Giáo dục để hình thàn hở sinh viên thái độ đứng đắn, tình cảm, niềm tin đạo đức trong sáng đối với bản thân, mọi người, với sự nghiệp

Một phần của tài liệu Tài liệu Hướng vận dụng tri thức về nhu cầu của con người vào công tác quản lý. pptx (Trang 25 - 28)

3. Mục tiêu, phương pháp giáo dục đạo đức đối với sinh viên:

3.2.Giáo dục để hình thàn hở sinh viên thái độ đứng đắn, tình cảm, niềm tin đạo đức trong sáng đối với bản thân, mọi người, với sự nghiệp

niềm tin đạo đức trong sáng đối với bản thân, mọi người, với sự nghiệp cách mạng của Đảng, dân tộc và với mọi hiện tượng xảy ra xung quanh:

Đây là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của giáo dục đạo đức đối với sinh viên. Bởi vì, thái độ, tình cảm, niềm tin đạo đức đối với bản thân và các hiện tượng xã hội sẽ tạo ra động lực bên trong điều chỉnh nhận thức và hành vi của con người. Để thực hiện mục tiêu, nhà trường cần phải:

- Nhà trường có trách nhiệm phải xây dựng tình cảm và củng cố niềm tin của sinh viên vào sự lãnh đạo của Đảng, vào chế độ và hiện thực ngày càng tốt đẹp của công cuộc đổi mới đất nước. Khi sinh viên đã có niềm tin vững chắc thì sẽ quyết định khuynh hướng, mục đích và hiệu quả hoạt động của mình và sẽ hoạt động hăng say, tích cực trong học tập, công tác, đóng góp thiết thực cho đất nước, xã hội.

- Nhà trường phải tăng cường giáo dục cho sinh viên tình cảm yêu nước nồng nàn. Yêu nước tức là yêu độc lập của đất nước; yêu chủ nghĩa xã hội; là phải làm giàu cho gia đình và đất nước, muốn làm giàu thì phải học tập; phải trung với Đảng, với nước, hiếu với nhân dân. Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và giao lưu quốc tế hiện nay thì “trung” và “hiếu” phải được coi là

giá trị nổi bật để sinh viên không dễ sa vào cạm bẫy của kẻ thù. Nhà trường phải giáo dục lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội giữ vai trò quyết định, là nền tảng điều chỉnh mọi hành vi của sinh viên, xác định thái độ lựa chọn và ứng xử trước những biến động to lớn do cơ chế thị trường đặt ra. Có thể nói giáo dục tình cảm yêu nước là nội lực quan trọng để tạo cho sinh viên,

những người chủ tương lai của đất nước, ý chí tự lực tự cường, say mê trong lao động, học tập. Khi tiến hành giáo dục lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, Nhà trường chú ý không thể tách rời khỏi việc giáo dục thế giới quan cách mạng và nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa cho sinh viên. Bởi vì, nhận thức đúng là yếu tố cốt lõi tạo niềm tin có căn cứ khoa học. Tuy nhiên, thế giới quan và nhất là nhân sinh quan giai đoạn cách mạng hiện nay đã được bổ sung nhiều nhân tố mới do chính cuộc sống mang lại.

- Nhà trường phải quan tâm giáo dục ý thức cộng đồng; tạo điều kiện để mỗi cá nhân sinh viên hăng say phấn đấu trong lao động và học tập tự khẳng định mình gắn mình với cộng đồng, với xã hội. Đồng thời cộng đồng phải tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển, trưởng thành của mỗi cá nhân. Sự gắn bó của cá nhân sinh viên với cộng đồng và sự quan tâm của cộng đồng đối với cá nhân sinh viên sẽ tạo ra sức mạnh vật chất và tinh thần to lớn giúp cho sinh viên vượt qua những điều kiện khó khăn, quyết tâm phấn đấu giành thắng lợi cho bản thân, qua đó sinh viên sẽ cống hiến, đóng góp hết sức mình cho cộng đồng, cho xã hội. Giáo dục ý thức cộng đồng cho sinh viên là tạo dựng ý thức cộng đồng, tinh thần khoan dung, mình vì mọi người, chống chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, bảo vệ môi trường sống. Tinh thần khoan dung và ý thức cộng đồng là kết tinh của các giá trị truyền thống, nó được hình thành trong lịch sử chống giặc ngoại xâm và dựng nước của dân tộc, tinh thần ấy tạo nên sức mạnh tiềm ẩn bên trong của con người Việt Nam. Biểu hiện cụ thể, sinh động là bằng nhiều hình thức giáo dục cho sinh viên về ý thức tập thể như xây dựng các hoạt động thường xuyên của các phong trào “uống nước nhớ nguồn”, “đền ơn đáp nghĩa”, phụng dưỡng những người có công với cách mạng, các bà mẹ Việt Nam anh hùng, bảo vệ của công, giữ vững kỷ cương, nội quy, quy chế ở trong khu nội trú nhà trường cũng như nơi ngoại trú ngoài nhà dân....

- Ngày nay vấn đề sinh viên rất quan tâm và bức xúc là nghề nghiệp, việc làm sau khi ra trường. Do đó, giáo dục đạo đức nghề nghiệp phải coi là nội dung cơ bản trong giáo dục lý tưởng đạo đức cho sinh viên. Giáo dục đạo đức

nghề nghiệp là giúp sinh viên có trách nhiệm cao đối với ngành nghề mà họ đã lựa chọn, từ đó khơi dậy lòng nhiệt tình, yêu nghề để họ phục vụ tốt nhất cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cho nên, cùng với các biện pháp điều chỉnh của Nhà nước, việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường sẽ tác động tích cực đối với sinh viên, khiến họ có thể hy sinh lợi ích cá nhân để cống hiến cho xã hội, chấp nhận làm việc ở những nơi khó khăn, gian khổ nhất.

Trong việc giáo dục đạo đức, lý tưởng cho sinh viên, cần kết hợp giữa giáo dục truyền thống như yêu nước, lòng nhân ái, vị tha, trung hiếu, cần, kiệm... Với các giá trị đạo đức mới như chủ động, sáng tạo, tự lập, tự chủ, vượt khó,... Có như vậy mới giúp họ khẳng định bản thân và hòa nhập vào xã hội hiện đại; hơn nữa, để họ không mất gốc mà còn có điều kiện vươn lên làm chủ khoa học, công nghệ.

Kết hợp giữa giáo dục đạo đức, lý tưởng với giáo dục lý luận trong sinh viên, với mục đích làm thế nào để chúng ta đào tạo một lớp thanh niên trí thức “vừa hồng vừa chuyên” như Bác Hồ kính yêu của chúng ta hằng mong đợi. Đây không chỉ là trách nhiệm của đội ngũ giảng viên lý luận trong các Trường Cao đẳng, Đại học mà quan trọng hơn còn là sự tự ý thức của sinh viên cùng sự kết hợp của nhà trường và của toàn xã hội ... Có như vậy mới thiết thực góp phần hình thành và củng cố lý tưởng sống đúng đắn cho sinh viên của đất nước trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Sự tác động của khoa học, công nghệ đang làm cho đời sống kinh tế - xã hội có những bước chuyển biến nhanh chóng. Để có thể thích nghi được với hoàn cảnh đó, đòi hỏi thế hệ sinh viên ngày nay phải có tinh thần tự chủ nhạy bén, chấp nhận sự hy sinh, dám đương đầu khẳng định mình. Vì thế, một trí tuệ cao, thể chất cường tráng, ý chí mạnh mẽ chủ động trong công việc là những phẩm chất của sinh viên, phải coi đó là những điều kiện để sau khi ra trường, họ có thể hoàn thành được nhiệm vụ do cuộc sống đặt ra. Đây có thể được xem là nét đạo đức khác biệt hơn cả so với các giá trị đạo đức truyền thống.

- Các mặt trái của cơ chế thị trường đang tác động sâu rộng lên mọi mặt của đời sống xã hội, có nguy cơ làm băng hoại những giá trị được hình thành lâu đời trong lịch sử. Vì thế, một trong những nội dung quan trọng của giáo dục đạo đức cho sinh viên là giáo dục đạo đức của văn hóa giao tiếp, những quan niệm lành mạnh về tình yêu lứa đôi, về hạnh phúc gia đình, về cái đẹp và đạo đức trong nghề nghiệp đang được học, trong kinh doanh của cuộc sống hàng ngày.... Các giá trị nêu trên có ý nghĩa nhân văn to lớn khi các em bước vào cuộc sống sau này.

Một phần của tài liệu Tài liệu Hướng vận dụng tri thức về nhu cầu của con người vào công tác quản lý. pptx (Trang 25 - 28)