0
Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Đánh giá quan điểm của Makarenkô về giáo dục gia đình:

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU HƯỚNG VẬN DỤNG TRI THỨC VỀ NHU CẦU CỦA CON NGƯỜI VÀO CÔNG TÁC QUẢN LÝ. PPTX (Trang 39 -44 )

Để giáo dục gia đình hiệu quả thiết thực, chúng ta nghiên cứu quan điểm của Makarenkô về giáo dục gia đình nhằm vận dụng vào điều kiện đời sống xã hội của con người Việt Nam kết hợp với nhà trường trong giáo dục gia đình để giáo dục, đào tạo ra con người Việt Nam phát triển toàn diện, góp phần đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế xã hội theo yêu cầu của đất nước.

2.1. Vấn đề giáo dục gia đình của Makarenkô:

Giáo dục gia đình là vấn đề mà A.S. Makarenkô để tâm nghiên cứu muộn hơn các vấn đề khác, nhưng không kém phần sâu sắc như đánh giá của các nhà giáo dục Xô Viết “Makarenkô đã đem lại cho vấn đề giáo dục gia đình nhiều

cách sáng tạo vấn đề quá trình giáo dục gia đình”. Makarenkô tâm sự rằng vào

những năm 1934 trở đi do Công xã Décdinxki phải thu nạp những trẻ em có gia đình nên ông đã để tâm nghiên cứu vấn đề gia đình với giáo dục. Những vấn đề giáo dục gia đình được trình bày trong “Cuốn sách dành cho các bậc cha mẹ”, xuất bản tập I vào năm 1937. Ông trình bày cơ cấu của gia đình như là một tập thể xã hội. Tập II (đã xuất bản sau khi ông mất) trình bày những vấn đề giáo dục đạo đức và giáo dục chính trị trong gia đình. Còn tập III dành cho các vấn đề giáo dục lao động và lựa chọn nghề nghiệp. Tập IV, tập quan trọng nhất, viết về đề tài: “Phải giáo dục con người như thế nào để họ muốn hay không cũng phải trở thành người có hạnh phúc. Thực sự đó là vấn đề lý thú”. Ngoài cuốn sách dành cho các bậc làm cha mẹ, những ý kiến của Makarenkô còn thể hiện ở một số bài báo, bài nói chuyện với các bậc phụ huynh, các bậc cha mẹ. Theo quan điểm của Makarenkô, chúng ta thấy nổi lên mấy nội dung cơ bản sau:

2.2. Quan điểm của Makarenkô về mối quan hệ, vai trò của gia đình và xã hội:

Makarenkô đã phân tích sâu sắc mối quan hệ biện chứng giữa gia đình và xã hội, vai trò của gia đình, của giáo dục gia đình, của cha mẹ trong toàn bộ quá trình giáo dục nhân cách con người Xô Viết. Ông khẳng định gia đình là tế bào của toàn bộ Xã hội chủ nghĩa, không phải là hòn đảo bơ vơ mà nó thực sự là một bộ phận góp phần làm cho xã hội Xô Viết tiến bộ, phát triển như một cơ thể sống.

2.3. Quan điểm của Makarenkô về vai trò của đứa con trong gia đình: Mỗi đứa con trong gia đình là một công dân trong tương lai của xã hội, cần được chăm sóc ngay từ thuở ấu thơ. Makarenkô thường khuyên rằng những gì không hình thành được ở đứa trẻ trước 5 tuổi thì sau rất khó, toàn bộ quá trình giáo dục được thiết lập từ trước 5 tuổi, sau đó chỉ là tiếp tục phát triển nhân cách bình thường. Giáo dục của gia đình, trước hết là tác dụng gia đình của các bậc cha mẹ giữ vai trò quyết định trong quá trình giáo dục trước tuổi học đường, các bậc cha mẹ không được coi con cái là tài sản riêng mà phải coi việc chăm sóc con cái là nghĩa vụ xã hội công dân vinh quang, thiêng liêng và

nặng nề của những người làm cha mẹ vì “Thanh niên của chúng ta ngày nay là

một hiện tượng thế giới, không có một hiện tượng nào so sánh được và chúng ta chưa lĩnh hội hết tầm vĩ đại và ý nghĩa của nó” (A.S. Makarenkô – Cuốn sách dành cho các bậc làm cha mẹ, NXB Hà nội, Tập I, Tr.15).

Makarenkô đã phân tích, đã chứng minh các bậc cha mẹ là những người vun trồng những mần non của Tổ quốc, họ sẽ là những người chủ đất nước và thế giới “Các bậc cha mẹ ngày nay nuôi dạy con mình là nuôi dạy những con

người làm nên lịch sử của đất nước, tức là lịch sử của thế giới” (A.S. Makarenkô – Cuốn sách dành cho các bậc làm cha mẹ, NXB Hà nội, Tập I, Tr.15). Trách nhiệm của cha mẹ là không được phép cung cấp cho xã hội những sản phẩm con người không tinh xảo. Vì vậy, giáo dục gia đình trở thành một nhiệm vụ chính trị đối với xã hội. Xã hội không thừa nhận một rác rưởi nào, không thừa nhận một cuộc đời lầm lỡ, hư hỏng. Cha mẹ, gia đình phải có trách nhiệm cùng với nhà trường và xã hội và ngược lại, nhà trường và xã hội phải kết hợp, giúp đỡ gia đình thống nhất trong sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ.

2.4. Quan điểm của Makarenkô về nguyên tắc, nội dung, biện pháp, hình thức tổ chức giáo dục gia đình:

Makarenkô đã phê phán tất cả các quan điểm sai lầm của các bậc cha mẹ trong giáo dục con cái và ông đã chỉ ra những nội dung, biện pháp, hình thức tổ chức giáo dục gia đình.

Về nguyên tắc, muốn giáo dục con cái, mỗi gia đình phải tổ chức trên nguyên tắc của một tổ chức tập thể xã hội lao động, mỗi thành viên trong gia đình phải được coi là một thành viên trong xã hội – có nghĩa vụ hoàn thành nhiệm vụ xã hội. Cha mẹ phải là những người mẫu mực, sống lạc quan, có văn hóa, sống giản dị, khiêm tốn “Giáo dục trẻ đòi hỏi lời nói nghiêm túc nhất, đơn

giản nhất và thành thật nhất – đó là 3 đức tính hướng dẫn cuộc sống của chúng ta”. “Phải để cho con cái tham gia tích cực vào những hoạt động kinh tế của gia đình. Cha mẹ cần tránh tình trạng tranh giành ảnh hưởng, tránh xung đột trước mặt con cái. Nếu là con một nên tìm bạn cho con chơi, không nên tách con cái ra khỏi tập thể trẻ em xung quanh”.

Makarenkô phân tích tất cả các tác hại xây dựng uy quyền trong giáo dục bằng xa cách, tự cao tự phụ, quan liêu mệnh lệnh, bằng roi vọt, thương yêu chìu chuộng quá mức, dễ dãi buông lỏng bằng tình bạn, mua chuộc vật chất ... Theo ông, muốn có uy tín thực sự để giáo dục con cái, cha mẹ phải hoàn thành tốt công tác trách nhiệm ở tập thể sản xuất, ở cơ quan đồng thời chăm lo tới gia đình, hãy làm việc hết sức mình vì công việc chung, được xã hội thừa nhận là công dân xuất sắc, được mọi người tin yêu.

Phải hiểu con cái và tạo điều kiện cho chúng thực hiện mơ ước lành mạnh, ngăn ngừa những thói quen không tốt. Giáo dục con cái là việc làm và là hạnh phúc ai cũng có thể thực hiện nếu đã là cha mẹ, còn giáo dục lại thì sẽ khó khăn vất vả và nhiều khi bất hạnh không lường được, đòi hỏi phải kiên trì, kiên quyết.

Giáo dục con cái chủ yếu là tổ chức hoạt động học tập, lao động, vui chơi cuộc sống hàng ngày. Gia đình cũng cần phân công như một tập thể sản xuất. Tùy theo lứa tuổi mà những công việc giao cho trẻ, nhiều hay ít, nặng hay nhẹ. Nên nhớ những công việc phân công nên cố định trong một thời gian dài để tạo cho trẻ thói quen, ý thức trách nhiệm.

Phải hình thành ở trẻ những thói quen sinh hoạt, thói quen văn hóa, sinh hoạt có kế hoạch, ý thức tự lập, khả năng tự kiềm chế những ước muốn, tinh thần vượt khó, ý thức trách nhiệm đối với bản thân và mọi người. Đừng nên nghĩ rằng trẻ em là chạy nhảy, la hét tự nhiên như sinh vật. Cần làm sao để các em hiểu, kìm chế khi nào là không được phép la hét.

2.5. Quan điểm của Makarenkô về giáo dục gia đình của con người Xã hội chủ nghĩa:

Makarenkô đòi hỏi các bậc cha mẹ phải nắm vững yêu cầu giáo dục con người Xã hội chủ nghĩa, tích cực góp phần và có trách nhiệm hình thành phẩm chất đạo đức, ý chí, tính cách, tình cảm, hành vi của con người biết tự trọng, trung thực, có tổ chức, có kỷ luật, biết lao động, vui chơi cùng người khác và biết vì người khác.

2.6. Kết luận quan điểm của Makarenkô về giáo dục gia đình:

Với những đóng góp về lý luận, Makarenkô là người tích cực tham gia vào Hội đồng tư vấn giáo dục, giải quyết nhiều vấn đề thực tiễn giáo dục gia đình; Makarenkô được ghi nhận như là người góp phần đặt nền móng cho lý luận và thực tiễn giáo dục gia đình Xã hội chủ nghĩa.

2.7. Quan điểm giáo dục gia đình Việt Nam trong quá trình xây dựng Xã hội chủ nghĩa:

Giáo dục trẻ phải bắt đầu từ cái nôi gia đình. Để chuẩn bị hành trang làm người, cha mẹ phải dạy cho con vì sao trẻ em cần phải đi học và phải chăm chỉ học tập bắt đầu từ trường mầm non, vì sao phải yêu lao động, vì sao cần phải có ý chí, kiên trì, nhẫn nại trong học tập và làm việc, vì sao cần phải khiêm tốn, thật thà, dũng cảm,... Muốn vậy người lớn phải làm gương cho trẻ em noi theo. Bác Hồ đã dạy: “Một trăm bài diễn văn hay không bằng một tấm gương sống”. Lối sống và phong cách sống của bố mẹ ảnh hưởng không nhỏ tới con cái. Bố mẹ sống gương mẫu, cư xử tốt đẹp với những người xung quanh như thế nào thì con cái cũng sẽ ứng xử như vậy. Người lớn quan tâm xây dựng mối quan hệ “thân thiện” giữa các thành viên trong gia đình, thân thiện với hàng xóm láng giềng để con cái noi theo ấy chính là một sự phối hợp có hiệu quả cùng nhà trường “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

Đồng hành với sự giáo dục của gia đình là sự giáo dục của nhà trường và môi trường giáo dục của xã hội. Một xã hội có nhiều công dân tốt thì đất nước mới vững mạnh, xã hội mới văn minh, ít tệ nạn xã hội, con người đối xử với nhau thân ái, nhân hậu. Muốn vậy cả xã hội cần phải quan tâm đặc biệt và chăm lo đến sự nghiệp giáo dục. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Giáo dục trong nhà

trường chỉ là một phần, còn cần có sự giáo dục ngoài xã hội, trong gia đình để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn”. Học sinh cần phải được giáo dục trong sinh hoạt tập thể, cộng đồng, trong lao động, trong giao tiếp và ứng xử. Các đoàn thể, nhất là Đoàn Thanh niên, đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục rèn luyện thế hệ trẻ. Bác viết: “Trường học, gia đình và Đoàn

hoạt hàng ngày của thanh niên để kịp thời khuyến khích, uốn nắn, sửa chữa. Trường học, gia đình và đoàn thể thanh niên phải liên hệ chặt chẽ trong việc giáo dục thanh niên”. Bác bảo phải dạy cho các cháu: “Ở trong nhà, ở trường học, ở xã hội, chúng đều vui đều học. Muốn vậy thì các ban phụ trách nhi đồng cần phải liên lạc mật thiết với cha mẹ và thầy giáo của nhi đồng”. Bác cũng lưu

ý giáo dục thiếu niên và nhi đồng phải thực hiện theo phương pháp nêu gương. Thầy nêu gương cho trò, người lớn phải làm kiểu mẫu cho các cháu. Hiện nay có một bộ phận người lớn chưa quan tâm đến giáo dục thanh thiếu niên và trẻ em trong cộng đồng xã hội. Người lớn bắt gặp trẻ em hút thuốc lá, nói bậy, gây gổ, vi phạm giao thông ngoài đường,... nhưng không hề chỉ bảo, góp ý hoặc nghiêm khắc phê bình. Chính thái độ thờ ơ, vô cảm của người lớn làm cho trẻ con sinh nhờn, có đứa trẻ tưởng thế là hay, từ đó trượt dần vào những hành vi xấu hơn, nguy hiểm hơn, đôi khi vô tình tạo đà cho sự suy thoái nhân cách của một số thanh, thiếu niên. Trồng cây, muốn cây phát triển xanh tốt thì phải chăm bón từ lúc cây còn nhỏ; con người muốn phát triển thành công dân hữu ích thì phải được gia đình, nhà trường và xã hội phối hợp giáo dục ngay từ tấm bé như quan điểm của Makarenkô: “Giáo dục trẻ đòi hỏi lời nói nghiêm túc nhất, đơn

giản nhất và thành thật nhất – đó là 3 đức tính hướng dẫn cuộc sống của chúng ta”.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU HƯỚNG VẬN DỤNG TRI THỨC VỀ NHU CẦU CỦA CON NGƯỜI VÀO CÔNG TÁC QUẢN LÝ. PPTX (Trang 39 -44 )

×