HỆ THỐNG GIÁO DỤC CỦA A.S MAKARENKÔ:

Một phần của tài liệu Tài liệu Hướng vận dụng tri thức về nhu cầu của con người vào công tác quản lý. pptx (Trang 37 - 39)

Đánh giá vị trí của Makarenkô, trong lịch sử giáo dục nhân loại thường được xét trên hai bình diện đóng góp của ông về thực tiễn (hoạt động tổ chức giáo dục) và những cống hiến của ông cho kho tàng lý luận giáo dục. Riêng mặt thứ hai, cho đến nay do những phương pháp luận nghiên cứu khác nhau, đánh giá cống hiến của ông cũng có những mức độ khác nhau. Hệ thống giáo dục của Makarenkô bao gồm những vấn đề sau đây:

2.1. Tính biện chứng của quá trình giáo dục (lôgic sư phạm). 2.2. Chủ nghĩa nhân đạo và lạc quan xã hội chủ nghĩa Makarenkô. 2.3. Lý luận giáo dục tập thể và tập thể cơ sở.

2.4. Kinh nghiệm về kết hợp giữa các mặt giáo dục: lao động sản xuất, giáo dục kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp, dạy nghề, trí dục, thể dục, mỹ dục trong quá trình hình thành con người Xã hội chủ nghĩa.

2.6. Quan điểm của Makarenko về nhà giáo dục và tập thể nhà giáo dục. 2.7. Vấn đề quản lý giáo dục trong di sản của Makarenkô.

2.8. Vấn đề phương pháp luận khoa học giáo dục.

2.9. Phương pháp - Nghệ thuật (kỹ thuật, tài năng) sư phạm của Makarenkô trong đó bao gồm các phương pháp:

+ Phương pháp tác động song song.

+ Phương pháp giáo dục bằng hệ thống viễn cảnh. + Giáo dục bằng bùng nổ sư phạm.

+ Giáo dục bằng truyền thống.

+ Giáo dục bằng cái đẹp và nghệ thuật.

+ Giáo dục bằng chế độ sinh hoạt, khen thưởng, trách phạt. + Giáo dục bằng nêu gương.

+ v.v…

2.10. Những vấn đề Tâm lý học trong di sản của Makarenkô: + Về Tâm lý học nhân cách.

+ Tâm lý học hoạt động. + Tâm lý học lứa tuổi. + Tâm lý học phạm pháp. + Tâm - sinh lý học. + Tâm lý học dạy học. + Tâm lý học giáo dục. + Tâm lý học lao động. + Tâm lý học quản lý.

Nếu nghiên cứu một cách sâu rộng sẽ thấy từng vấn đề trên đã được thể trong các tác phẩm và trong hoạt động của Makarenkô rất sâu sắc. Phần hai, xin dẫn chứng cụ thể quan điểm của Makarenkô về vấn đề giáo dục gia đình trong Hệ thống giáo dục nói trên của Makarenkô.

PHẦN II: QUAN ĐIỂM CỦA MAKARENKÔ VỀ GIÁO DỤC GIA ĐÌNH1. Vấn đề giáo dục gia đình: 1. Vấn đề giáo dục gia đình:

Gia đình là môi trường giáo dục - lực lượng giáo dục đầu tiên, ảnh hưởng đến đứa trẻ - trước hết là ảnh hưởng của cha mẹ một cách sâu sắc. Vì vậy, giáo dục gia đình đã trở thành một bộ phận quan trọng trong sự nghiệp giáo dục trẻ. Song giáo dục gia đình vốn có những đặc trưng riêng của nó nên vấn đề đặt ra là nhà trường phải liên kết với gia đình như thế nào để đảm bảo được tính thống nhất toàn vẹn của quá trình giáo dục thì giáo dục gia đình mới phát huy được ảnh hưởng và cùng với nhà trường giáo dục học sinh có hiệu quả.

Nội dung của giáo dục gia đình yêu cầu phải toàn diện, cả giáo dục tri thức và kinh nghiệm, giáo dục đạo đức và lối sống, giáo dục nhân cách, thẩm mỹ, ý thức cộng đồng. Phương pháp giáo dục của gia đình cũng rất đa dạng, song chủ yếu là phương pháp nêu gương, thuyết phục, chịu ảnh hưởng không ít của tư tưởng, lối sống, tâm lý, gia phong của gia đình truyền thống. Dù giáo dục xã hội đóng vai trò ngày càng quan trọng, có ý nghĩa quyết định, nhưng có những nội dung và phương pháp giáo dục gia đình mang lại hiệu quả lớn không thể thay thế. Giáo dục gia đình còn bao hàm cả tự giáo dục. Do đó, chủ thể giáo dục gia đình Việt Nam cơ bản và chủ yếu vẫn là thế hệ cha mẹ, ông bà đối với con cháu.

Một phần của tài liệu Tài liệu Hướng vận dụng tri thức về nhu cầu của con người vào công tác quản lý. pptx (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w