Hệ thống tổ chức Ban Thống nhất trước yêu cầu nhiệm vụ mới

Một phần của tài liệu qúa trình hình thành và phát triển hệ thống tổ chức ban thống nhất trung ương trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước (1954 1973) (Trang 59)

5. Bố cục của luận văn

2.3. Hệ thống tổ chức Ban Thống nhất trước yêu cầu nhiệm vụ mới

Trong xu hướng phát triển ngày càng rộng lớn về quy mô tổ chức, đứng trước yêu cầu và triển vọng mới của cách mạng miền Nam trong qua trình đánh bại các cuộc phản công chiến lược của Mỹ, ngụy, chư hầu trong chiến lược chiến tranh cục bộ, chuẩn bị có những bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam và kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Ban Thống nhất Trung ương đã nghiên cứu, chuẩn bị và đề xuất với Trung ương về sự phát triển hệ thống tổ chức của mình.

Sau một thời gian khẩn trương chuẩn bị, ngày 4/4/1967 Vụ Tổ chức cán bộ của Ban Thống nhất đã tổ chức cuộc họp về kiện toàn biên chế tổ chức toàn Ban Thống nhất. Sau khi trao đổi về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức của từng đơn vị, của các vụ và văn Phông, Vụ Tổ chức cán bộ của Ban Thống nhất đã tổng hợp và đề xuất với Ban về nhiệm vụ, tổ chức biên chế của Ban gồm Văn Phông, các Vụ, Trường với chức năng, nhiệm vụ cụ thể như sau:

1. Văn Phông Ban Thống nhất là cơ quan trợ lý của Ban và công tác hậu cần của cơ quan. Tổ chức văn Phông có nhiệm vụ:

- Giúp Ban theo dõi, tổng hợp tình hình các mặt công tác của cơ quan, khởi thảo chương trình công tác hàng năm, hàng quý, hàng tháng của cơ quan, giúp thủ trưởng cơ quan điều hòa, phối hợp công tác giữa các vụ, các đơn vị tương đương...

- Giúp thủ trưởng cơ quan quản lý hành chính, lễ tân, giao dịch với các cơ quan bên ngoài, đôn đốc thực hiện các vấn đề về nội qui, quy chế công tác, thủ tục công văn, giấy tờ, tài liệu..

- Phụ trách công tác quản trị, tài vụ, y tế, điều khiển ngân sách, quản lý tài chính, ngoại tệ, tài sản của cơ quan ...

- Quản lý trạm khách B về các mặt sinh hoạt, côngtác, thực hiện các chế độ, tiêu chuẩn đã được quy định.

Biên chế cơ quan Văn Phông Ban Thống nhất gồm có Văn Phông, Phông Hành chính, Phông Quản trị, Phông Tài vụ, Phông Y tế, Nhà khách B phục vụ Ban. Tổng số biên chế là 103 người trong đó bộ phận sơ tán gồm 19 người.

2.Vụ Tổ chức cán bộ Ban Thống nhất (Vụ 2) có chức năng và nhiệm vụ cụ thể là:

- Theo phương hướng nhiệm vụ của Ban đề ra trong từng thời kỳ mà nghiên cứu xây dựng, cải tiến tổ chức cho phù hợp đảm bảo bộ máy làm việc, gọn mạnh, phù hợp với tình hình, theo dõi quản lý biên chế, điều động cán bộ nhằm đảm bảo công tác chung và phát huy khả năng cán bộ, công nhân viên.

- Giúp Ban quản lý đội ngũ cán bộ về các mặt: lý lịch, chính trị, tư tưởng, công tác theo dõi tình hình cán bộ, nhân viên trong cơ quan, các cơ quan thường trú, các gia đình cán bộ trong cơ quan đi công tác B, C và nước ngoài.

- Cùng với Văn Phông theo dõi thực hiện một số vấn đề thuộc về công tác B có liên quan giữa Ban với các cơ quan khác trên miền Bắc, giữa ban với TW và các địa phương ở miền Nam.

- Kết hợp với Đảng ủy và Công đoàn trong việc chăm lo công tác nội bộ, đời sống vật chất và văn hóa của cán bộ, công nhân viên.

Biên chế Vụ Tổ chức cán bộ gồm Giám đốc Vụ, Văn thư, tổ chính sách, tổ Tổ chức cán bộ. Tổng số gồm 13 người.

3.Vụ Nghiên cứu chính trị Ban Thống nhất (Vụ 3) có chức năng nhiệm vụ như sau: - Trên cơ sở các tài liệu do các cơ quan cung cấp về tình hình địch, nghiên cứu phát hiện những âm mưu của địch và đề xuất với ban nhữnt vấn đề cần đề nghị với Trung ương có chủ trương đối phó.

- Theo dõi nghiên cứu một số vấn đề về tình hình chính trị của ta ở miền Nam... - Làm báo cáo từng thời kỳ với Ban về tình hình chính trị

- Trong điều kiện có thể cung cấp tình hình về chính trị và đặt quan hệ công tác, góp ý, phối hợp với các ngành có liên quan trên miền Bắc (được sự ủy nhiệm của Ban)

Biên chế Vụ Nghiên cứu chính trị gồm Giám đốc vụ, Văn thư, tổ Đô thị và Mặt trận, tổ Vùng giải phóng, tổ Tinh hình và Chiến trường, Phông Tư liệu. Tổng số cán bộ của Vụ là 28 người.

4.Vụ Kinh tế cung cấp Ban Thống nhất (Vụ 4) có các chức năng nhiệm vụ giúp cho Ban trong các công việc:

- Nghiên cứu theo dõi tình hình kinh tế tài chính của ta và của địch ở miền Nam;

- Nghiến cứu lập dự toán ngân sách, ngoại tệ hàng năm cho miền Nam và theo dõi sự thực hiện ngân sách ấy;

- Tiếp nhận, phân phối hàng tặng phẩm và quản lý tiền ngoại tệ của các nước bạn giúp cho miền Nam;

- Cung cấp chi viện vật tư cần thiết cho các cơ quan dân chính miền Nam và trưc tiếp quản lý phần ngân sách chi viện ấy.

- Trang bị cho cán bộ dân chính được điều động đi B.

Biên chế của Vụ Kinh tế cung cấp Ban Thống nhất gồm Ban phụ trách, Văn thư, Bộ phận Nghiên cứu, Bộ phận Cung cấp viện trợ. Tổng số 50 người.

5.Trường Nghiệp vụ 105 trực thuộc Ban Thống nhất được xây dựng nhằm phục vụ cho yêu cầu và kế hoạch chi viện cán bộ cho chiến trường B. Trường Nghiệp vụ 105 có các nhiệm vụ cụ thể như sau:

- Tiếp nhận và quản lý học viên theo kế hoạch hàng năm và từng khóa do Trung ương và Ban giao cho.

- Tổ chức thực hiện việc bồi dưỡng cho học viên về chính trị, tư tưởng và những kiến thức về quân sự theo yêu cầu đề ra cho từng lớp, từng đối tượng..

- Bảo đảm thi hành các chế độ về bồi dưỡng sức khỏe cho học viên, thực hiện chính sách đối với học viên trước khi đi công tác, đề xuất một số vấn đề cụ thể để giúp cấp trên nghiên cứu bổ sung chính sách, chế độ cho phù hợp.

- Thông qua việc bồi dưỡng về chính trị, tư tưởng, vật chất, rèn luyện về sức khỏe mà duyệt lại lực lượng trước khi điều động...

- Lập dự toán ngân sách hàng năm thuộc tài chính cấp li của Ban... Biên chế Trường Nghiệp vụ 105 gồm Ban phụ trách, Tổ Huấn luyện và Tổ chức, Tổ Hành chính, Tổ Tài vụ, Phông hành chính quản trị. Tổng số 40 người.

6. Vụ Quốc tế nhân dân Ban Thống nhất (Vụ 1A) là Vụ mới của Ban Thống nhất, có nhiệm vụ:

- Theo dõi tình hình trong nước và thế giới, để xuất chủ trương, yêu cầu và biện pháp vận động nhân dân thế giới củng cố và mở rộng mặt trận chống đế quốc Mỹ xâm lược, ủng

hộ mạnh mẽ về tinh thần, chính trị và vật chất cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứun nước của nhân dân miền Nam.

- Theo dõi tình hình và hoạt động của các tổ chức quốc tế và khu vực, các đoàn thể chính trị tôn giáo khác nhau của các nước để kịp thời đề xuất với Ban chủ trương, yêu cầu và phương pháp hoạt động của mặt trận và của các đoàn thể nhân dân miền Nam nhằm tăng cường tình hữu nghị và ủng hộ lẫn nhau, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ ngày càng tích cực của nhân dân thế giới đối với nhân dân miền Nam và Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.

- Tổ chức và theo dõi các đoàn đại biểu của Mặt trận và của các tổ chức đoàn thể nhân dân đi thăm hữu nghị các nước, đi dự hội nghị của các tổ chức quốc tế, các tổ chức khu vực và của các đoàn thể nhân dân các nước.

- Theo dõi các đại diện thường trực của miền Nam hoạt động trong các Ban lãnh đạo của các tổ chức quốc tế và khu vực nhằm khai thác mọi khả năng của các tổ chức này hoạt động ủng hộ miền Nam.

Biên chế Vụ 1A gồm Ban phụ trách, Văn thư, Tổ Tình hình và Kế hoạch, Tổ Công đoàn, Tổ Phụ nữ, Tổ Thanh niên - Sinh viên, Tổ Á-Phi-Mỹ la tinh - các tổ chức trí thức, tôn giáo, Tổ Bắc Mỹ - Tây Bắc Âu và các tổ chức hòa bình nhân sĩ thế giới. Tổng số cán bộ Vụ 1A là 29 người.

7. Vụ Nghiên cứu đối ngoại Ban Thống nhất (Vụ 1B) cũng là Vụ mới của Ban Thống nhất làm công tác đối ngoại như Vụ 1A, song chức năng nghiên cứu nặng hơn, và nhiệm vụ có khác với Vụ 1A là:

- Cùng các cơ quan có liên quan theo dõi tình hình các nước, các khu vực, các tổ chức và phong trào cách mạng chung trên thế giới, đưa vào đường lối đối ngoại của Đảng và căn cứ yêu cầu cách mạng miền Nam nghiên cứu đề xuất với Ban những chủ trương, kế hoạch vận động chính phủ các nước và nhân dân thế giới ủng hộ cách mạng miền Nam về tinh thần và vật chất.

- Nghiên cứu và đề xuất với Ban những đề án và soạn thảo các văn kiện chung về phần đối ngoại của Mặt trận.

- Theo dõi giúp Ban chỉ đạo, củng cố các phái đoàn đại diện thường trực Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và vận động đặt thêm các phái đoàn Mặt trận ở những nước cần thiết.

- Thường kỳ sơ kết, tổng kết phong trào thế giới ủng hộ nhân dân miền Nam và tình hình công tác đối ngoại của Mặt trận, rút kinh nghiệm về việc vận dụng đường lối chủ trương đối ngoại của Đảng,

làm báo cáo về phần đối ngoại của Mặt trận. Biên chế Vụ 1B gồm Ban phụ trách, Tổ Tổng hợp, Tổ Xã hội chủ nghĩa, tổ Á-Phi, Tổ Tây Âu, Tổ Châu Mỹ, Văn thư. Tổng số cũng chỉ 29 người.

8. Vụ Tuyên truyền đối ngoại Ban Thống nhất (Vụ 1C) thực hiện chức năng tuyên truyền đối ngoại với nhiệm vụ cụ thể là:

- Đề xuất phương hướng, kế hoạch, nội dung tuyên truyền đối ngoại từng thời kỳ và đối với từng sự kiện quan trọng cụ thể; nghiên cứu tổng hợp tình hình tuyên truyền quốc tế để khai thác, sử dụng cho miền Nam và phát huy tuyên truyền đối ngoại của miền Nam ra quốc tế.

- Phụ trách công tác biên soạn, xuất bản tài liệu, văn kiện sách báo (Chính trị và Văn nghệ) để phát hành ra nước ngoài, cung cấp tài liệu cho các cơ quan Đại diện thường trực Mặt trận ở ngoài nước và các đoàn đại biểu Mặt trận đi hoạt động ở nước ngoài.

- Phụ trách phần quốc tế của đài phát thanh Giải phóng và Thông tấn xã Giải phóng, quản lý về nghiệp vụ phóng viên Thông tấn xã Giải phóng ở nước ngoài, theo dõi hoạt động của các phóng viên nước ngoài vào miền Nam khi họ trở về nước để phát huy và rút kinh nghiệm hướng dẫn cho các đoàn khác.

- Đảm nhận công tác của ủy ban tố cáo tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ ở miền Nam (ủy ban trực thuộc Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam). Bộ phận này đồng thời là Ì tiểu ban của ủy ban tố cáo tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ ở Trung ương gồm các việc: sưu tầm, tập hợp, xây dựng, án loát, phát hành các hồ sơ và tài liệu về tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ....

Biên chế Vụ Tuyên truyền đối ngoại gồm Ban phụ trách Vụ, Văn thư, Tổ Tổng hợp, Tổ Tư liệu, Tổ Thông tấn truyền thanh, Tổ Điều tra tội ác, Tổ Phim ảnh - Triển lãm - Tặng phẩm, Tổ Xuất bản. Tổng số cán bộ Vụ Tuyên truyền đối ngoại là 30 người" [97: 5-17].

Như vậy cho đến trước Tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu thân 1968, hệ thống tổ chức Ban Thống nhất Trung ương đã tiếp tục phát triển theo hướng mở rộng quy mô hoạt động. Bên cạnh việc củng cố hệ thống tổ chức ủy ban Thống nhất của Chính phủ, Ban Thống nhất Trung ương cũng xây dựng mới nhiều bộ phận chức năng, trong đó rất chú trọng đến việc tăng cường cho hoạt động đối ngoại. Biên chế tổ chức nhân sự của toàn Ban Thống nhất được tăng lên nhanh chóng theo yêu cầu của nhiệm vụ và công việc của từng bộ phân chuyên trách. Đặc biệt là các bộ phận chức năng trong Ban Thống nhất (8 Vụ, Trường, Văn Phông) đều được tổ chức thành cơ quan với tổ chức biên chế hoàn chỉnh để có thể hoạt động độc lập với chức năng, nhiệm vụ tương đối cụ thể, rõ ràng. Trong đó một số Vụ (Vụ 1A, Vụ 1B, Vụ 1C) được tổ chức mới với nhiệm vụ, chức năng khá lớn, phụ trách những mảng đối ngoại rất quan trọng, có ý nghĩa chiến lược đối với cuộc chiến tranh yêu nước của dân tộc ta đã và đang phát triển đến đỉnh cao. Tình hình đó cũng phản ánh sự phát triển của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta đã và đang đạt tới quy mô rộng lớn, nó không chỉ là cuộc chiến tranh chính nghĩa của một dân tộc đất không rộng người không đông đang chống xâm lược Mỹ, mà còn là cuộc đụng đầu lịch sử của các lực lượng tiến bộ và cách mạng trên thế giới với đế quốc sen đầm quốc tế.

Ban Thống nhất Trung ương trong giai đoạn lịch sử từ sau Đồng khởi đã tiếp tục phối hợp với Ban tổ chức Trung ương, các Bộ - Ngành Trung ương và địa phương, để giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng theo dõi tình hình miền Nam, nắm bắt và quản lý số lượng, thành phần cán bộ, chiến sĩ, đồng bào và học sinh miền Nam, có chế độ chính sách cụ thể đối với các thành phần này; đồng thời làm tốt công tác chi viện cho miền Nam về sức người sức của, góp phần làm tăng cường thực lực ở chiến trường để quân dân miền Nam đập tan hai cuộc phản công mùa khô 1965-1966, 1966-1967 của Mỹ - nguy, tiến tới Tổng tấn công nổi dậy Mậu Thân 1968. Sự phát triển hệ thống tổ chức của Ban Thống nhất Trung ương bên cạnh ủy ban Thống nhất của Chính phủ (nhất là sự hình thành các cơ quan đối ngoại của Ban Thống nhất từ cuối năm 1967 đầu năm 1968) đã bắt nhịp kịp thời với diễn biến nhanh của cách mạng miền Nam và kháng chiến chống Mỹ cứu nước trong dai đoạn phát triển nhảy vọt từ sau Tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968.

CHƯƠNG 3: BAN THỐNG NHẤT TRUNG ƯƠNG TIẾP TỤC PHÁT TRIỂN, HOÀN THIỆN HỆ THỐNG TỔ CHỨC NHỮNG

NĂM 1969 - 1973

Sau cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 tình hình chiến trường miền Nam lại có những diễn biến phức tạp. Mỹ phải chịu thất bại trong việc leo thang chiến tranh ở Việt Nam và chịu ngồi đàm phán với ta ở Hội nghị Paris, nhưng ở chiến trường miền Nam chúng đã ra sức phản kích lại các lực lượng cách mạng, chuyển dần cuộc chiến tranh thực dân mới của chúng ở miền Nam sang chiến lược Việt Nam hóa. Còn ta sau khi có những cố gắng vượt bậc để mở cuộc tập kích chiến lược vào các sào huyệt lớn và các căn cứ quân sự quan trọng của Mỹ ngụy trên toàn miền Nam, lực lượng cách mạng đang đứng trước nhiều khó khăn thử thách mới trước âm mưu thủ đoạn tàn bạo, nham hiểm của kẻ thù.

Tuy nhiên trên phạm vi toàn cục, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta đã giành được những thắng lợi có ý nghĩa chiến lược. Ta đã đánh bại chiến lược chiến tranh cục bộ của Mỹ ở miền Nam và chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của chúng ở miền Bắc. Hội nghị Paris về Việt Nam đã được triệu tập cùng với mặt trận ngoại giao của ta đã mở ra. Ngày 6/6/1969 Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được thành lập đã tạo ra thế chính trị mới cho ta trong cuộc đấu tranh ngoại giao trên trường quốc tế. Đầu năm 1970, Mỹ lật đổ nền trung lập ở Campuchia, nhưng nhân dân ba nước Đông Dương lại tăng cường đoàn kết liên minh chiến đấu, biến Đông dương thành một chiến

Một phần của tài liệu qúa trình hình thành và phát triển hệ thống tổ chức ban thống nhất trung ương trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước (1954 1973) (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)