Tòa án Hiến pháp nước Đức

Một phần của tài liệu Mô hình tòa án hiến pháp của vài nước trên thế giới và vấn đề xây dựng tòa án hiến pháp ở việt nam (Trang 27)

Đức (Tên chính thức hiện nay Cộng hoà liên bang Đức,) là một quốc gia liên bang nằm ở Trung Âu và có chung đường biên giới với các nước Đan Mạch (về phía Bắc), Ba Lan và Séc (phía Đông), Áo và Thụy Sĩ (về phía Nam), Pháp, Luxembourg, Bỉ và Hà Lan (về phía Tây). Lãnh thổ Đức trải rộng 357.021 km vuông và có khí hậu ôn đới. Với 82 triệu người, Đức là nước có dân số lớn nhất trong Liên minh châu Âu và là nước có số dân nhập cư lớn thứ ba trên thế giới. Vùng đất Germania nơi nhiều man tộc German sinh sống đã được biết đến và có trong các tài liệu cổ từ trước năm 100. Họ được tôn vinh vì khát vọng độc lập dân tộc cao cả, dù gần sát Đế quốc La Mã hùng cường. Bắt đầu từ thế kỷ 10, lãnh thổ của Đức là phần giữa của Đế quốc La Mã Thần thánh cho đến năm 1806. Thế kỷ 16, miền Bắc Đức trở thành trung tâm của cuộc cải cách Kháng Cách, với cuộc cải cách tôn giáo của Thánh Martin Luther. Vào thế kỷ 18, một Vương quốc Kháng Cách là Phổ, dưới triều đại của vị anh quân, đánh thắng được người

Áo đứng đầu Đế quốc, để rồi vươn lên thành một trong những liệt cường Âu châu, mang lại niềm vinh quang cho dân tộc Đức. Vị Thủ tướng kiệt xuất Otto von Bismarck đã tiến thành công cuộc thống nhất nước Đức với chiến thắng trong các cuộc chiến tranh chống Đan Mạch và Áo, để rồi nước Đức lần đầu tiên được thống nhất vào giữa cuộc chiến tranh Pháp-Phổ vào năm 1871 trở thành một quốc gia dân tộc lớn mạnh vào thời kỳ cận - hiện đại. Sau Chiến tranh thế giới lần hai, năm 1949, nước Đức bị chia cắt thành hai quốc gia, Cộng hòa Dân chủ Đức (Đông Đức) và Cộng hòa Liên bang Đức cũ (Tây Đức). Vào năm 1990, với sự sụp đổ của bức tường Berlin, nước Đức thống nhất. Tây Đức là thành viên sáng lập của Các cộng đồng châu Âu (EC) vào năm 1957, trở thành Liên minh châu Âu năm 1993. Đức thuộc khu vực Schengen và dùng đồng Euro năm 1999.

Đức là một nước Cộng hòa đại nghị liên bang bao gồm 16 bang. Thủ đô và thành phố lớn nhất là Berlin. Đức là thành viên của Liên hiệp quốc, NATO, G8, G20, OECD và WTO. Nước Đức là một cường quốc với nền kinh tế có GDP danh nghĩa đứng thứ tư và GDP sức mua tương đương đứng thứ năm trên thế giới. Đức là nước viện trợ phát triển hằng năm nhiều thứ nhì, và ngân sách quốc phòng đứng thứ sáu trên thế giới. Quốc gia này có một mức sống cao và hệ thống an sinh xã hội toàn diện. Nước Đức giữ vị trí chính yếu trong quan hệ ở châu Âu cũng như có nhiều liên kết chặt chẽ trên thế giới. Nước Đức cũng được biết đến là dẫn đầu trong nhiều lĩnh vực khoa học kỹ thuật.

Khác với mô hình Tòa án hiến pháp của nước Mỹ, Đức thiết lập một hệ thống tài phán hiến pháp có thết chế riêng, với chức năng và nhiệm vụ khá rõ rang, cụ thể và có vị trí pháp lý, chính trị rất cao. Là một quốc gia Liên bang, các tiểu bang của Cộng hòa liên bang Đức cũng thiết lập các tòa án Hiến pháp của các tiểu bang với mô hình tương tự như của nhà nước Liên bang. Và đây được coi là một đặc điểm nổi bật của mô hình tài phán nước này.

Tòa án hiến pháp liên bang là một cơ quan đặc trưng của nền dân chủ của Đức sau chiến tranh. Luật cơ bản trao cho Tòa án hiến pháp liên bang quyền hủy bỏ những đạo luật được xây dựng một cách dân chủ, nếu xác định được rằng, những đạo luật đó vi phạm Luật cơ bản. Tòa án hiến pháp liên bang chỉ nhóm họp khi có đơn. Cá nhân và cơ quan có quyền khiếu kiện là Tổng thống liên bang, Quốc hội liên bang, Hội đồng liên bang, Chính phủ liên bang hoặc các cơ quan của chính phủ liên bang, nghị sĩ hoặc các đoàn nghị sĩ, và chính phủ các bang. Tòa án hiến pháp liên bang nhóm họp trong các vụ tranh cãi về hiến pháp“ để bảo vệ việc phân chia quyền lực đã được Luật cơ bản bảo đảm và bảo vệ nhà nước liên bang. Để thiểu số trong Quốc hội liên bang cũng có thể yêu cầu Tòa án hiến pháp liên bang nhóm họp thì chỉ cần một phần ba Nghị sĩ Quốc hội cũng có thể khiếu kiện chống lại một quy phạm pháp luật nào đó (“khiếu kiện quy phạm pháp luật chung”).

Luật cơ bản cũng công nhận những khiếu nại liên quan đến hiến pháp của mỗi công dân, nếu công dân đó thấy những quyền cơ bản của mình bị một cơ quan nhà nước xâm phạm. Cuối cùng thì mỗi một tòa án Đức đều có nghĩa vụ khiếu kiện những quy phạm pháp luật cụ thể lên Tòa án hiến pháp liên bang, nếu cho rằng, một đạo luật không hợp hiến. Tòa án hiến pháp liên bang giữ độc quyền diễn giải hiến pháp cho toàn bộ lĩnh vực tố tụng.

Vị trí pháp lý của Tòa án Hiến pháp Cộng hòa liên bang Đức

Theo Điều 1 khoản 2 Luật Tòa án Hiến pháp liên bang thì Tòa án hiến pháp liên bang Đức có trụ sở tại Karlsruhe. Tòa án này được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 1951 đến nay.

Tòa án hiến pháp cộng hòa liên bang Đức đồng thời có 2 chức năng: Chức năng thứ nhất –Chức năng cơ quan xét xử- là một cơ quan Tòa án: Tòa án hiến pháp liên bang là một cơ quan có chức năng xét xử như các Tòa án khác (Theo các Điều 92, 93, 94, 97 Luật cơ bản, Điều 92 Câu 1 LCB

qui định: “Quyền xét xử được trao cho thẩm phán”. Điều này có nghĩa rằng ở Đức, thẩm phán luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối và cũng nhận lấy trách nhiệm to lớn trước nhà nước và xã hội. Tòa án hiến pháp liên bang được coi là “tòa án của các loại tòa án”. Điều này cũng có nghĩa là tòa án hiến pháp là nơi diễn ra trình tự giám đốc thẩm hay giám sát, xét xử lại các bản án của tòa tư pháp hay tòa án chuyên trách. Tòa án Hiến pháp liên bang tồn tại độc lập cả về tổ chức và thẩm quyền đối với các tòa án khác.

Chức năng thứ hai - Chức năng của một cơ quan hiến định độc: Theo Điều 1 Khoản 1, Tòa án hiến pháp liên bang là một thiết chế hiến định giống như các thiết chế khác ở liên bang như Hạ nghị viện, Thượng nghị viện, Tổng thống liên bang và Chính phủ Liên bang. Hai chức năng này tạo nên vị trí độc lập của Tòa án hiến pháp liên bang trong hoạt động xét xử theo thẩm quyền tại các Điều 93, Điều 100, Điều 21 Khoản 2, Điều 41 khoản 2, Điều 61, Điều 93 khoản 1 số 4b. Theo chế độ phân quyền ở Đức thì Tòa án Hiến pháp Liên bang không phải là cơ quan của Quốc hội, không chịu sự giám sát của Quốc hội, lại càng không phải là cơ quan của Chính phủ hay tòa án Tối cao Liên bang. Trong quá trình thực hiện chức năng của mình, Tòa án Hiến pháp còn kiểm tra tính hợp hiến của các văn bản pháp luật của Quốc hội và có thể tuyên bố tính vi hiến và chấm dứt hiệu lực thi hành của các luật của Quốc hội.

Điểm độc nhất vô nhị trong mô hình tài phán hiến pháp ở Đức là hệ thống hai Senat (tòa con) song song tồn tại nên còn được gọi là tòa sinh đôi. Mỗi tòa con có cơ cấu tổ chức và nhân sự độc lập, có thẩm quyền tài phán riêng biệt gần giống như là hai tòa hiến pháp. Tòa thứ nhất tòa án hiến pháp liên bang xem xét về tính không phù hợp với các quyền cơ bản của một quy định pháp luật cũng như giải quyết các khiếu nại hiến pháp. Đó là các trường hợp: Khi có tranh chấp hoặc nghi ngờ sự phù hợp với hiến pháp liên bang của pháp luật liên bang hay tiểu bang theo đề nghị của Chính phủ Liên bang, của

Chính phủ tiểu bang hoặc 1/3 số đại biểu Quốc hội. Trường hợp về sự phù hợp của một đạo luật liên bang hay của tiểu bang với hiến pháp liên bang, của một đạo luật hay pháp luật khác của một tiểu bang với luật của liên bang theo đề nghị của một Tòa án. Trong khi đó tòa thứ hai sẽ tập trung giải quyết những vẫn đề tranh chấp theo luật công, pháp sinh từ mối quan hệ giữa các nhánh quyền lực như giữa quốc hội với chính phủ, hay giữa các cấp quyền lực như giữa liên bang với các tiểu bang và các tranh chấp khác theo luật công.

Về mặt tổ chức và nhiệm vụ:

Theo Điều 2 Khoản 1 và Khoản 2 Luật Tòa án hiến pháp Liên Bang thì Tòa án Hiến pháp liên bang được chia thành hai Hội đồng xét xử, mỗi Hội đồng xét xử gồm có 8 thẩm phán. Hội đồng xét xử thứ nhất có nhiệm vụ xét xử các vụ việc liên quan đến việc xâm phạm các quyền cơ bản của công dân được qui định trong Luật cơ bản từ phía nhà nước theo Điều 14 Khoản 1 Luật Tòa án hiến pháp Liên Bang, gọi chung là các khiếu kiện Hiến pháp. Hội đồng xét xử thứ hai có nhiệm vụ giải quyết các vấn đề còn lại thuộc thẩm quyền theo Điều 14 Khoản 2 Luật Tòa án hiến pháp Liên Bang. Thẩm phán ở các tòa con được lựa chọn từ bốn nguồn khác nhau: Thẩm phán từ các tòa án khác, Giáo sư luật học, Luật sư, chuyên viên từ các cơ quan nhà nước khác. Theo chế độ phân quyền ở Đức thì Tòa án hiến pháp Liên bang không phải là cơ quan của Quốc hội, không chịu sự giám sát của chính phủ hay Tòa án Tối cao liên bang. Ngược lại, trong quá trình thực hiện chức năng của mình, Tòa án hiến pháp còn kiểm tra tính hợp hiến của các văn bản pháp luật của Quốc hội và có thể tuyên bố tính vi hiến và chấm dứt hiệu lực thi hành của các đạo luật Quốc Hội. Tuyên bố này sẽ được thực thi vì theo pháp luật, mọi quyết định hay tuyên bố của Tòa án Hiến pháp liên bang có giá trị như một đạo luật. Bên cạnh đó, pháp luật còn cho phép Tòa án hiến pháp liên bang được giàn sếp các tranh chấp về thẩm quyền giữa chính phủ và Quốc hội Liên bang,

giữa chính quyền và pháp luật liên bang với chính quyền và pháp luật của các tiểu bang, giữa các đảng phái chính trị.

Hệ thống tòa sinh đôi này có hai ưu điểm: Thứ nhất, mỗi tòa con phụ trách một nhóm các điều kiện hiến pháp độc lập, dẫn đến việc vừa đẩy nhanh được tiến độ xét xử, vừa đảm bảo tính chuyên môn và tính độc lập. Số thẩm phán là 8 người cũng được coi là con số vừa đủ cho việc xét xử. Ngoài hệ thống hai tòa con là cơ quan xét xử chủ yếu thì hoạt động tài phán hiến pháp ở Đức còn được thực hiện bởi hội đồng thẩm phán và hệ thống các ban. Điều này vừa đảm bảo đươc tính chuyên sâu, đảm bảo tính thống nhất và tránh được sự chuyên quyền trong quá trình xét xử.

Về mặt thủ tục thì Tòa án hiến pháp Đức cũng được coi là khá đặc biệt. Ở Đức, các vụ án hiến pháp chỉ được xem xét bởi Tòa án hiến pháp và theo một thủ tục tố tụng riêng được quy định ở đạo luật Tòa án hiến pháp. Điều này có sự khác biệt khá lớn so với thủ tục của Tòa án Liên bang Hoa kỳ, nơi mà tố tụng hiến pháp diễn ra tại các tòa án thường theo các luật tố tụng khác nhau, nếu câu hỏi về tính hợp hiến của đạo luật phát sinh trong một vụ án dân sự thì nó sẽ được xem xét theo thủ tục tố tụng dân sự, nếu phát sinh trong một vụ án hành chính thì sẽ được xem xét theo thủ tục tố tụng hành chính...

Thẩm quyền của Tòa án này được qui định cụ thể ở nhiều Điều khác nhau trong Luật cơ bản như Điều 93, Điều 100, Điều 21 Khoản 2, Điều 41 khoản 2, Điều 61, Điều 93 khoản 1 số 4b. Trong những quy định này, thẩm quyền quan trọng nhất của Tòa án Hiến pháp gồm:

 Quyền tuyên bố một đạo luật là vi hiến nếu đạo luật đó trái với Luật cơ bản (Điều 100 khoản 1 LCB)

 Quyền giải thích Hiến pháp (Điều 93 khoản 1 số 2 LCB)

 Quyền giải quyết xung đột thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước ở Liên bang (Điều 93 khoản 1 số 1 LCB)

 Quyền giải quyết tranh chấp thẩm quyền giữa liên bang và tiểu bang (Điều 93 Khoản 1 số 3 và số 4)

 Quyền giải quyết khiếu kiện liên quan đến bầu cử (Điều 41 Khoản 2 LCB), giải quyết việc cấm một Đảng phái nào đó hoạt động, khiếu kiện Tổng thống và đặc biệt là quyền giải quyết khiếu kiện Hiến pháp của cá khi bị cơ quan công quyền xâm phạm các quyền cơ bản qui định từ Theo số liệu thống kê thực tế của Tòa án Hiến pháp liên bang Đức về số lượng giải quyết các vụ việc của Tòa án Hiến pháp liên bang Đức từ 7/9/1951 đến 31/12/2007 công bố tại website của Tòa án hiến pháp liên bang thì: số lượng vụ việc thụ lý là 169.502 vụ việc, trong số đó có tới 163.374 vụ việc (chiếm tới 96,37%) là các khiếu kiện Hiến pháp của cá nhân. Điều này cho thấy đa phần các vụ việc trên thực tế của Tòa án Hiến pháp liên bang là giải quyết khiếu kiện Hiến pháp. Thẩm phán của tòa án Hiến pháp Liên bang Đức, khác với các tòa án thông thường bởi họ có thêm các quy chế đặc thù, bởi họ không chỉ là cán bộ của cơ quan tòa án mà còn là thành viên của một cơ quan hiến pháp. Thẩm phán là người có vai trò quyết định trong hoạt động xét xử. Hình tượng vị thần công lý (Tiếng latinh: iustitia) được người xưa nhân cách hóa bằng hình ảnh người phụ nữ bịt mắt một tay cầm cân, một tay cầm kiếm để nói lên khát vọng của con người về công lý. Việc bịt mắt ở đây không có nghĩa là người thẩm phán hay người ra phán quyết mù lòa về mặt pháp lý, mà là việc mong muốn phán quyết phải thật sự khách quan, không thiên vị. Nhưng làm thế nào để thẩm phán thực sự khách quan, không thiên vị?

Cũng giống như Tòa án Liên bang Hoa kỳ, Tòa án Hiến pháp Đức không có chức năng phòng hiến như hội đồng hiến pháp Cộng hòa Pháp. Sự khác nhau nằm ở thời điểm kiểm tra. Trong khi các nhà lập hiến Pháp chỉ trao cho hội đồng hiến pháp quyền kiểm tra tình hợp hiến của một dự luật trước khi nó được công bố ra công chúng thì Tòa án Hiến pháp Đức về mặt nguyên tắc chỉ kiểm tra tính hợp hiến của một đạo luật sau khi nó có hiệu lực.

Tòa án hiến pháp Đức có nghĩa vụ thụ lý các vụ án hiến pháp đã được khởi kiện đúng thủ tục tố tụng. Điều này khác hẳn so với thẩm quyền của tòa án liên bang Hoa Kỳ là có quyền lựa chọn kiểm tra tính hợp hiến đối với một số vụ án và từ chối kiểm tra đối với một số vụ án khác mà không cần nêu ra lý do. Sự khác nhau này xuất phát từ quyền cơ bản của công dân Hoa kỳ và công dân Đức.

Luật tổ chức tòa án hiến pháp liên bang quy định rõ tòa có cơ cấu hai tòa. Tuy nhiên khác với các tòa trong cơ quan tòa án thông thường thì tòa án hiến pháp liên bang có vai trò đặc thù về phương diện thể, tức là mooix tòa đều được gọi là tòa án hiến pháp liên bang, có vai trò và vị trí bình đẳng như nhau, thế nên thực chất Tòa án Hiến pháp liên bang vẫn được gọi là một “cặp tòa án song sinh”. Theo đó mỗi tòa đều có thẩm phán riêng của mình và về nguyên tắc là không được phép điều động, luân chuyển. Việc một thẩm phán tòa án này tham gia vào hoạt động của tòa án kia chỉ được phép kh trong trường hợp khẩn cấp, đó là trường hợp mà tòa án đó không có đủ năng lực biểu quyết hoặc trong trường hợp giải quyết đơn kiện của Tổng thống Liên bang hay của thẩm phán. Luật của Liên bang đã quy định rất rõ về thẩm

Một phần của tài liệu Mô hình tòa án hiến pháp của vài nước trên thế giới và vấn đề xây dựng tòa án hiến pháp ở việt nam (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)