Các tiền đề để xây dựng mô hình bảo hiến độc lập và hoàn thiện ở

Một phần của tài liệu Mô hình tòa án hiến pháp của vài nước trên thế giới và vấn đề xây dựng tòa án hiến pháp ở việt nam (Trang 60)

thiện ở Việt Nam

Ở Việt Nam thì ngành Tòa án không có quyền giám sát tính hợp hến, hợp pháp của các văn bản quy phạm pháp luật. Do vậy, việc thành lập một Tòa án Hiến pháp ở Việt Nam là rất cần thiết. Vấn đề là Tòa án Hiến pháp đó được thành lập ra sẽ thuộc hệ thống Tòa án đương thời hay tách bạch hẳn với nhánh quyền lực tư pháp này.

Đã là một cơ chế tài phán thì nhất thiết là phải có đối tượng xét xử, vậy đối tượng xét xử của tài phán hiến pháp là gì? Đối tượng xét xử của tài phán hiến pháp thường có hai nhóm: tranh chấp về thẩm quyền giữa các cơ quan hiến định và các khiếu kiện của công dân về việc quyền cơ bản của họ bị các cơ quan nhà nước vi phạm. Nếu trao cho cơ quan tài phán hiến pháp nhóm đối tượng xét xử thứ nhất thì sẽ dẫn đến cơ quan tài phán hiến pháp có quyền làm rõ phạm vi thẩm quyền, như vấy sẽ gián tiếp phân định thẩm quyền giữa các cơ quan hiến định khác. Điều này là hoàn toàn không phù hợp với một quốc gia theo chính thể cộng hòa nghị viện tương tự như Việt Nam. Nếu như cơ quan tài phán hiến pháp có quyền phân định thẩm quyền giữa Quốc hội và chính phủ thì liệu có phải là cơ quan tài phán này sẽ đứng cao hơn Quốc hội? Điều này rất

mâu thuẫn với việc Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, là cơ quan do nhân dân trực tiếp bầu ra. Theo một lẽ logic, cơ quan tài phán hiến pháp không do nhân dân trực tiếp bầu ra nhưng cơ quan này lại có quyền tuyên bố một đạo luật của Nghị viện là vi hiến và không có giá trị áp dụng, điều này sẽ rất mâu thuẫn. Đối với nhóm đối tượng xét xử thứ hai của tài phán hiến pháp là vấn đề chủ thể của quyền cơ bản. Điều này cũng có rất nhiều.

Để xây dựng một cơ chế bảo hiến thì chúng ta cần trung thành với các quan điểm cơ bản sau: Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động của thiết chế bảo hiến, thể hiện đúng tinh thần của Đại hội X của Đảng xây dựng cơ chế phán quyết tài phán về những vi phạm Hiến pháp trong hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp”. Điều này cũng có nghĩa rằng cơ quan bảo hiến phải là cơ quan có khả năng độc lập trong việc ra phán quyết về tranh chấp và vi phạm hiến pháp. Bảo đảm nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước đã được ghi nhận tại điều 2 của Hiến pháp: Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” và quy định tại điều 83 “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”

Các nhà khoa học cho rằng: để xây dựng và vận hành thành công một cơ chế bảo hiến có hiệu quả ở Việt Nam, chúng ta cần có sự chuẩn bị chu đáo trên nhiều phương diện:

Về mặt chính trị: cần phải biến quyết tâm chính trị của cơ quan lãnh

đạo cao nhất của Đảng thành hành động cụ thể để xây dựng văn hóa chính trị và sự giác ngộ chính trị của mỗi công dân; loại bỏ thái độ thờ ơ với chính trị, với công việc chung của đất nước, sự vô cảm trước những biểu hiện vi phạm Hiến pháp, dân chủ, nhân quyền từ phía các công dân cũng như đào tạo được một đội ngũ lãnh đạo có bản lĩnh để xây dựng cơ chế bảo hiến.

Về mặt nhận thức: đổi mới nhận thức về Hiến pháp dựa trên nền tảng

lý luận hiện đại về Hiến pháp (vị trí tối cao của Hiến pháp không chỉ trong hệ thống pháp luật, trong tổ chức nhà nước mà còn trong đời sống xã hội – vai trò xã hội của Hiến pháp) và chủ nghĩa lập hiến (tư tưởng giới hạn chính

quyền để bảo vệ con người). Đổi mới nhận thức về nguyên tắc tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước: chủ nghĩa tập quyền cần được hiểu theo nghĩa bản chất chứ không nhất thiết phải theo nghĩa tổ chức. Đổi mới nhận thức về vai trò của các cơ quan nhà nước (Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất nhưng rất cần cơ chế giám sát hữu hiệu chính hoạt động của nó, vị trí độc lập của Tòa án…) và bản chất hoạt động công quyền (luôn chứa đựng nguy cơ vi hiến cao độ). Phạm vi của các nghiên cứu so sánh kinh nghiệm bảo hiến cũng là vấn đề được đặt ra để có nhận thức toàn diện. Các nhà khoa học đề nghị: không chỉ nghiên cứu các mô hình bảo hiến ở những quốc gia đã có lịch sử tài phán Hiến pháp lâu đời mà còn cần nghiên cứu cả các quốc gia chưa có hoặc đang trên đường xây dựng nền tài phán Hiến pháp (như Hà Lan, Bỉ); hoặc cần tính đến kinh nghiệm của chính chúng ta trong việc xây dựng nền tài phán hành chính đã được khởi xướng từ năm 1995; thậm chí kinh nghiệm tài phán Hiến pháp của chính quyền Sài Gòn…

Về mặt tâm lý xã hội: cần tiến hành quảng bá Hiến pháp và vấn đề bảo

hiến trong công chúng nhằm giúp nhân dân hiểu rằng Hiến pháp được lập ra là để phục vụ cho cuộc sống, vừa thiêng liêng vừa thiết thân với mọi người; từ đó mới tạo được sự đồng thuận trong toàn xã hội – nguồn sinh khí vô tận của mọi cuộc cải cách. Khi các quyền cơ bản bị xâm hại, công dân hoàn toàn có thể viện dẫn Hiến pháp để bảo vệ mình. Các cơ quan công quyền phải xem Hiến pháp là thước đo để giải quyết những yêu cầu hợp hiến đó của người dân cũng như chuẩn mực trong hành xử trong bộ máy nhà nước.

Về mặt pháp lý: cần sửa đổi một cách toàn diện Hiến pháp năm 1992 theo hướng gọn về cơ cấu và chuẩn mực về nội dung: Hiến pháp mới cần tập trung quy định tổ chức quyền lực nhà nước và quyền con người, quyền công dân; đồng thời, mạnh dạn loại bỏ những quy định mang nặng tính tuyên ngôn hoặc liệt kê không phù hợp với tính chất chính trị - pháp lý của một bản văn Hiến pháp. Song song đó là việc nghiên cứu một cách có hệ thống về mô hình của cơ quan bảo hiến chuyên trách: vị trí, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, thủ tục hoạt động (tố tụng Hiến pháp) để ban hành đạo luật về Tòa án Hiến pháp hay Hội đồng bảo hiến

Một phần của tài liệu Mô hình tòa án hiến pháp của vài nước trên thế giới và vấn đề xây dựng tòa án hiến pháp ở việt nam (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)