Tòa án Hiến pháp Thái Lan

Một phần của tài liệu Mô hình tòa án hiến pháp của vài nước trên thế giới và vấn đề xây dựng tòa án hiến pháp ở việt nam (Trang 37)

Thái Lan là một quốc gia nằm ở vùng Đông Nam Á, phía Bắc giáp Lào và Myanma, phía Đông giáp Lào và Campuchia, phía Nam giáp vịnh Thái Lan và Malaysia, phía Tây giáp Myanma và biển Andaman. Lãnh hải Thái Lan phía Đông Nam giáp với lãnh hải Việt Nam ở vịnh Thái Lan, phía Tây Nam giáp với lãnh hải Indonesia và Ấn Độ ở biển Andaman. Thái Lan là một quốc gia quân chủ lập hiến đứng đầu là vua Bhumibol Adulyadej lên ngôi

từ năm 1946, vị nguyên thủ quốc gia tại vị lâu nhất trên thế giới và vị vua trị vì lâu nhất trong lịch sử Thái Lan. Vua Thái Lan theo nghi thức là nguyên thủ, tổng tư lệnh quân đội và nhà lãnh đạo tinh thần Phật giáo của đất nước. Thủ đô Băng Cốc là thành phố lớn nhất và là trung tâm chính trị, thương mại, công nghiệp và văn hóa. Thái Lan có diện tích 513.000 km2

(198.000 dặm vuông) lớn thứ 50 trên thế giới và dân số khoảng 64 triệu người đông thứ 21 trên thế giới. Khoảng 75% dân số là dân tộc Thái, 14% là người gốc Hoa và 3% là người Mã Lai, phần còn lại là những nhóm dân tộc thiểu số như Môn, Khmer và các bộ tộc khác. Có khoảng 2,3 triệu người nhập cư hợp pháp và bất hợp pháp ở Thái Lan. Ngôn ngữ chính thức là tiếng Thái. Phật giáo Nam Tông được coi là quốc giáo ở Thái Lan với tỉ lệ người theo đạo trên là 95%, là 1 trong những quốc gia Phật giáo lớn nhất thế giới theo tỉ lệ dân số. Hồi giáo chiếm 4,6% dân số và Công giáo Rôma khác chiếm 0,7% dân số. Kinh tế Thái Lan phát triển nhanh từ 1985 đến 1995 và trở thành một quốc gia công nghiệp mới trong đó du lịch với những điểm đến nổi tiếng như Ayutthaya, Pattaya, Bangkok, Phuket, Krabi, Chiang Mai, và Ko Samui và xuất khẩu đóng góp lớn cho nên kinh tế. Có khoảng 2,2 triệu người nhập cư hợp pháp và bất hợp pháp ở Thái Lan.

Từ năm 1932 đến năm 1997, Thái Lan đã có tới 18 bản Hiến pháp. Như vậy, trung bình khoảng 4 năm Thái Lan lại có một bản hiến pháp mới. Bản Hiến pháp mới ra đời là sự đánh dấu của một đảng phái lên cầm quyền ở Thái Lan. Điều này vừa phản ánh sự thay đổi để phù hợp của nền chính trị đồng thời cũng cho thấy sự lạm quyền và can thiệp sâu sắc vào đời sống chính trị của các đảng phái. Và xuất phát từ nhu cầu nhằm hạn chế sự làm quyền này, Tòa án Hiến Pháp đã ra đời.

So với các nước có nền lập hiến thì Thái Lan là một nước có tòa án Hiến pháp muộn, năm 1998. Người Thái Lan với bản tính khôn khóe đã chọn

cho mình những cái được coi là tinh hoa nhất của hai hệ thống pháp luật trên thế giới là Common Law và Civil Law. Hiến pháp năm 1997 đa tạo nên một sự thay đổi mang tính cải cách khi mà cả hai Tòa án Hiến Pháp và tòa án hành chính được thành lập. Hiến pháp đã dành hẳn 16 trong tổng số 336 điều để quy định về tòa án hiến pháp. Có lẽ cũng vì lý do đó mà Thái Lan có điều kiện lựa chọn cho mình một mô hình tòa án Hiến pháp phù hợp với điều kiện của quốc gia mình. Mô hình tòa án hiến pháp ở Thái Lan về cơ bản là theo mô hình của các nước Châu Âu nhưng có sự thay đổi cho phù hợp. Đặc điểm cơ bản của Thái Lan là xây dựng một cơ quan giám sát hiến pháp độc lập với ba nhánh quyền lực lập pháp – hành pháp và tư pháp. Theo mô hình này thoạt đầu người ta tưởng rằng tòa án hiến pháp nằm trong hệ thống cơ quan tư pháp nhưng thực chất nó lại hoàn toàn độc lập với cơ quan tư pháp. Để hiểu rõ vấn đề này chúng ta tìm hiểu thêm ở mô hình tòa án Hiến pháp Thái Lan.

Ở Thái Lan, sau nhiều lần Hiến pháp được sửa đổi thì đến 10/1997 Hiến pháp hiện hành được thông qua. Đến tháng 11-1998, theo chỉ dụ của Nhà vua Thai Lan, tòa án hiến pháp được thành lập. Hệ thống pháp luật của Thái Lan là sự kết hợp hết sức mền dẻo của những gì tốt nhất giữa hai hệ thống pháp luật trên thế giới là Common Law và Cilvil Law, do đó Thái Lan cũng đã tiếp thu được mô hình Tòa án hiến pháp ở các nước Châu âu có thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh của nước mình. Ở Thái Lan, Tòa án Hiến pháp được thành lập theo một trình tự đặc biệt, có những thẩm quyền mà cơ quan hành pháp và tư pháp không có, quy trình và thủ tục giải quyết các vụ án khác biệt so với các tòa án khác.

Ở Thái Lan, Toà án Hiến pháp được thành lập năm 1998 theo bản Hiến pháp mới để giải quyết những vụ kiện liên quan đến Hiến pháp. Toà án Hiến pháp gồm Chủ tịch và 14 thẩm phán được Nhà vua bổ nhiệm theo đề nghị của Thượng viện. Trong 15 thẩm phán, năm người đến từ Toà án tối cao và hai

người từ Toà án hành chính. Họ được tuyển chọn bởi hội đồng chung của Toà án tối cao và Toà án hành chính. Năm người khác được tuyển chọn bởi Thượng viện từ một danh sách các chuyên gia pháp luật được giới thiệu bởi Uỷ ban bầu cử. Ba người còn lại được chọn bởi Thượng viện từ danh sách các nhà khoa học chính trị được giới thiệu bởi Hội đồng đề cử. Nhiệm kỳ của các thẩm phán, bao gồm cả Chủ tịch là chín năm và không gia hạn. Chánh án Tòa án Hiến pháp được các thẩm phán tòa án hiến pháp bầu. Kết quả bầu chánh án phải được báo cáo với chủ tịch Thượng viện để thượng viên xem xét, đề nghị nhà vua bổ nhiệm. Văn phòng tòa án hiến pháp Thái Lan là cơ quan đảm nhiệm vai trò giúp việc cho Hội đồng thẩm phán, đứng đầu là tổng thư ký. Tất cả các nhân viên của văn phòng tào án hiến pháp đều thuộc biên chế nhà nước và hưởng lương từ ngân sách nhà nước

Toà án Hiến pháp Thái Lan có các thấm quyền:

- Xác định tính hợp hiến những quyết định của cơ quan nhà nước và đạo luật của Quốc hội khi có kiến nghị của Toà án hoặc của một nguyên đơn, bị đơn khi họ có những chứng cứ cho rằng, những quyết định của cơ quan nhà nước hoặc đạo luật được áp dụng để xét xử có sự vi hiến;

- Xác định tính hợp hiến của các dự luật khi được yêu cầu của các Hạ nghị sĩ, các Thượng nghị sĩ hoặc Bộ trưởng quan trọng;

- Xác định tính hợp hiến của bất kỳ đạo luật nào, quy định hoặc hoạt động của những cơ quan độc lập khi được yêu cầu bởi thanh tra viên;

- Giải quyết những vấn đề liên quan đến tư cách của Hạ nghị sĩ hoặc Thượng nghị sĩ hay thành viên nội các khi được yêu cầu bởi Hạ nghị sĩ, Thượng nghị sĩ hoặc Uỷ ban chống tham nhũng quốc gia;

- Giải quyết yêu cầu của Uỷ ban chống tham nhũng về sự thiếu trung thực của một chính khách khi kê khai tài sản và các khoản thu nhập, hoặc xem xét sự đúng đắn của những tài sản đó. Nếu toà án nhận thấy chính khách có

tội, thì chính khách sẽ bị cách chức và không được phép nắm bất kỳ chức vụ chính trị nào trong vòng năm năm;

- Quyền giải tán một đảng chính trị khi được Uỷ ban bầu cử yêu cầu và quyết định điều lệ quy tắc của chính đảng, xác nhận điều lệ quy tắc của chính đảng có phù hợp với nguyên tắc dân chủ và chính thể quân chủ không. Toà án cũng có quyền huỷ bỏ quyết định của một đảng chính trị nếu nhận thấy quyết định đó không dân chủ;

- Được giao quyền giải quyết tranh chấp giữa các cơ quan nhà nước về thẩm quyền và trách nhiệm khi được Chủ tịch Quốc hội hoặc cơ quan hữu quan yêu cầu.

Toà án quyết định theo đa số phiếu của thẩm phán. Mỗi thẩm phán được yêu cầu đưa ra quyết định của mình và trình bày tại cuộc họp bằng miệng trước khi thông qua quyết định phiên toà. Điều này được Thái Lan Lan sử dụng rất hiệu quả và có tính khoa học, đảm bảo tính độc lập của các Thẩm phán.

Điều kiện để làm thẩm phán của tòa án Hiến pháp cũng được quy định hết sức nghiêm ngặt, phải là công dân của Thái Lan từ lúc mới sinh, có tuổi từ 45 đến 70, chưa từng là Bộ trưởng, thanh tra Quốc hội, Trưởng hoặc phó công tố viên, nếu tham gia giảng dạy thì ít nhất có học hàm là giáo sư và hiện không phải là Nghị sỹ, dân biểu hoặc quan chức địa phương, thành viên ủy ban bầu cử, cơ quan kiểm toán.. Việc bổ nhiệm Thẩm phán cũng theo một quy trình đặc biệt, độc lập với việc bổ nhiệm các thẩm phán của các tòa án tư pháo khác. Nhà vua bổ nhiệm các Thẩm phán và sau khi được bổ nhiệm, các thẩm phán của Tòa án Hiến pháp tuyên thệ trước nhà vua “làm việc trung thực, công bằng, vì lợi ích của nhân dân, sự bình yên của đất nước và bảo vệ chế độ quân chủ lập hiến”.

Các phán quyết của Tòa án Hiến pháp được thông qua thường có 5 phần: số hồ sơ bản án và ngày tuyên bản án theo phật lịch. Sau khi các thẩm

phán bổ phiếu biểu quyết, tòa án Hiến pháp phải hoàn tất các quyết định của mình trong vòng 15 ngày để gửi đăng công báo Hoàng Gia kèm theo quyết định cá nhân của tất cả các Thẩm phán tham gia hội đồng xét xử. Các quyết định và phán quyết của tòa án sẽ không bị xem xét lại, có hiệu lực pháp lý bắt buộc thi hành đối với mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân. Điểm đặc biệt nữa là Tòa án hiến pháp Thái Lan áp dụng hình thức án lệ trong xét xử. Theo thống kê từ năm 1998 đến 2002, Tòa án Hiến pháp Thái Lan đã cho xuất bản hai tập án lệ, mỗi tập dày hơn 500 trang khổ lớn với phán quyết của 249 vụ việc. Các quyết định của Tòa Án hiến pháp Thái Lan còn liên quan đến vấn đề bình đẳng giới. Tòa án Hiến pháp cũng đã ra phán quyết tuyên bố hành vi của một số chính khách là trái với hiến pháp khi những người này không thực hiện đúng việc kê khai tài sản của mình.

Một số thành tựu của Tòa án Hiến pháp Thái Lan: Trong thời gian hoạt động của mình, Tòa án hiến pháp Thái lan đã khắc phục được những nhược điểm của Ủy ban Hiến pháp trước đó. Đó là sự mở rộng về thẩm quyền: Minh bạch và dân chủ trong quá trình lựa chọn thẩm phán, trên lý thuyết không còn sự chi phối của các nhánh quyền lực nhà nước. Trong quá trình hoạt động của mình, Tòa án Hiến pháp đã có những đóng góp to lớn trong quá trình bảo đảm ổn định xã hội, đời sống chính trị của Thái Lan. Cũng như chấm dứt hành vi hoạt động chính trị không phù hợp với Hiến pháp. Ngoài ra, thông qua các phán quyết của mình, Tòa án Hiến pháp Thái Lan đã nỗ lực trong việc thể hiện sự đứng ngoài các vấn đề chính trị xã hội. Bằng cách đó, Tòa án Hiến pháp Thái Lan đã tăng cường tính độc lập, giữ được cho mình những chuẩn mực trong quá trình thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình.

Tuy nhiên, Tòa án Hiến pháp Thái Lan cũng có những mặt hạn chế nhất định: Đó là các việc về bảo vệ nhân quyền, các quyền công dân gần như không được Tòa án Hiến pháp bảo vệ. Mà ví dụ điển hình đó là thái độ của các thẩm

phán Tòa án Thái Lan trong việc bảo đảm quyền hiến định của công dân được thể hiện trong phán quyết 16/2545 (ngày 30/4/2002) trong việc Sirimit và Boonjuti kiện Hội đồng Thẩm phán Thái Lan. Vụ việc này được tóm tắt như sau: Năm 1999, Sirimit và Boonjuti đã nộp đơn xin vào làm thư ký Tòa án. Tuy nhiên hai người này đều bị dị tật ở chân. Và lấy lý do này, Tòa án Tối cao đã loại họ với lý do là không đủ điều kiện về thể chất. Họ đã gửi đơn khiếu kiện lên Hội đồng Thẩm phán. Và câu trả lời là: những người làm ở Tòa án phải được kính trọng và việc bị dị tật ở chân không đáp ứng được điều kiện đó. Họ tiếp tục gửi đơn lên Tòa án Hiến pháp yêu cầu xem xét tính hợp hiến của Điều 26 luật Thẩm phán của tòa án rằng những công dân có khiếm khuyết về mặt thể chất không được tham dự kỳ thi vào ngạch công chức tư pháp. Điều này đã mâu thuẫn với điều 30 của Hiến pháp là cấm phân biệt đối xử với công dân về điều kiện và thể lực. Tuy nhiên Tòa án đã ra phán quyết điều 26 khoản 10 của Luật về thẩm phán của tòa án là hợp hiến. Các thẩm phán đã đồng ý với điều 26 và thống nhất đưa ra viện dẫn rằng Hội đồng Thẩm phán có toàn quyền quyết định những người ưu tú nhất vào đội ngũ nhân viên của mình. Phán quyết này đã gây ra một làn sống phản đối và bất bình trong dân chúng. Song, không thể phủ nhận được sự ra đời và hoạt động của Tòa án Hiến pháp Thái Lan đã đánh dấu một bước quan trọng trong nhận thức xã hội về một xã hội thượng tôn pháp luật với Hiến pháp là đạo luật tối cao.

Có thể nói việc thành lập tòa án hiến pháp ở Thái lan được coi là một bước tiến đáng kể trong hoạt động chính trị của nước này. Bởi lẽ Thái Lan là một nước quân chủ, việc thành lập Tòa án hiến pháp coi như là việc chấp nhận san sẻ quyền lực cho một thiết chế mới. Tuy nhiên nhìn vào hoạt động đã đạt được của tòa án Thái Lan thì có thể thấy được lòng tin vào công lý của người dân, tạo ra một tiến bộ trong việc nhận thức tầm quan trọng của việc tôn trọng pháp luật mà hiến pháp là văn bản pháp lý tối thượng.

Thái Lan là một quốc gia tiếp thu được những thành tựu của mô hình tòa án hiến pháp phương tây trong việc xây dựng cho mình một mô hình giám sát hiến pháp phù hợp. Và thực tế đã chứng minh, hệ thống cơ quan giám sát hiến pháp của Thái là chuyên nghiệp và hoạt động có hiệu quả nhất ở khu vực Đông Nam Á hiện nay.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Có thể nói, ba quốc gia là Mỹ, Đức, Thái Lan là ba nước lớn đại diện cho ba khu vực khác nhau trên thế giới. Ba quốc gia này tuy có sự khác biệt nhau về địa lý, thể chế chính trị, văn hóa…nhưng như đã phân tích ở trên, cả ba đều đã chọn cho mình một mô hình bảo hiến phù hợp với điều kiện của quốc gia họ. Và thực tế đã chứng minh sự lựa chọn đó là phù hợp với xu hướng phát triển của mỗi quốc gia. Mỗi mô hình bảo hiến là một bài học cho chúng ta tham khảo trên con đường hoàn thiện mô hình bảo hiến ở nước mình. Tuy nhiên việc lựa chọn một mô hình bảo hiến cho Việt Nam nhất thiết phải có sự tìm hiểu, phân tích mọi yếu tố sao cho phù hợp nhất với điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa của nước ta.

Chƣơng 3

MÔ HÌNH BẢO HIẾN Ở VIỆT NAM VÀ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

VIỆC XÂY DỰNG TÕA ÁN HIẾN PHÁP Ở VIỆT NAM TRONG TƢƠNG LAI

Trên thế giới, Hoa kỳ là quốc gia duy nhất đã thành lập cơ chế tài phán hiến pháp ngay sau khi có bản hiến pháp đầu tiên. Các Quốc gia còn lại thông thường sẽ hình thành, xây dựng cơ chế tài phán hiến pháp sau khi bản hiến pháp đầu tiên ra đời trong khoảng thời gian từ 10 đến 90 năm. Sở dĩ có điều này là do cơ chế tài phán hiến pháp là một vấn đề lý luận hết sức phức tạp. Vậy vấn đề lý luận gì cần đặt ra khi chúng ta bắt tay vào xây dựng một cơ chế

Một phần của tài liệu Mô hình tòa án hiến pháp của vài nước trên thế giới và vấn đề xây dựng tòa án hiến pháp ở việt nam (Trang 37)