới của đề tài

2.2.2. Bài tập tình huống về kiến thức

Bài 1: Khi dạy phần tính chất hóa học trong bài “Khái quát về nhóm halogen” giáo viên hƣớng dẫn học sinh trả lời câu hỏi: “Trong các hợp chất flo chỉ có số OXH là -1, còn các halogen khác ngoài số OXH là -1 còn có các số OXH là +1, +3, +5, +7. Giải thích tại sao? Tại sao các số OXH lại là số lẻ và tối đa lại là +7?” nhƣ sau:

F(Z=9):1s22s22p5

1s2 2s2 2p6

Do có phân lớp nd còn trống nên khi bị kích thích có thể lên đến 3, 5, 7 e độc thân.

26

Câu hỏi: Theo anh (chị) cách hƣớng dẫn trên của giáo viên đã hợp lí chƣa? Vì sao?

Hướng dẫn giải quyết

Cách hƣớng dẫn trên chƣa hợp lí. Bởi vì nếu chỉ viết cấu hình của F thì không thấy đƣợc ở các nguyên tố khác còn phân lớp nd trống, ta nên viết cấu hình của một nguyên tố nữa.

F(Z=9): 1s22s22p5

1s2 2s2 2p6

Cl (Z=17): 1s22s22p53s23p5

3s2 3p6 3d0

Nhƣ vậy do lớp ngoài cùng của flo là lớp thứ 2 nên không có phân lớp d. Nguyên tử clo, brom, iot có phân lớp d còn trống khi đƣợc kích thích 1, 2, 3 e ở phân lớp s, p có thể chuyển đến những obitan d còn trống và khi đó các nguyên tử clo, brom, iot có thể có 3, 5, 7 e độc thân.

Bài 2: Sau khi học xong bài “Clo” một học sinh đứng lên hỏi: “Thƣa cô vậy khi sục khí clo vào nƣớc thì xảy ra hiện tƣợng vật lí hay hiện tƣợng hóa học”.

Giáo viên trả lời: Đây là hiện tƣợng vật lí vì clo tan trong nƣớc.

Câu hỏi: Theo anh (chị) câu trả lời của giáo viên đã đúng chƣa? Vì sao?

Hướng dẫn giải quyết: Câu trả lời của giáo viên là chƣa đúng bởi vì khi dẫn khí clo vào trong nƣớc thì một phần clo tan trong nƣớc, một phần phản ứng với nƣớc. Nhƣ vậy vừa có hiện tƣợng vật lí vừa có hiện tƣợng hóa học.

27

Hiện tƣợng vật lí: Nƣớc clo luôn có màu vàng nhạt, luôn bốc lên mùi xốc của clo.

Hiện tƣợng hóa học: Clo tác dụng với nƣớc tạo thành 2 axit: H2O + Cl2 → HCl + HClO

Bài 3: Sau khi học xong bài “Clo” một học sinh đứng lên hỏi giáo viên: “Thƣa cô, tại sao khi luộc rau muống ngƣời ta thƣờng cho thêm một chút muối ăn?”

GV: Trong thành phần của muối ăn chứa chú yếu là NaCl sẽ làm cho rau xanh và mềm hơn.

Câu hỏi: Theo anh (chị) câu trả lời của giáo viên đã đúng chƣa?

Hướng dẫn giải quyết: Câu trả lời của giáo viên đã đúng nhƣng chƣa đầy đủ có thể giải thích nhƣ sau: “Do ở điều kiện thƣờng nƣớc sôi ở 1000C, nếu ta thêm NaCl thì lúc đó làm cho nhiệt độ nƣớc muối khi sôi (dung dịch muối loãng) lớn hơn 1000C. Do nhiệt độ sôi của nƣớc muối cao hơn của nƣớc nên rau chín nhanh hơn, thời gian luộc rau không lâu nên mất ít vitamin. Vì vậy khi đó rau muống sẽ mềm hơn và xanh hơn.

Bài 4: Khi dạy phần điều chế trong bài “Flo” giáo viên đƣa ra câu hỏi: “Flo là phi kim hoạt động mạnh nhất, nó OXH đƣợc tất cả các kim loại, ngay cả vàng và bạch kim. Nhƣng tại sao trong thực tế lại dùng thùng bằng thép hoặc đồng làm bình điện phân hỗn hợp KF + HF để điều chế Flo?”

HS đều không trả lời.

GV hƣớng dẫn: Sắt và đồng tác dụng với flo tạo ra các muối không tan trong hỗn hợp KF + HF nên có thể dùng Cu, Fe để dùng thùng điện phân điều chế flo.

Câu hỏi: Theo anh (chị) cách hƣớng dẫn của giáo viên đã hợp lí chƣa? Anh (chị) có bổ sung gì thêm không?

28

Hướng dẫn giải quyết: Cách hƣớng dẫn của giáo viên đã hợp lí tuy nhiên ta có thể yêu cầu học sinh viết PTHH của Fe; Cu với Flo để rèn luyện kỹ năng viết PTHH sau đó mới giải thích: “Fe; Cu tác dụng với Flo tạo ra các muối florua không tan trong hỗn hợp KF + HF mà bám chắc lên bề mặt kim loại ngăn cản quá trình tƣơng tác giữa flo với kim loại đó. Vì vậy ngƣời ta có thể dùng thùng bằng thép hoặc đồng làm bình điện phân hỗn hợp KF + HF để điều chế flo”.

2.2.3. Bài tập tình huống lựa chọn phương pháp dạy học

Bài 1: Khi dạy phần tính chất hóa học – tác dụng với kim loại trong bài “Clo” GV giảng: “Clo tác dụng với hầu hết kim loại tạo ra muối clorua” sau đó giáo viên làm thí nghiệm và yêu cầu học sinh:

- Quan sát hiện tƣợng. - Giải thích hiện tƣơng. - Viết phƣơng trình hóa học. - Đƣa ra kết luận.

Câu hỏi: Theo anh (chị) khi dạy phần tính chất hóa học – tác dụng với kim loại giáo viên đã sử dụng những phƣơng pháp dạy học nào? Ƣu điểm của viêc sử dụng những phƣơng pháp trên? Theo anh (chị) có cách dạy nào khác?

Hướng dẫn giải quyết: Khi dạy phần tính chất hóa học của clo GV sử dụng phƣơng pháp thuyết trình và phƣơng pháp trực quan.

Ƣu điểm: Giúp học sinh dễ hiểu, dễ nhớ kiến thức, nhớ lâu bài học, có hứng thú khi học bài. Học sinh dễ nắm tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo.

Chúng ta có thể thay cho việc làm thí nghiệm thực bằng việc cho học sinh quan sát movie.

Bài 2: Khi dạy phần tính chất hóa học – tác dụng với kim loại trong bài “Clo” cô Hạnh lấy 3 ví dụ:

29 - Clo tác dụng với Fe

- Clo tác dụng với Cu

GV: Yêu cầu học sinh viết phƣơng trình phản ứng. HS: Viết phƣơng trình phản ứng.

Câu hỏi: Theo anh (chị) cô Hạnh lựa chọn 3 kim loại trên đã hợp lí chƣa? Vì sao?

Hướng dẫn giải quyết: Cô Hạnh chọn 3 kim loại trên là hoàn toàn hợp lí vì đây là những kim loại điển hình cho nhóm kim loại hoạt động mạnh, nhóm kim loại hoạt động trung bình và nhóm kim loại hoạt động yếu để thấy rõ đƣợc tính phi kim mạnh của Clo.

Bài 3: Khi dạy phần điều chế - trong phòng thí nghiệm trong bài “Clo” cô Hạnh yêu cầu học sinh quan sát hình 5.3 và trả lời câu hỏi:

GV: Ngƣời ta thu khí clo bằng phƣơng pháp nào? Tại sao?

HS: Phƣơng pháp đẩy không khí. Do khí clo năng hơn không khí.

GV: Có thể dùng phƣơng pháp đẩy nƣớc để thu khí clo đƣợc không? Giải thích?

HS: Không. Vì khi clo tan trong nƣớc.

GV: Ngƣời ta dùng NaCl, H2SO4 đặc, bông tẩm NaOH để làm gì?

HS: NaCl để giữ khí HCl, H2SO4đ để giữ hơi nƣớc; NaOH để phản ứng với khí clo không để khí clo thoát ra ngoài.

GV: Có thể đổi vị trí bình đựng dd NaCl và H2SO4 đ cho nhau đƣợc không?

HS: Không thể đổi vị trí.

Câu hỏi: Anh (chị) hãy cho biết ở phần dạy trên giáo viên đã sử dụng phƣơng pháp dạy học nào? Ƣu, nhƣợc điểm của phƣơng pháp đó?

Hướng dẫn giải quyết: Ở phần trên cô Hạnh đã sử dụng phƣơng pháp vấn đáp.

30

Ƣu điểm: Phát huy tính tích cực, tƣ duy sáng tạo, tính độc lập nhận thức của học sinh, không khí lớp học sôi nổi.

Nhƣợc điểm: Tốn nhiều thời gian, nếu không khéo có thể dẫn tới có sự cãi nhau tay đôi với học sinh.

Bài 4: Khi dạy phần tính chất vật lí trong bài “Hiđro clorua – axit clohiđric” cô giáo giới thiệu dụng cụ, hóa chất, cách tiến hành và sau đó làm thí nghiệm tính tan của hiđro clorua yêu cầu học sinh:

- Quan sát thí nghiệm. - Nêu hiện tƣợng. - Giải thích hiện tƣơng. HS: Quan sát.

Hiện tƣợng: Nƣớc trong cốc theo ống phun vào bình thành những tia nƣớc màu đỏ.

Giải thích: Do khí hiđro clorua tan rất nhiều vào nƣớc làm giảm áp suất trong bình và nƣớc bị hút vào bình. Quỳ tím chuyển thành màu đỏ chứng tỏ dung dịch có tính axit.

Câu hỏi: Theo anh (chị) giáo viên đã sử dụng những PPDH nào trong quá trình dạy phần tính chất vật lí? Kết quả đạt đƣợc của việc sử dụng những phƣơng pháp đó.

Hướng dẫn giải quyết:

Những PPDH đƣợc sử dụng: Phƣơng pháp thuyết trình; phƣơng pháp thực hành.

Kết quả đạt đƣợc: Học sinh dễ hiểu, dễ nhớ kiến thức, nhớ lâu bài học, có hứng thú khi học bài. Giúp học sinh nâng cao khả năng tƣ duy.

Bài 5: Khi dạy phần ứng dụng của clo một giáo viên nghĩ đây là phần không quan trọng nên đã sử dụng phƣơng pháp đọc chép cho HS.

31

Câu hỏi: Theo chị cách dạy trên đã hợp lí chƣa? Anh (chị) hãy lựa chọn phƣơng pháp dạy học phù hợp hơn.

Hướng dẫn giải quyết: Phƣơng pháp trên chƣa hợp lí do phƣơng pháp đọc chép không còn khả dụng trong quá trình giảng dạy đổi mới, không kích thích đƣợc tính tích cực sáng tạo của học sinh.

Khi dạy phần ứng dụng của clo chúng ta có thể sử dụng phƣơng pháp liên hệ thực tiễn để làm giảm bớt khoảng cách giữa lí luận và thực tiễn, giúp cho học sinh hiểu sâu, có niềm đam mê môn học, biết ứng dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn đồng thời nâng cao ý thức bảo vệ môi trƣờng.

Bài 6: Khi dạy bài “Luyện tập về clo và hợp chất của clo” giáo viên đã không ôn lại kiến thức mà cho học sinh làm luôn bài tập.

Câu hỏi: Theo anh (chị) cách dạy của giáo viên trên đã hợp lí chƣa? Vì sao? Anh (chị) hãy đƣa ra một số phƣơng pháp dạy học trong bài luyện tập.

Hướng dẫn giải quyết: Cách dạy của giáo viên trên là chƣa hợp lí. Theo tôi khi dạy bài luyện tập GV cần củng cố lại kiến thức cho học sinh trong khoảng 15 phút, thời gian còn lại cho học sinh làm bài tập.

Khi dạy bài luyện tập GV có thể sử dụng các phƣơng pháp sau: dạy học theo hợp đồng, sử dụng sơ đồ tƣ duy, phƣơng pháp dạy học grap…

2.2.4. Bài tập tình huống về sử dụng phương tiện dạy học

Bài 1: Khi dạy phần tính chất trong bài “Iot” giáo viên chiếu movie thí nghiệm “Phản ứng hóa học của Al và I2 khi có xúc tác là H2O” liên tục và không đặt câu hỏi cho học sinh.

Câu hỏi: Anh (chị) hãy cho biết giáo viên sử dụng trên hợp lí chƣa? Ƣu điểm, nhƣợc điểm khi sử dụng phƣơng tiện dạy học trên?

Hướng dẫn giải quyết: GV trên sử dụng phƣơng tiện dạy học chƣa hợp lý. Khi chiếu movie cho học sinh quan sát giáo viên cần giới thiệu hóa chất dụng cụ, thuyết trình cách tiến hành thí nghiệm theo movie và yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi.

32

Lợi thế có thể dừng hình trình chiếu movie để phân tích thí nghiệm, học sinh quan sát đầy đủ thí nghiệm.

Nhƣợc điểm không quan sát đƣợc môi trƣờng thật.

Bài 2: Khi dạy về phần tính chất vật lý trong bài “Clo” giáo viên đã lấy 1 bình tam giác đựng đầy khí clo cho học sinh quan sát và hƣớng dẫn học sinh ngửi sau đó yêu cầu HS nêu tính chất vật lí của clo.

Câu hỏi: Theo anh (chị) ở phần trên giáo viên đã sử dụng phƣơng tiện dạy học nào? Ƣu, nhƣợc điểm?

Hướng dẫn giải quyết: Ở phần trên giáo viên đã sử dụng phƣơng tiện trực quan để dạy phần tính chất vật lí trong bài “Clo”.

Ƣu điểm: Học sinh dễ quan sát, tiếp thu kiến thức nhanh chóng, tăng hứng thú học tập.

Nhƣợc điểm: Clo là một chất rất độc cho học sinh ngửi có thể gây nguy hiểm cho học sinh.

Bài 3: Khi dạy phần ứng dụng trong bài “Clo” giáo viên đã cho học sinh quan sát tranh ảnh về ứng dụng của clo trong đời sống con ngƣời.

Câu hỏi: Theo anh (chị) ở phần trên giáo viên đã sử dụng phƣơng tiện dạy học nào? Tác dụng của việc sử dụng phƣơng tiện dạy học đó.

Hướng dẫn giải quyết: Ở phần trên giáo viên đã sử dụng phƣơng tiện trực quan để dạy học. Khi sử dụng phƣơng tiện trên trong dạy học giúp cho học sinh có hứng thú học tập, làm giảm khoảng cách giữa kiến thức hóa học với đời sống con ngƣời.

33

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

1. Dựa vào kiến thức đã học xây dựng đƣợc hệ thống mục tiêu, nội dung bài học, những chú ý về nội dung chƣơng “Nhóm halogen”. Đây là tiền đề để xây dựng đƣợc hệ thống BTTH phù hợp với mục tiêu, nội dung và phƣơng pháp giảng dạy chƣơng “Nhóm halogen”.

2. Dựa vào nguyên tắc quy trình và mục tiêu, nội dung kiến thức của từng bài đã xây dựng đƣợc hệ thống BTTH gồm 15 BTTH dạy học theo 4 loại:

- BTTH xác định mục tiêu: 2 bài - BTTH về kiến thức: 4 bài

- BTTH lựa chọn phƣơng pháp dạy học: 6 bài - BTTH sử dụng phƣơng tiện dạy học: 3 bài

Các bài tập đều sát với mục tiêu, nội dung của từng bài và có tác dụng giúp sinh viên củng cố kiến thức, tiếp thu kiến thức mới, hình thành tƣ duy độc lập sáng tạo và rèn năng lực dạy học hiệu quả.

34

CHƢƠNG 3

THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

3.1. Khái quát chung về quá trình thực nghiệm

3.1.1. Mục đích thực nghiệm

Tiến hành thực nghiệm nhằm kiểm chứng BTTH đã xây dựng đƣợc có tác dụng nhƣ thế nào đối với sinh viên trong việc nắm vững kiến thức, kỹ năng dạy học, thái độ học tập tích cực của SV, rèn luyện kỹ năng giải quyết BTTH và rèn năng lực dạy học cho sinh viên.

3.1.2. Nội dung thực nghiệm

Sử dụng một số BTTH đã xây dựng đƣợc với mục đích giúp sinh viên củng cố kiến thức cũ, lĩnh hội kiến thức mới, hình thành và rèn luyện kỹ năng dạy học và kỹ năng giải quyết BTTH.

3.1.3. Chuẩn bị thực nghiệm

Các bƣớc sử dụng BTTH: - Lựa chọn BTTH.

- Chọn đối tƣợng thực nghiệm. - Làm thực nghiệm.

Xây dựng chuẩn và thang điểm đánh giá thực nghiệm a. Chuẩn đánh giá thực nghiệm

- Kiến thức lĩnh hội của SV. - Kỹ năng dạy học.

- Tác dụng BTTH, thái độ của sinh viên tham gia học tập. - Kỹ năng giải quyết BTTH.

b. Thang đánh giá thực nghiệm

Ngay sau khi TN yêu cầu sinh viên làm bài kiểm tra. Kết quả của bài kiểm tra đó đƣợc chúng tôi đánh giá cả về mặt định tính lẫn định lƣợng. Đánh giá về mặt định lƣợng đƣợc chia thành 5 mức độ gần nhƣ tuyến tính.

35

Đánh giá kiến thức lĩnh hội và kỹ năng dạy học của sinh viên đƣợc thể hiện ở chỗ nêu đúng, đầy đủ kiến thức; có phân tích, lý giải, lấy đƣợc ví dụ minh họa; biết rút ra KLSP.

Đánh giá kỹ năng giải quyết BTTH của sinh viên đƣợc thể hiện ở chỗ nhận thức đƣợc BTTH ; hình thành hƣớng giải quyết; giải quyết đƣợc đầy đủ các yêu cầu của BTTH.

Từ đó tôi lƣợng hóa thành các mức nhƣ sau: Mức 1: Không biết

Không nêu đƣợc các ý cơ bản, không nhận thức đƣợc BTTH.

Đánh giá: Kém (0 đến 4 điểm)

Mức 2: Biết

Nêu đƣợc một số ý cơ bản nhƣng chƣa biết phân tích lý giải, thực hiện đƣợc một số năng lực liên quan đến BTTH.

Đánh giá: Yếu (4 đến 5.4 điểm)

Mức 3: Thấu hiểu

Nêu đầy đủ các ý cơ bản và biết phân tích lý giải, hình thành hƣớng giải quyết và giải quyết đƣợc đầy đủ yêu cầu của BTTH, nhƣng chƣa biết lý giải.

Đánh giá: Trung bình (5.5 đến 6.9 điểm)

Mức 4: Biết vận dụng ở mức đơn giản

Nêu đầy đủ các ý cơ bản, biết phân tích, lý giải và lấy đƣợc ví dụ và xác định đƣợc một số các kỹ năng dạy học cần thiết; giải quyết đƣợc đầy đủ yêu cầu của BTTH và biết lý giải một số cơ sở khoa học của việc giải quyết BTTH.

Đánh giá: Khá (7 đến 8.4 điểm)

Mức 5: Biết vận dụng ở mức thuần thục

Nêu đầy đủ các ý cơ bản, biết phân tích, lý giải, lấy đƣợc ví dụ hoặc xác định đầy đủ các kỹ năng dạy học cần thiết và rút ra đƣợc kết luận sƣ phạm.

36

Giải quyết đƣợc đầy đủ các yêu cầu của BTTH, lý giải đƣợc đầy đủ cơ sở khoa học của việc giải quyết và rút ra KLSP.

Đánh giá: Giỏi (8.5 đến 10 điểm)

3.1.4. Tiến hành thực nghiệm

Khi xây dựng BTTH dạy học tôi đã thực nghiệm 50 sinh viên K37- Khoa

Một phần của tài liệu Xây dựng bài tập tình huống trong dạy học chương nhóm halogen SGK hóa học 10 nâng cao (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)