Hoàn chỉnh hệ thống tổ chức trong những năm 1972-1973

Một phần của tài liệu qúa trình hình thành và phát triển hệ thống tổ chức ban thống nhất trung ương trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước (1954 1973) (Trang 77)

5. Bố cục của luận văn

3.2. Hoàn chỉnh hệ thống tổ chức trong những năm 1972-1973

Từ sau Tiến công chiến lược Xuân - hè 1972, cách mạng miền Nam đã vượt qua được thời kỳ khó khăn ác liệt để tiếp tục phát triển. Quân dân ta ở miền Nam đã giáng cho địch những đòn quân sự mạnh mẽ làm thất bại chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh, tiến tới giành thắng lợi quyết định cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Theo yêu cầu của mặt trận ngoại giao, ngày 27 tháng 11 năm 1972, ta chính thức thành lập Bộ ngoại giao Cộng hoa miền Nam Việt Nam, trực thuộc Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoa miền Nam Việt Nam. Để đảm bảo sự chỉ đạo của Trung ương cũng như điều kiện hoạt động hợp pháp và an toàn, các cơ quan Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoa miền Nam Việt Nam, trong đó có Bộ ngoại giao Cộng hòa miền Nam Việt Nam phải đặt trụ sở tại Hà Nội. Cơ quan Bộ ngoại giao Cộng hòa miền Nam Việt Nam làm việc tại đây có phiên hiệu là CP - 72. Cán bộ CP - 72 do Ban Thống nhất và Ban Tổ chức Trung ương cử sang và hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban chấp hành Trung ương và Bộ Ngoại giao nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Trong hoàn cảnh mới của cách mạng cả nước đang phát triển thuận lợi với khí thế cách mạng tiến công, sự nghiệp thống nhất đất nước của nhân dân ta không thể có thế lực nào cản trở được, Ban Thống nhất càng ra sức thực hiện những nhiệm vụ được Trung ương giao phó. Sau Xuân - Hè 1972, nhất là từ khi một dự thảo Hiệp định hòa bình đã được đưa ra tại Hội nghị Paris, triển vọng của việc ký kết đã hè mở, vấn để phối hợp đấu tranh giữa hai miền Nam - Bắc trong giai đoạn mới có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp thống nhất đất nước sau khi Hiệp định hòa bình được ký kết.

Thấy rõ tầm quan trọng của vấn đề quan hệ Bắc - Nam không những cho hiện tại mà cho cả giai đoạn sau khi hòa bình lập lại, nên Ban Thống nhất đề nghị với Trung ương cho lập ra Vụ nghiên cứu Quan hệ Bắc - Nam, chia làm 3 bộ phận:

- Bộ phận nghiên cứu công tác quan hệ Bắc Nam trước mắt - Bộ phận nghiên cứu tình hình cơ bản

- Bộ phận nghiên cứu chính sách và vấn đề đấu tranh giữa ta và địch (chuẩn bị công tác quan hệ Bắc Nam trong tương lai)

Phương hướng của công tác quan hệ Bắc - Nam lâu dài là "Tăng cường đoàn kết Bắc - Nam, ra sức khôi phục và phát triển quan hệ bình thường giữa hai miền có hai chế độ chính trị khác nhau trên tất cả các mặt nhằm góp phần phát triển thực lực cách mạng miền Nam, phát huy tính ưu việt và phát triển kinh tế ở miền Bắc, tranh thủ các tầng lớp trung gian, đẩy lùi và đánh đổ thế lực phản động ở miền Nam để từng bước hoàn thành Cách mạng dân tộc dân chủ miền Nam, tạo điều kiện để thực hiện thông nhất Tổ quốc" [16:11].

Đối với vấn đề chăm sóc cán bộ, chiến sĩ đồng bào miền Nam, do mỗi năm sô" cán bộ ra học tập, công tác, diều dưỡng, chữa bệnh tại miền Bắc ngày càng nhiều, nên cần phải tiếp tục dành sự ưu tiên và sự đầu tư về cơ sở vật chất nhiều hơn mới đáp ứng nổi tình hình - "sau Tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu thân 1968 ra Bắc 2.317 người, từ 197ỉ - 1973 ra

Bắc 6.361 người...” [46:5]. Đặc biệt là sau Hiệp định Paris, Ban Thống nhất còn được giao

nhiệm vụ đón tiếp chữa bệnh và thực hiện chính sách theo sự chỉ đạo của Ban Bí thư cho hàng nghìn cán bộ miền Nam bị địch bắt, nay được trao trả, ta phải tạo điều kiện cho các đồng chí đó yên tâm, ổn định tư tưởng và tiếp tục công tác phục vụ cách mạng. Công việc này cũng cần phải có hàng loạt điều kiện đảm bảo cả về vật chất và tinh thần.

Sau khi Hiệp định Paris được ký kết, cách mạng miền Nam bước sang giai đoan mới. Cuộc đấu tranh thi hành Hiệp định là một cuộc đấu tranh lâu dài, toàn diện và phức tạp. Trước tình hình đó, Đảng ta đã chủ trương:

- Để đẩy mạnh cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi hoàn toàn, ở miền Nam tiếp tục xây đựng thực lực cách mạng, xây dựng vùng giải phóng vững về chính trị, mạnh về quân sự, có tiềm lực về kinh tế, tạo điều kiện xây dựng đất nước lâu dài. Đây là nhiệm vụ hết sức to lớn của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, trước hết của các Đảng bộ miền Nam, của nhân dân vùng giải phóng.

Đồng thời chúng ta phải theo dõi âm mưu và hoạt động phá hoại kinh tế của địch, chỉ đạo nhân dân chống lại những âm mưu của chúng.

Do lúc này tình hình chưa thật ổn định, trước mắt các Đảng bộ miền Nam còn bận nhiều về chính trị và quân sự, chưa đủ thời gian cần thiết để nghiên cứu kỹ các vấn đề kinh tế. Trong lúc chưa có cơ quan lãnh đạo thống nhất Đảng bộ miền Nam, Trung ương Đảng nhất thiết phải lãnh đạo đấu tranh và xây dựng kinh tế, xây dựng vùng giải phóng miền Nam.

Phát triển kinh tế và xây dựng vùng giải phóng miền Nam lúc này là vấn đề hết sức phức tạp, nên phải cân nhắc kỹ có tính toán cụ thể cho hợp với tình hình, khả năng, phục vụ lợi ích của cánh mạng cả nước, phục vụ sự nghiệp cách mạng miền Nam, động viên tinh thần yêu nước, tinh thần tự lực tự cường, hăng hái lao động của đồng bào và cán bộ miền Nam, tăng cường đoàn kết toàn Đảng, toàn dân tiến giành những thắng lợi mới.

Các chính sách kinh tế, tiền tệ ở miền Nam vô cùng phức tạp và có một số vấn đề cấp bách. Phức tạp vì không thể sao chép hoàn toàn của miền Bắc. cấp bách vì để chậm thì không thể quản lý được, sẽ gây tổn thất, không động viên được tinh thần lao động và nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, quần chúng, khó đối phó với âm mưu của địch.

Chi viện cho sát, đúng kịp thời có tác dụng phát huy hiệu quả của vốn đầu tư. Phải nghiên cứu tốt, tổ chức tốt, thực hiện tốt, kiểm tra tốt việc chi viện [7:1-2].

Do tình hình luôn luôn thay đổi, đồng thời để kịp chỉ đạo cách mạng miền Nam đi đến thắng lợi, cho nên Ban Thống nhất Trung ương và ủy ban Thống nhất cũng phải luôn nắm bắt tình hình, điều chỉnh lại nhiệm vụ cũng như bộ máy tổ chức của mình. Trải qua thời gian dài, vượt qua nhiều khó khăn, đến năm 1973 bộ máy tổ chức của Ban Thống nhất và ủy ban Thống nhất được sắp xếp một lần nữa theo hướng linh hoạt và phù hợp hơn, đáp ứng nhiều nhất và nhanh nhất yêu cầu của tình hình đang có những chuyển biến nhanh chóng.

Nhằm nghiên cứu và giải quyết những vấn đề trên một cách có hệ thống, đồng thời tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ từ trước đến nay mà Trung ương đã giao phó để chỉ đạo cách mạng miền Nam, Ban Bí Thư đã ra Nghị quyết tháng 4/1973 về nhiệm vụ, chức năng, lề lối làm việc và tổ chức của Ban Thống nhất Trung ương. Với Nghị quyết này, Ban Thống nhất Trung ương được sắp xếp lại với các chức năng, nhiệm vụ sau:

1. "Theo dõi, nghiên cứu và tổ chức việc nghiên cứu về tình hìnhmiền Nam, chủ yếu

về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội theo yêu cầu và dưới sự chỉ đạo của Trung

ương để thường kỳ báo cáo với Trung ương tình hình chung và tình hình về từng mặt chính

trị, kỉnh tế, văn hóa, xã hội ở miền Nam, đề nghị với Trung ương những chủ trương, chính

sách về quan hệ Bắc Nam và đấu tranh thống nhất nước nhà.

2. "Nghiên cứu và tổ chức thực hiện công tác cán bộ cho miền Nam. Cụ thể là nắm lực

lượng cán bộ miền Nam trên miền Bắc, có phương hướng quy hoạch, kế hoạch ngắn hạn và

dài hạn đào tạo, bồi dưỡng cho những cán bộ được lựa chọn nhầm đáp ứng nhu cầu của

miền Nam. Ra quyết định điều động; phụ trách việc bồi dưỡng chính trị, thể lực và trang bị

cho cán bô được điều động vào miền Nam công tác (trừ cán bộ thuộc diện Trung ương quản

lý); nghiên cứu theo dõi việc thực hiện chính sách đối với cán bộ và gia đình cán bộ công

tác chiến trường B. Đón tiếp, quản lý, chăm sóc sức khỏe và nghiên cứu tổ chức việc bồi

dưỡng nâng cao trình độ chính trị, văn hóa cho cán bộ miền Nam ra miền Bắc chữa bệnh và

học tập (từ cán bộ cơ sở đến Trung cao cấp); đón tiếp và có kế hoạch cùng các ngành có

trách nhiệm tổ chức việc quản lý và giáo dục tốt cho học sình miền Nam được gởi ra học

tập ở miền Bắc. Nghiên cứu và theo dổi việc thực hiện chính sách quản lý, giáo dục, đào tạo

học sinh miền Nam trong và ngoai nước; tham gia ý kiến với Ban Tổ chức Trung ươỉĩg

nghiên cứu công tác cán bộ, công tác xây dựng Đảng ở miền Nam.

3. "Cùng với các cơ quan hữu quan lo việc chỉ viện vật chất cho miền Nam, trừ phần

quân sự" [8:19-21].

Đặc biệt là trong Nghị quyết quan trọng tháng 4/1973 về hệ thống tổ chức của Ban Thống nhất Trung ương, Ban Bí thư Trung ương Đảng còn trực tiếp nói đến việc "Ban

Thống nhất Trung ương có danh nghĩa là Ủy Ban Thống nhất của Hội đồng Chính phủ để

thuận tiện cho việc thực hiện một số mặt công tác" [8:21]. Trung ương quyết nghị Ban

Thống nhất và Ủy ban Thống nhất có chung một bộ máy có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng. Chức vụ Chủ nhiệm và Phó Chủ nhiệm ủy ban Thống nhất của Chính phủ sẽ do một số thành viên trong Ban Thống nhất Trung ương đảm nhiệm, cùng với một số Phó Chủ nhiệm khác do Ban Bí thư Trung ương Đảng và Hội đồng Chính phủ bổ nhiệm.

Về lề lối làm việc, theo quy định của Ban Bí thư thì Ban Thống nhất Trung ương được:

- Bộ Chính trị phổ biến cho những tình hình và chủ trương của Trung ương về cách mạng miền Nam.

- Đọc và nghe những báo cáo cần thiết của các cấp ủy Đảng ở miền Nam.

- Từng thời kỳ báo cáo lên Bộ Chính trị và Ban Bí thư về tình hình miền Nam và công tác của Ban.

Quan hệ giữa Ban Thống nhất Trung ương với các Ban, Ngành trung ương là quan hệ hợp tác thống nhất. Cụ thể là:

- Ban Thống nhất sẽ thảo luận với các Ban, Ngành có liên quan mật thiết đến việc thực hiện nhiệm vụ chức năng của mình để phân công, phân nhiệm và xây dựng lề lối làm việc cụ thể.

- Ban Thống nhất có trách nhiệm thông báo cho các Ban, Ngành tình hình và các chủ trương của Trung ương đối với cách mạng miền Nam, nhất là về tình hình và các chủ trương có quan hệ đến công tác mà các Ban, Ngành đó phụ trách.

- Ban Thống nhất đề ra với các Ban, Ngành yêu cầu về chi viện cán bộ và vật chất cho miền Nam.

- Các Ban, Ngành cung cấp cho Ban Thống nhất Trung ương các tài liệu cần thiết về miền Nam mà các Ban, Ngành đó có. Các Ban, Ngành có đề nghị gì về công tác của ngành mình ở miền Nam thì trao đổi với Ban Thống nhất Trung ương.

- Ban Thống nhất Trung ương và các Ban Kinh tế, Ban Cán sự Bộ Ngoai giao miền Nam thông báo cho nhau những tình hình cần thiết có liên quan đến công tác của mỗi bên và góp ý kiến cho nhau về những vấn đề mà mỗi bên cần nghiên cứu [8:22].

Về bộ máy tổ chức của Ban Thống nhất, Trung ương đề nghị Ban Thống nhất sẽ trao đổi với Ban Tổ chức Trung ương rồi đề nghị với Ban Bí thư xem xét quyết định.

Trên cơ sở sự chỉ đạo này, ngày 9/5/1973, Ban Thống nhất đã có Đề nghị gởi lên Ban Bí thư Trung ương về chức năng nhiệm vụ, tổ chức và lề lối làm việc của Ban Thống nhất, ủy ban Thống nhất.

Bản đề nghị của Ban Thống nhất khẳng định sự hoàn toàn thống nhất với Nghị quyết của Ban Bí thư tháng 4 năm 1973 đã nêu về 3 chức năng nhiệm vụ của Ban Thống nhất

trong hoàn cảnh mới. Riêng đối với ủy ban Thống nhất, Ban Thống nhất đề nghị xác định cụ thể chức năng, nhiệm vụ của Uy ban Thông nhất là:

- Thường kỳ báo cáo tình hình đấu tranh thống nhất với Hội đồng Chính phủ và Quốc hội.

- Giúp Chính phủ theo dõi, đôn đốc các ngành, các cấp ở miền Bắc trong việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương; Đảng và Chính phủ về công tác quan hệ Bắc Nam.

- Đón tiếp và thực hiện các chế độ đối với cán bộ miền Nam ra miền Bắc chữa bệnh và công tác, theo chủ trươns, chính sách của Đảng và Nhà nước.

- Đón tiếp và cùng các ngành tổ chức việc quản lý và giáo dục học sinh miền Nam học tập ở miền Bắc và nước ngòai.

- Cùng các ngành hữu quan thực hiện việc chi viện vật chất cho miền Nam, trừ phần quân sự [18:5].

Về bộ máy tổ chức, Ban Thống nhất cũng đề nghị, mặc dù Ban Thống nhất và ủy ban Thống nhất có nhiệm vụ, chức năng riêng, nhưng công việc có quan hệ chặt chẽ với nhau; vì vậy tổ chức Ban Thống nhất có Ì Văn Phông phụ trách việc tổng hợp tình hình và công tác, phụ trách về hành chính, quản trị, tài vụ chung; có 1 Vụ Tổ chức cán bộ phụ trách về quản lý cán bộ và công tác nội bộ chung của cả Ban và Uy ban. Các bộ phận chức năng trực thuộc (Vụ, Cục...), nếu Vụ - Cục nào mà chức năng nhiệm vụ chủ yếu là nghiên cứu thì thuộc Ban Thống nhất, Vụ - Cục nào mà chức năng nhiệm vụ chủ yếu là thực hiện và có quan hệ nhiêu vê mặt Nhà nước, thì thuộc Ủy ban Thống nhất. Đối với cơ quan chỉ đạo, Ban Thống nhất đề nghị một số đồng chí trong Ban Thống nhất có danh nghĩa là Chủ nhiệm và Phó Chủ nhiệm của Ủy Ban Thống nhất. Các đồng chí này chịu trách nhiệm chỉ đạo những công việc thuộc về chức năng, nhiệm vụ của ủy Ban Thống nhất dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Hội đồng Chính phủ. Ban Thống nhất, ủy ban Thống nhất có sinh hoạt và chương trình công tác riêng.

Theo quy định được đề xuất như vậy, Ban Thống nhất Trung ương lúc này có 8 cơ quan chức năng sau đây:

1. Vụ Nghiên cứu Tổng hợp về Thành thị miền Nam

2.Vụ Nghiên cứu tổng hợp về Nông thôn đồng bằng và Miền núi miền Nam

3.Vụ Nghiên cứu về Chính quyền, mặt trận, đảng phái, tôn giáo, binh vận, ngoai kiều miền Nam.

4.Vụ Nghiên cứu Văn hóa xã hội miền Nam 5.Vụ Nghiên cứu Tổng hợp kinh tế miền Nam 6.Vụ Cán bộ miền Nam

7.Vụ Bồi dưỡng cán bộ B

8.Trường Bồi dưỡng cán bộ đi công tác miền Nam.

Còn 4 cơ quan chức năng khác thuộc Ủy ban Thống nhất là: 1.Vụ Quan hệ Bắc - Nam

2.Đoàn Đại diện đặc biệt Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại miền Bắc 3.Vụ Quản lý học sinh và cán bộ kỹ thuật miền Nam

4.Cục Đón tiếp cán bộ B.

Như vậy, trong khuôn khổ của Ban Thống nhất, ủy ban Thống nhất của Chính phủ sẽ có thuận lợi trong vấn đề hợp tác và điều phối các bộ phận chức năng, dễ dàng thống nhất trong nhiều vấn đề hoạt động. Tuy nhiên, điều đó cũng rất dễ dẫn đến tình trạng bao biện công việc và thiếu người quán xuyến các công việc cụ thể, nhất là các công việc có liên quan đến sự chuyển biến nhanh của tình hình chiến trường miền Nam.

Vì vậy, căn cứ vào sự phát triển của phong trào cách mạng miền Nam và công tác Đảng, Chính phủ đối với cách mạng miền Nam trong tình hình hiện tại, căn cứ vào Đề nghị

Một phần của tài liệu qúa trình hình thành và phát triển hệ thống tổ chức ban thống nhất trung ương trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước (1954 1973) (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)