Những nội dung giáo dục đạo đức cho sinh viên của các Trường Cao đẳng, Đại học cần phải lưu ý thực hiện:

Một phần của tài liệu Tài liệu Hướng vận dụng tri thức về nhu cầu của con người vào công tác quản lý. pptx (Trang 31 - 34)

3. Đảm bảo xây dựng lý tưởng cách mạng:

3.5. Những nội dung giáo dục đạo đức cho sinh viên của các Trường Cao đẳng, Đại học cần phải lưu ý thực hiện:

1. Tăng cường giáo dục đạo đức cách mạng, đạo đức Hồ Chí Minh. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh. Có thể nói chức năng và nhiệm vụ cơ bản của các môn học lý luận nói chung là xây dựng thế giới quan khoa học và nhân sinh quan cách mạng cho người học. Nó được hình thành trên cơ sở hệ thống các tri thức, các nguyên lý và quy luật. Tất cả các môn học lý luận: Triết học, Kinh tế chính trị học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Lịch sử Đảng, Tư tưởng Hồ Chí Minh đều thực hiện chức năng phương pháp luận, hình thành niềm tin, đây là yếu tố then chốt của nền đạo đức mới của sinh viên. Tình hình đó đặt ra yêu cầu rất nặng nề cho hệ thống những người làm công tác giảng dạy môn học này, nó đòi hỏi, một mặt phải có kiến thức sâu, rộng ở nhiều lĩnh vực, mặt khác, phải có khả năng truyền tải hệ thống thông tin đến cho người học một cách khác, đó là nghệ thuật truyền đạt, khả năng sư phạm phù hợp cho từng đối tượng. Chính vì thế, yêu cầu đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng giảng dạy các môn học này là một yêu cầu bắt buộc.

2. Đề cao pháp luật và giáo dục pháp luật cho sinh viên: Chúng ta ngày nay đang xây dựng Nhà nước pháp quyền. Việc trang bị kiến thức pháp luật,

hình thành thái độ, hành vi tự giác tuân thủ pháp luật là yêu cầu đòi hỏi bức xúc đối với mọi công dân nói chung, đối với sinh viên nói riêng hiện nay. Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải giáo dục tinh thần công dân. Hành vi đạo đức được điều chỉnh bằng lương tâm và dư luận xã hội còn hành vi pháp luật được điều tiết bằng cơ chế quản lý và giám sát của các cơ quan chức năng. Chúng ta phải giáo dục cho sinh viên “Sống và làm việc theo hiến pháp và

pháp luật”.

3. Xây dựng và sử dụng dư luận xã hội vào việc ủng hộ đạo đức đúng đắn lành mạnh. Ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực, các tệ nạn xã hội, phê phán các biểu hiện phi đạo đức.

4. Nêu cao ý thức trách nhiệm xã hội đối với mỗi người: Ý thức trách nhiệm xã hội đối với mỗi người thông qua môi trường sống; môi trường sống ngày nay bao gồm môi trường vĩ mô như gia đình, cộng đồng nơi ở; hàng xóm láng giềng, nhà trường, cơ quan, cơ sở sản xuất hoặc một đoàn thể xã hội như chi bộ, chi đoàn, công đoàn, các hội quần chúng... Việc nêu cao ý thức trách nhiệm xã hội đối với mỗi người chính là giáo dục những giá trị đạo đức, văn hóa truyền thống tốt đẹp cho sinh viên.

5. Chú trọng việc nêu gương đạo đức: Trong sự nghiệp giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ Đảng viên và nhân dân trước đây, Bác Hồ thường sử dụng gương "người tốt việc tốt", một phong trào có tính quần chúng và tác động sâu rộng trong nhân dân. Vì vậy, việc giáo dục đạo đức cho sinh viên cũng rất cần hình thức nêu gương. Các cán bộ Đảng viên, thầy giáo, bằng lối sống trong sáng, tận tụy trong công việc, bằng vốn hiểu biết sâu rộng, bằng sự công minh có tình có lý trong đối xử với sinh viên sẽ có tác dụng cảm hóa, hình thành nhân cách tốt cho sinh viên. Công tác thi đua khen thưởng phải kịp thời nhằm khuyến khích những sinh viên có thành tích trong các phong trào học tập, rèn luyện về nhiều mặt cũng là một hình thức nêu gương. Chúng ta nên thấy rằng, nêu gương đúng, hợp lý sẽ có tác dụng to lớn hơn nhiều cho sinh viên so với lối lý thuyết một chiều, xơ cứng.

6. Quan tâm phát triển các hoạt động thể thao, văn hoá nghệ thuật lành mạnh để phát triển thể lực và trí lực làm phong phú tâm hồn và đời sống tình cảm cho sinh viên. Giáo dục đạo đức cho sinh viên không chỉ bằng thuyết giáo qua những bài giảng trên lớp mà cần phải thông qua các hoạt động giao lưu của con người với con người trong môi trường xã hội và tự nhiên thì mới tạo ra cảm xúc, tình cảm và hành vi đạo đức lành mạnh.

7. Chăm lo hơn nữa việc xây dựng gia đình văn hoá. Đây là trách nhiệm của xã hội, của mỗi gia đình để góp phần giáo dục giá trị đạo đức cho sinh viên. Trong quá trình hình thành đạo đức cá nhân cho sinh viên, gia đình bao giờ cũng là môi trường đầu tiên và quan trọng đối với mỗi cá nhân. Vì vậy, giáo dục cho sinh viên có thái độ, hành vi cụ thể xây dựng gia đình thành một môi trường sống lành mạnh, có văn hóa, thành một tập thể lao động, quan hệ xã hội tốt đẹp chính là giáo dục một giá trị đạo đức của con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

8. Kết hợp giáo dục giữa gia đình, nhà trường và xã hội: Giải pháp giáo dục đạo đức cho sinh viên chính là tạo sự thống nhất môi trường và quá trình giáo dục giữa gia đình, nhà trường và xã hội với hoạt động tự hoàn thiện của cá nhân người được giáo dục một cách tự giác. Như vậy, cần phải có một môi trường giáo dục, môi trường văn hóa thuận lợi cho giáo dục, trong đó mọi người từ gia đình đến cộng đồng cùng nhà trường làm tốt việc định hướng giá trị của xã hội chúng ta.

Một phần của tài liệu Tài liệu Hướng vận dụng tri thức về nhu cầu của con người vào công tác quản lý. pptx (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w