Phát triển hệ thống tổ chức trước yêu cầu nhiệm vụ mới của cách mạng những

Một phần của tài liệu qúa trình hình thành và phát triển hệ thống tổ chức ban thống nhất trung ương trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước (1954 1973) (Trang 66)

5. Bố cục của luận văn

3.1. Phát triển hệ thống tổ chức trước yêu cầu nhiệm vụ mới của cách mạng những

những năm 1969 - 1971.

Trong không khí của cuộc Tổng tấn công và nổi dậy bắt đầu từ đêm giao thừa Tết Mậu Thân 1968, quân và dân ta ở cả tiền tuyến, hậu phương đều ra sức nêu cao quyết tâm chống Mỹ cứu nước và giành được nhiều thắng lợi quan trọng trên tất cả các lĩnh vực kháng chiến.

Để đáp ứng yêu cầu đó, Ban Thống nhất Trung ương cũng tiếp tục đẩy mạnh hoạt động phát triển về tổ chức để góp phần vào sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Cụ thể là năm 1968 thành lập thêm 3 Phông trực thuộc các vụ và văn Phông (Phông Phục vụ đối ngoại, Phông Lưu trữ, Phông Cán bộ). Đã có kế hoạch lập thêm 4 bộ phận mới là Cục Cuns cấp, Vụ Tổng hợp đối ngoại, Vụ Nghiên cứu chính trị và Phông Bảo vệ cơ quan.

Để tăng cường hiệu lực của các cơ quan chức năng trong Ban Thống nhất, việc củng cố lề lối làm việc của các bộ phận và từng cán bộ là điều được chú trọng thường xuyên. Những cuộc hội nghị bàn công tác giữa Ban với các Chánh, Phó Giám đốc các Vụ, Phông và tổ trưởng chuyên môn được tổ chức định kỳ hàng quý, hàng năm để kịp thời chấn chỉnh những lệch lạc, xây dựng lề lối làm việc nghiêm chỉnh có hiệu qua thực tế, phê bình và tự phê bình kết hợp trong các hội nghị kiểm điểm công tác hàng tháng, hàng quý, sơ kết, tổng kết. Chỉ riêng một Vụ Tổ chức cán bộ trong năm 1968 đã cử cán bộ tham gia 2 đoàn đi kiểm tra chiến trường (Khu V và Trị Thiên), dự họp trên 30 cuộc hội nghị bàn về công tác, kiểm điểm công tác của các Vụ và trên 50 cuộc họp kiểm điểm công tác của tất cả các đoàn đi công tác đối ngoại nhân dân. Việc nâng cao trình độ mọi mặt của đội ngũ cán bộ cũng được chú trọng như một biện pháp chủ yếu để tăng cương hiệu lực công tác. Ban Thống nhất đã chủ trương và cắt cử cán bộ ở các vụ, Phông, ban đi học chuyên môn, quản lý kinh tế, học chính trị tập trung, học văn hóa, nghiệp vụ...

Mặt khác, do yêu cầu của công tác đối ngoại, trong năm 1968 Ban Thống nhất đã tiếp tục cắt cử các Đoàn Đại diện Mặt trận Giải phóng đi làm ngoại giao nhân dân ở các nước và các tổ chức trên thế giới. Tính đến tháng 11/1968, Ban Thống nhất đã cử 62 đoàn đi hoạt động ngoại giao nhân dân của Mặt trận Giải phóng. Riêng trong năm 1968 đã cử 8 đoàn Đại diện Mặt trận Giải phóng ở nước ngoài (Pháp, Thủy Điển, Bungari, Rumani, Anbani...); và chuẩn bị cử thêm 5 đoàn Đại diện nữa bên cạnh các tổ chức quốc tế như Đoàn Thanh niên dân chủ thế giới, tổ chức sinh viên thế giới... Tất cả các Đoàn Đại diện đều xác định được

vai trò trách nhiệm của mình và đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong việc nâng cao uy tín của Mặt trận Giải phóng và tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân thế giới đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta [31:23-25].

Từ thực tế đó và từ những chức năng, nhiệm vụ đã và đang được đảm nhiệm, tháng 5/1969, Trung ương Đảng điều chỉnh, bổ sung và giao lại cho Ban Thống nhất 4 nhiệm vụ cơ bản:

1."Phụ trách công tác đối ngoại của miền Nam.

2."Nghiên cứu và thực hiện công tác quan hệ Bắc Nam.

3."Nghiên cứu chính sách đối với cán bộ và học sinh miền Nam tập kết. Đón tiếp và

chăm sóc sức khỏe cho các cháu học sinh miền Nam ra miền Bắc học tập.

4."Chi viện vật chất cho miền Nam (trừ phần quân sự) và phụ trách việc bồi dưỡng

chính trị, thể lực và trang bị cho cán bộ được điều động vào miền Nam công tác"[41:14].

Các nhiệm vụ được giao trên đây có một số công việc đã được thực hiện từ nhiều năm trước (nhiệm vụ thứ 3 và nhiệm vụ thứ 4), nay được giao phó trong điều kiện hoàn cảnh mới của cách mạng miền Nam đang phát triển hết sức thuận lợi. Nhiệm vụ thứ nhất và nhiệm vụ thứ 2, tuy không mới nhưng do sự phát triển của cuộc kháng chiến của dân tộc đòi hỏi phải có thêm những mặt trận đấu tranh mới, vì vậy Ban Thống nhất được giao nhiệm vụ một cách chính thức với những yêu cầu mới cao hơn.

Công việc đã được triển khai cụ thể như sau:

Đối với công tác đối ngoại: Từ khi Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời (20/12/1960), Ban Thống nhất phối hợp với Bộ Ngoại giao và Ban Tổ chức Trung ương giúp Trung ương tổ chức chỉ đạo công tác này tạo điều kiện cho mặt trận ngoại giao của cách mạng miền Nam được hình thành. Nay được sự chỉ đạo của Trung ương, Ban Thống nhất đã thành lập các Vụ như: Vụ Quốc tế nhân dân, Vụ nghiên cứu đối ngoại, Vụ Tuyên truyền đối ngoại (đã nói ở chương 2)... Các vụ này có nhiệm vụ:

- Giúp ban nghiên cứu theo dõi và thực hiện các mặt công tác đối ngoại của các đoàn thể nhân dân và của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.

- Theo dõi tổng hợp tình hình chung về các mặt hoạt động đối ngoại của Mặt trận Giải phóng và nghiên cứu đề xuất với Ban các chủ trương, kế hoạch chung về các mặt hoạt động nói trên.

- Nghiên cứu giúp Ban chỉ đạo các phái đoàn đại diện thường trực Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam và đôn đốc thực hiện các công tác đối ngoại có tính chất quan hệ Nhà nước.

- Giúp Ban theo dõi, nghiên cứu những âm mưu, thủ đoạn tuyên truyền của địch, đề xuất yêu cầu, nội dung, phương pháp, vận dụng mọi hình thức đấy mạnh công tác tuyên truyền quốc tế của Mặt trận Giải phóng, vạch trần luận điệu tuyên truyền xảo trá, bịp bợm và nhữbng hành động xâm lược đầy tội ác của địch trước nhân dân thế giới, góp phần tích cực đánh địch và cô lập chúng trên dư luận quốc tế, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của nhân dân thế giới đối với cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân miền Nam Việt Nam. Trong thực tế các Vụ đối ngoại của Ban Thống nhất đã có nhiều cố gắng hoạt động, lấy tình hình thuận lợi của quốc tế để động viên và giáo dục tinh thần quốc tế cho nhân dân miền Nam. Do vậy mà sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam ngày càng được sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân các nước trên thế giới, nhất là nhân dân các nước Xã hội chủ nghĩa, các nước không liên kết, các nước dân tộc chủ nghĩa, các nước đang nằm dưới ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc và của toàn thể nhân yêu chuộng hòa bình trên thế giới, kể cả nhân dân tiến bộ Mỹ lên án cuộc chiến tranh bẩn thỉu của Mỹ tại Việt Nam.

Năm 1969, trước tình hình Mỹ và tay sai có nhiều âm mưu thủ đoạn mới, cách mạng miền Nam cũng liên tục phát triển, Trung ương Đảng chỉ đạo Ban Thống nhất điều động từ các nơi những cán bộ có trình độ, phẩm chất chính trị, và đặc biệt có vốn ngoại ngữ về Ban Thống nhất để thành lập CP-69, một cơ quan đối ngoại của miền Nam Việt Nam tại Ban Thống nhất, chịu sự chỉ đạo của Ban.

CP-69 trực tiếp theo dõi và chỉ đạo công tác ngoại giao, tổ chức và quản lý Đoàn Đại diện đặc biệt Cộng hòa miền Nam Việt Nam trên miền Bắc, tổ chức và chỉ đạo các đoàn đại diện Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đang đặt tại các nước Xã hội chủ nghĩa anh em và các nước bạn khác. Ở những quốc gia chưa có Đoàn Đại diện Mặt trận Giải phóng, thì cơ quan Đại diện ngoại giao của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở đó thay mặt Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Mặt trận Dân tộc giải phóng và nhân dân miền Nam Việt Nam trong quan hệ với chính phủ, các đoàn thể quốc gia, các cơ quan hữu quan của nước sở tại; đồng thời quan hệ với đoàn ngoại giao và các tổ chức quốc tế tại các quốc gia đó nhằm thực hiện chính sách ngoại giao của Chính phủ Cách mạng lâm thời, Mặt trận Giải phóng, phối hợp chặt chẽ với các tổ chức hoạt động khác trên mát trận đâu tranh ngoại giao, củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị giữa nhân dân các

nước với nhân dân miền Nam Việt Nam, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của chính phủ và nhân dân nước sở tại đối với sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, thống nhất Tổ quốc, góp phần vào phong trào cách mạng thế giới.

Đối với viêc nghiên cứu và thực hiện công tác quan hệ Bắc - Nam: Ngay từ đầu sau Hiệp định Genève, Đảng ta đã chủ trương khôi phục và phát triển quan hệ bình thường giữa hai miền Bắc - Nam nhằm chống lại âm mưu chia cắt của địch, tạo điều kiện cho cụôc đấu tranh thống nhất nước nhà thuận lợi. Chính phủ và nhân dân ta đã đấu tranh công khai, hợp pháp bằng nhiều hình thức buộc địch phải thi hành Hiệp định Genève và lập lại quan hệ bình thường giữa hai miền. Nhưng lúc bấy giờ do so sánh lực lượng không có lợi cho ta nên việc khôi phục và phát triển quan hệ bình thường giữa hai miền về cơ bản chưa thực hiện được.

Từ cuối năm 1959 đầu năm 1960 trở đi, khi cách mạng miền Nam chuyển sang thế tiến công, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời, đã hình thành mối quan hệ công khai giữa Mặt trận Giải phóng và các đoàn thể cách mạng ở miền Nam, với Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể nhân dân và Chính phủ ở miền Bắc (qua việc gởi thư, điện văn, ra tuyên bố, tiến hành kết nghĩa Bắc - Nam, thăm viếng miền Bắc của nhiều đoàn đại biểu miền Nam...). Mối quan hệ này ngày càng phát triển, nhất là từ những năm 1965-1968, khi địch tiến hành và mở rộng chiến lược chiến tranh cục bộ ở miền Nam đồng thời tiến hành chiến tranh phá hoại bằng không quân ở miền Bắc, đòi hỏi sự động viên, cổ vũ hỗ trợ nhau về chính trị, tinh thần giữa hai miền ngày càng cao.

Từ năm 1969 trở đi, gắn liền với những thắng lợi có ý nghĩa về mặt chiến lược của cách mạng miền Nam nói chung và với sự ra đời của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoa miền Nam Việt Nam nói riêng, quan hệ giữa hai miền có bước phát triển mới. Việc đi thăm chính thức miền Bắc của đoàn đại biểu Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoa miền Nam Việt Nam, những hoạt động khác của Chính phủ Cách mạng lâm thời, việc chuyển Phái đoàn Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam ở miền Bắc thành Đoàn Đại diện đặc biệt Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam bên cạnh Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa... đã làm cho mối quan hệ hai miền có thêm hình thức quan hệ Nhà nước mang tính chất công khai, hợp pháp.

Bước phát triển mới về quan hệ Bắc - Nam nói trên không những có tác dụng phát huy việc biểu thị ý chí quyết tâm của dân tộc và động viên chính trị quần chúng trong thời kỳ

kháng chiến chống Mỹ cứu nước, mà còn có ý nghĩa quan trọng về pháp lý, chính trị cho việc xúc tiến thuận lợi những mối quan hệ bình thường giữa hai miền sau khi có giải pháp chính trị về miền Nam Việt Nam.

Bên cạnh những mối quan hệ công khai giữa Mặt trận, đoàn thể quần chúng và Chính phủ cách mạng hai miền, cũng xuất hiện những quan hệ công khai giữa một số giới trong các tầng lớp trung gian tiến bộ ở miền Nam với miền Bắc trên một số lĩnh vực. Đó là cuộc đi thăm miền Bắc của "Liên minh các lực lượng dân tộc dân chủ và hòa bình Việt Nam" và những hoạt động của tổ chức này trong mối quan hệ chính trị với miền Bắc, biểu hiện xu hướng muốn thiết lập mối quan hệ với miền Bắc về tình cảm, văn hóa, chính trị của một số nhóm hoặc cá nhân thuộc các tầng lớp trung gian tiến bộ ở miền Nam. Đã xuất hiện sau đó nhữns bài viết, bài hát (như Ca ngợi Hồ Chủ tịch), đề cao miền Bắc, bàn luận vấn đề trao đổi văn hóa hai miền (đăng trên Tạp chí Sài gòn), góp tiền giúp đồng bào miền Bắc bị lũ lụt 1971...

Công tác quan hệ Bắc - Nam là mót bộ phận của toàn bộ cuộc đấu tranh chung của nhân dân cả nước nhằm giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc và thống nhất Tổ quốc. Do đó quan hệ Bắc-Nam là vấn đề có tính chất chiến lược cần được quán triệt trong nhận thức và thực tiễn công tác về quan hệ hai miền. Vì thế để bảo đảm tiến hành công tác quan hệ Bắc - Nam được đúng đắn và đạt thắng lợi, Trung ương Đảng đã chỉ rõ phương hướng phải "Tăng cường đoàn kết Bắc - Nam, ra sức động viên, cổ vũ và hỗ trợ nhau về chính trị giữa

nhân dân hai miền, phát huy mạnh mẽ những thuận lợi cơ bản về quan hệ Bắc - Nam nhằm

góp phần giành thắng lợi quyết định cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước'' [19:9].

Để thực hiện phương hướng trên, Ban Thống nhất đã đề ra nhiệm vụ phải: "Phát triển

những mối quan hệ công khai đã có giữa hai miền, nhất là quan hệ giữa hai Chính phủ

cách mạng, có lợi cho việc động viên chính trị quần chúng và việc tạo thêm cơ sở để xúc

tiến quan hệ bình thường Bắc - Nam sau này. Bước đầu xây dựng mối quan hệ giữa miền

Bắc với một số nhóm hoặc cá nhân có xu hướng chính trị tiến bộ thuộc các tầng lớp trung

gian ở miền Nam trong điều kiện cho phép" [19:9-10]

Công tác quan hệ Bắc - Nam lúc này được tập trung vào các nội dung cụ thể như sau: - Nghiên cứu công khai hóa một số vấn đề quan hệ Bắc - Nam có lợi cho cách mạng (trừ vấn đề chi viện quân sự và những vấn đề có ảnh hưởng không lợi về mặt chính trị), cần công khai hóa việc nuôi dưỡng, đào tạo học sinh, sinh viên miền Nam, quan hệ văn hóa giáo

dục, y tế, thư từ giữa hai miền bằng hình thức ký kết giữa Chính phủ Việt Nam dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và giữa các ngành của hai miền. Tiếp tục tổ chức những cuộc thăm viếng miền Bắc của các đoàn đại biểu miền Nam (khi có yêu cầu), cần có những cuộc thăm viếng miền Nam của các đoàn đại biểu miền Bắc mà lâu nay ta chưa tiến hành. Cần có những hình thức hoạt động công khai về tham quan, nghiên cứu, trao đổi văn hóa, giáo dục, văn học nghệ thuật, khảo cổ... trao đổi kinh nghiệm sản xuất, chiến đấu... giữa miền Nam và miền Bắc để làm cho mối quan hệ hai miền được phong phú hơn và phát huy thêm tác dụng.

Đẩy mạnh công tác kết nghĩa Bắc - Nam nhằm phục vụ tốt hơn yêu cầu chính trị trước mắt và chuẩn bị phục vụ yêu cầu công tác quan hệ Bắc - Nam sắp tới. cần nghiên cứu rút kinh nghiệm công tác kết nghĩa đã qua và chú trọng khai thác, phát huy ý nghĩa quan trọng của công tác này.

Tăng cường hoạt động của Đoàn Đại diện đặc biệt Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại miền Bắc cho công tác quan hệ Bắc - Nam với những nội dung, hình thức phong phú, sáng tạo để phát huy tốt hơn ý nghĩa chính trị của vấn đề quan hệ Bắc - Nam.

Tăng cường tuyên truyền phát huy tình cảm yêu nước, tinh thần dân tộc của các tầng lớp nhân dân miền Nam, nhất là đối với các tầng lớp trung gian tiến bộ. xử dụng báo chí, đài phát thanh và nhiều phương tiện, hình thức hoạt động khác, khai thác, tận dụng một số cá nhân tiêu biểu ở hai miền để phục vụ cho công tác quan hệ Bắc -Nam. Xây dựng mối quan hệ giữa miền Bắc với một số tổ chức cá nhân, nhóm, trong tầng lớp trung gian tiến bộ ở miền Nam trên các mặt tình cảm, văn hóa, văn học nghệ thuật, khảo cổ, lịch sử có lợi cho việc phát huy tinh thần dân tộc của họ và có lợi cho ta trong việc tranh thủ họ (qua các hình

Một phần của tài liệu qúa trình hình thành và phát triển hệ thống tổ chức ban thống nhất trung ương trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước (1954 1973) (Trang 66)