hiện nay, việc đòi hỏi phải có một mô hình bảo hiến độc lập và hoàn thiện
Như đã phân tích qua ba bản Hiến pháp ở trên, có thể nói cơ chế bảo hiến ở nước ta hiện nay bộc lộ nhiều khiếm khuyết. Đó là có quá nhiều chủ thể, nhiều tầng nấc làm hạn chế và làm lu mờ vai trò giám sát tối cao của Quốc hội, đồng thời làm hạn chế, giảm đi tính tối cao, tính hiệu lực của các hoạt động đó. Việc giám sat quá nhiều chủ thể dẫn đến tình trạng “lắm sãi không ai đóng cửa chùa”, “cha chung không ai khóc”.
Thứ nhất: Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, cơ quan
đại biểu cao nhất của nhân dân, có một trong những chức năng cơ bản là giám sát toàn bộ hoạt động của nhà nước nhằm bảo vệ Hiến pháp và pháp luật. Một trong những hoạt động quan trọng nhất của Quốc hội là hoạt động lập pháp. Hoạt động này theo một lẽ thông thường là phải đảm bảo tính hợp hiến, thống nhất với các đạo luật
Nhưng bản thân chính Quốc hội lại chưa có ai giám sát để đảm bảo rằng chính Quốc hội đang làm đúng các quy định của Hiến pháp. Quốc hội cũng như các thiết chế khác trong bộ máy nhà nước đều là những thực thể sống, đứng đầu đều là con người và không thể tránh được khỏi những sai sót, nhất là trong hoạt động rất quan trong là lập pháp. Có thể nói, Quốc hội vừa
làm luật, vừa giám sát, quyết định về việc một đạo luật do chính Quốc hội ban hành là trái Hiến pháp, điều này là không khách quan. Bên cạnh đó, Quốc hội còn có trách nhiệm giải quyết việc tuân thủ hiến pháp trong hoạt động xét xử của Tòa án (quyền tư pháp). Như vậy “còn có sự lẫn lộn giữa quyền lập pháp và quyền tư pháp trong hoạt động của Quốc hội”. Trong khi đó các đại biểu Quốc hội là chuyên gia pháp luật không nhiều, đa số đại biểu hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm, Quốc hội làm việc theo chế độ Hội nghị và quyết định theo đa số. Cơ cấu như vậy không đảm bảo đươc hiệu quả của cơ chế bảo hiến và thực tiễn cho thấy cơ chế này chưa hiệu quả. Trên thực tế, đã có các trường hợp văn bản Luật trái hiến pháp và các văn bản luật cũng trái nhau nhưng không có cơ quan nào đứng ra “phán quyết”, hay hủy bỏ văn bản pháp luật không hợp hiến, hợp pháp.
Thứ hai: Theo hiến pháp và luật hoạt động giám sát của Quốc hội, các cơ
quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội đều có quyền giám sát các văn bản quy phạm pháp luật của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Trong trường hợp nếu có phát hiện các văn bản quy phạm pháp luật này có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật thì các cơ quan của Quốc hội có quyền yêu cầu cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật không hợp hiến đó tự sửa đổi hoặc đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét quyết định bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản đó tại kỳ họp gần nhất. Như vậy cô hình chung biến Quốc hội thành có quan tài phán, điều này đã cho thấy trên thực tế hoạt động giám sát của quốc hội trong thời gian qua cho thấy hoạt động trên là chưa hiệu quả. Nên chăng chúng ta chuyển thẩm quyền bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật cho cơ quan tài phán, như vậy vừa đảm bảo cho Quốc hội là cơ quan lập pháp chứ không phải cơ quan tài phán, vừa đảm bảo tính chuyên sâu của cơ quan tài phán.
Thứ ba: Theo Hiến pháp thì ủy ban thường vụ được gia nhiệm vụ giải
thích hiến pháp, luật, pháp lệnh nhằm đảm bảo cho việc thi một cách thống nhất và ổn định. Tuy nhiên điều này hầu như nước ta chư thực hiện hoặc có thực hiện một cách yếu kém.
Từ những phân tích ở trên đã cho thấy việc bảo hiến hiện nay ở nước ta hoạt động chưa có hiệu quả, mà nguyên nhân xuất phát từ chính cơ chế, mô hình hoạt động cả nó. Sau đây là những bằng chứng cụ thể cho tình trạng vi Hiến, vi pháp:
Nghị định số 27-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ngày 9-3-1988 về kinh tế cá thể, kinh tế tư doanh sản xuất công nghiệp, dịch vụ công nghiệp, xây dựng, vận tải đã thừa nhận thành phần kinh tế tư nhân, công nhận hình thức sở hữu tư nhân, trong khi Hiến pháp năm 1980 không thừa nhận thành phần kinh tế và hình thức sở hữu tư nhân. Vì vậy, phần mở đầu của Nghị định này không phải căn cứ vào Hiến pháp năm 1980 mà căn cứ vào Nghị quyết Đại hội lần thứ VI Đảng Cộng sản Việt Nam và Nghị quyết Hội nghị lần thứ II Ban Chấp hành Trung ương Đảng đối với kinh tế cá thể, kinh tế tư doanh sản xuất công nghiệp, dịch vụ công nghiệp, xây dựng, vận tải; Hay Luật đầu tư nước ngoài được Quốc hội thông qua ngày 29/12/1987 cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được thành lập xí nghiệp 100% vốn nước ngoài; Luật công ty, Luật doanh nghiệp tư nhân được Quốc hội thông qua ngày 21/12/1990 quy định: “Nhà nước công nhận sự tồn tại lâu dài và phát triển của doanh nghiệp tư nhân, thừa nhận sự bình đẳng trước pháp luật của doanh nghiệp tư nhân với các doanh nghiệp khác", "chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tự do kinh doanh”, trong khi Điều 18 Hiến pháp năm 1980 quy định vẫn đang có hiệu lực, chưa hề được sửa đổi v.v.
Nhà nước tiến hành cách mạng về quan hệ sản xuất, hướng dẫn, sử dụng và cải tạo các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa, thiết lập và củng
cố chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất nhằm thực hiện một nền kinh tế quốc dân chủ yếu có hai thành phần: thành phần kinh tế quốc doanh thuộc sở hữu toàn dân và thành phần kinh tế hợp tác xã thuộc sở hữu tập thể của nhân dân lao động [21]
Những văn bản pháp luật này thể chế hóa đường lối đổi mới của Đảng, có vai trò và tác dụng to lớn trong việc chuyển đổi cơ chế, khai thác và phát huy mọi tiềm năng để phát triển kinh tế của đất nước. Tác dụng và hiệu quả của những văn bản pháp luật này là không thể phủ nhận được. Nhưng sẽ là hợp hiến và tốt hơn nếu trước khi ban hành những văn bản pháp luật “có lợi
cho dân, cho nước” này chúng ta cần phải sửa đổi, bãi bỏ các quy định lỗi
thời, lạc hậu của Hiến pháp năm 1980.
Hay Chỉ thị số 406/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 08.8.1994 “Về cấm sản xuất, kinh doanh và đốt pháo nổ”, mặc dù ý nghĩa, giá trị xã hội và
hiệu quả kinh tế - xã hội của Chỉ thị này là đặc biệt lớn lao, nhưng thời điểm ban hành chỉ thị này (1994), sản xuất, kinh doanh pháo nổ vẫn là ngành nghề sản xuất kinh doanh không bị pháp luật cấm. Điều 9 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 1990 quy định thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng pháo với mức thuế suất là 70% và đến ngày 5/7/1993, Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 1990 còn nâng mức thuế suất đối với mặt hàng pháo là 100%. Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ trái với Nghị định số 221-HĐBT và Nghị định số 222-HĐBT ngày 23/7/1991 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật doanh nghiệp tư nhân và Luật công ty liên quan đến sản xuất kinh doanh các loại pháo và trái với Luật thuế tiêu thụ đặc biệt của Quốc hội, nhưng những người, những cơ sở sản xuất kinh doanh pháo nổ đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề sản xuất kinh doanh pháo nổ vẫn nghiêm chỉnh chấp hành, không khiếu kiện gì và cũng không biết khiếu kiện ở đâu, vì Tòa án nước ta cho đến nay cũng không có
thẩm quyền xét xử các khiếu kiện về Văn bản quy phạm pháp luật bị cho là trái Hiến pháp, trái luật làm thiệt hại đến quyền và lợi ích của tổ chức, cá nhân v.v.
Nếu như những văn bản trên đây tuy trái với Hiến pháp, luật nhưng phù hợp với thực tiễn, phù hợp với lợi ích của Nhà nước, của nhân dân thì cũng có một số văn bản pháp luật khác vừa trái với Hiến pháp hoặc Luật, vừa hạn chế, “cắt xén” quyền hiến định của công dân. Ví dụ điển hình nhất là Thông tư số 02/2003/TT-BCA ngày 13/1/2003 của Bộ Công an quy định mỗi người được đăng ký 1 môtô hoặc xe máy là trái với quyền cơ bản của công dân được quy định tại Điều 58 của Hiến pháp năm 1992: “Công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh tư liệu sản xuất ...”. Phải 2 năm sau, khi người dân ở thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí
Minh khốn khó vì quy định vi hiến nói trên đã kêu ca, phàn nàn và báo chí đồng loạt lên tiếng… Bộ Công an mới ban hành Thông tư số 17/2005/TT- BCA ngày 21/11/2005 bãi bỏ quy định trái Hiến pháp này v.v.
Gần đây, xảy ra tình trạng Toà án và trọng tài kinh tế “giành nhau” xử kiện do chưa có sự thống nhất về luật, do có sự chênh nhau giữa pháp lệnh và Nghị quyết. Cụ thể là Điều 5 pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003 quy định trong trường hợp các bên có thỏa thuận trọng tài thì tòa án phải từ chối thụ lý tranh chấp, trừ trường hợp thỏa thuận đó vô hiệu. Tuy nhiên, Điểm b Tiểu mục 1.2 Mục 1 Nghị quyết 05 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao lại đưa ra một tình huống mới không có trong pháp lệnh: Nếu nguyên đơn thông báo cho bị đơn biết về việc kiện ra tòa mà bị đơn không phản đối trong bảy ngày thì coi như hai bên đã có sự lựa chọn mới là để tòa giải quyết tranh chấp thay cho trọng tài. Vụ này hiện nay vẫn đang trong quá trình tranh luận để chọn cơ quan thẩm quyền xử án!
Hay như tình trạng thông tư “đá” nghị định về thẩm quyền công chứng như sau: Theo Điểm c Khoản 1 Điều 119 Nghị định 181 ngày 29-10- 2004 của Chính phủ, đối với những hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng
đất giữa tổ chức với cá nhân, các bên có quyền chọn lựa hoặc đến phòng công chứng để chứng nhận hoặc đến UBND cấp xã (nơi có đất) để chứng thực. Quy định này vẫn được giữ nguyên khi Chính phủ ban hành Nghị định 17 năm 2006 để sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 181. Cho đến ngày 13-6-2006, khi Bộ Tư pháp cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư liên tịch số 04 hướng dẫn thẩm quyền công chứng, chứng thực các giao dịch đất thì mọi sự đã thay đổi. Cụ thể, nếu bên có bất động sản là tổ chức trong nước thì hợp đồng phải được công chứng tại phòng công chứng, không được đến UBND cấp xã. Thông tư này rõ ràng và dễ áp dụng nhưng ngặt nỗi lại “đá” nghị định lại trở thành làm khổ dân. Dân đang đứng “giữa hai con đường” không biết theo ai. Hồ sơ nộp đến cơ quan chức năng thì vẫn nằm đấy do cơ quan không biết áp dụng văn bản nào và không dám chứng vì sợ mình không có thẩm quyền. Tuy nhiên, vụ việc vẫn chưa có cơ quan chức năng nào lên tiếng!
Các minh chứng trên đã cho thấy cơ chế giám sát hiện nay chưa hiệu quả! Đó là một cơ chế bảo hiến chưa hữu hiệu. Vấn đề đặt ra lúc này là tìm một mô hình bảo hiến hữu hiệu cho Việt Nam. Chúng ta phải xây dựng một mô hình bảo hiến như thế nào, có thể áp dụng mô hình bảo hiến của thế giới vào Việt Nam hay không? Để trả lời cho những câu hỏi này, chúng ta cần thiết phải tìm hiểu các mô hình bảo hiến của thế giới để học tập kinh nghiệm và xây dựng mô hình, xây dựng cơ chế bảo hiến phù hợp với mình.