5. Bố cục của luận văn
2.2. Ban Thống nhất Trung ương ủy ban Thống nhất của Chính phủ mở rộng cơ cấu
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
Nhằm góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961- 1965), một trong những nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược của Đảng ta là công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhất là cán bộ khoa học kỹ thuật cho những ngành sản xuất kinh tế. Đây là công việc có tầm quan trọng đối với việc xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật cho CNXH ... Đồng thời cần mở rộng đào tạo cán bộ quản lý kinh tế, quản lý hành chính, cán bộ nsành khoa học xã hội... và cần chú ý đào tạo cán bộ người dân tộc thiểu số, chủ yếu nhằm phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế văn hóa ở miền núi; bồi dưỡng đào tạo cán bộ phụ nữ...
Sau khi có chủ trương và nghị quyết của Trung ương Đảng, các ngành các cấp đã chú trọng công tác đào tạo cán bộ, trong đó có việc đào tạo cán bộ cho miền Nam. Đặc biệt là mỗi ngành, mỗi địa phương trên miền Bắc đều thấy được trách nhiệm đối với cách mạng miền Nam, nên đã tập trung cử cán bộ đi học theo chỉ tiêu và dôi ra để dành cho miền Nam, trong đó chú ý cử người miền Nam tập kết hoặc con em đồng bào miền Nam tập kết đi học. Được sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Thống nhất Trung ương và Ban tổ chức Trung ương, các địa phương, các ngành đã mạnh dạn đưa ra nhiều phương hướng đào tạo cán bộ gồm cả cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, cán bộ nghiên cứu, cán bộ chuyên môn nghiệp vụ, cán bộ khoa học kỹ thuật... Nhiều ngành đã ưu tiên cho việc đào tạo cán bộ miền Nam thể hiện trong các kỳ thi tuyển sinh vào các trường, nhiều ngành cho đi học bổ túc văn hóa để kịp đưa vào học chính quy hoặc tổ chức các lớp chuyên tu tập trung để nhanh chóng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; có ngành còn xin người ở các ngành khác để đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật cho ngành mình ... do nhữnmg cố gắng trên mà các địa phương, các ngành đã đạt được một số kết quả quan trọng về việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ miền Nam. Nhờ đó mà trong mấy năm qua đã đáp ứng được một phần đáng kể cho cách mạng miền Nam.
- Công tác điều động cán bộ đi chiến trường miền Nam (đi B)
Việc điều động cán bộ tăng cường cho miền Nam là công việc hết sức quan trọng và cần thiết nhằm đáp ứng cho nhu cầu cách mạng miền Nam. Bắt đầu từ năm 1959, Ban Thống nhất Trung ương phụ trách thêm công tác điều động cán bộ đi chiến trường miền Nam (B). Thực hiện Nghị quyết 15 (Khóa II ) của Trung ương Đảng, hướng chi viện cán bộ lúc này là tăng cường bộ máy cho các Tỉnh, khu và xung quanh Trung ương cục miền Nam. Đồng thời chọn một số cán bộ cốt cán có trình độ, có kinh nghiệm và là người địa phương ở các tỉnh miền Nam làm công tác vận động quần chúng xây dựng cơ sở, đẩy mạnh phong trào đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang. Ngoài lực lượng cán bộ quân đội được đưa vào Nam từ năm 1959 và mỗi năm sau đó ngày càng tăng thêm, còn có các bộ chuyên môn được chi viện vào như cán bộ nông nghiệp, công an, vận tải, y tế, văn hóa và giáo dục số lượng cán bộ vào Nam ngày càng đông.
Chỉ sau 3 tháng mở đường, đến cuối năm 1959, Đoàn 559 đã đưa đoàn cán bộ, chiến sĩ và chuyến hàng đầu tiên của hậu phương lớn vào đến miền Nam. "Đến năm 1960, trung
bình mỗi tháng, đoàn 559 đã vận chuyển đến Tây Thừa Thiên dẫn đường cho hàng chục
trung đội vũ trang từ miền Bắc vào đánh giặc ở miền Nam. Con đường chiến lược Hồ Chí Minh được mở rộng. Sức người sức của chi viện cho miền Nam ngày càng tăng. Tính từ năm 1960 đến năm 1963, hơn 4 vạn cán bộ chiến sĩ quân đội ở miền Bắc được điều động
vào miền Nam đánh giặc, chiếm trên 50% lực lượng quân sự tập trung ở miền Nam [42]
Năm 1965 cả nước có chiến tranh, chống Mỹ cứu nước là nhiệm vụ thiêng liêng của cả dân tộc. Quân dân ta ở miền Bắc vừa sản xuất, vừa chiến đấu chống lại cuộc chiến tranh phá hoại bằng khổng quân và hải quân của Mỹ, đồng thời không ngừng chi viện cho miền Nam với khẩu hiệu hành động: "Tất cả cho tiền tuyến, tất cả cho đánh thắng giặc Mỹ xâm lược",
"lương không thiếu một cân, quân không thiếu một người". Cách mạng miền Nam ngày
càng phát triển, đòi hỏi sự chi viện ngày càng lớn về sức người, sức của từ hậu phương lớn miền Bắc.
Để Ban Thống nhất tập trung hơn nữa trong việc giúp Trung ương chỉ đạo cách mạng miền Nam về đường lối, chính sách; mặt khác để sử dụng hợp lý hơn nữa khả năng của các cơ quan của Đảng trong công tác phục vụ cho cách mạng miền Nam, ngày 13/02/1965 Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Nghị quyết số 109 về việc chuyển một số công việc của Ban Thống nhất sang Ban Tổ chức Trung ương và Đảng, Đoàn Bộ Nội vụ. Theo đó Trung ương quy định:
"1- Chuyển sang Ban Tổ chức Trung ương phụ trách toàn bộ công tác nghiên cứu điều động cán bộ cho miền Nam thường xuyên và công tác chuẩn bị cán bộ cho miền Nam sau này và công tác đón tiếp cán bộ trong Nam ra chữa bệnh.
2- Thống nhất công tác quản lý học sinh và gia đình cán bộ của quân đội, công an và
của Ban thống nhất; chuyển công tác này cùng trại nhi đồng miền Nam tại Hải Phông, sang
đảng, đoàn Bộ Nội vụ phụ trách. Ngoài ra, đảng, đoàn Bộ Nội vụ còn có trách nhiệm thống
nhất quản lý cả gia đình cán bộ" [5:1].
Như vậy từ năm 1965 trở đi, công tác điều động cán bộ đi B đã chuyển sang Ban Tổ chức Trung ương, Ban Thống nhất chỉ tập trung cùng Trung ương hoạch định chủ trương chính sách cho cách mạng miền Nam. Tuy nhiên trong qua trình ấy Ban Thống nhất vẫn phải nắm tình hình điều động đi B và được tham khảo về một số trường hợp cụ thể của số cán bộ được điều động.
Cũng trong năm 1965, ủy ban Thống nhất của Chính phủ đã phối hợp với Ban tổ chức Trung ương, Bộ Y tế, Tổng cục Hậu cần mở Hội nghị bàn về chuyển giao nhiệm vụ chỉ đạo công tác y tế và cung cấp cán bộ, thuốc men, y cụ cho ngành y tế ở B của ủy ban Thống nhất cho Đảng đoàn Bộ y tế và Tổng cục Hậu cần. Hội nghị đã đi đến thống nhất như sau:
1.Ủy ban Thống nhất bàn giao nhiệm vụ cho Đảng đoàn Bộ Y tế xây dựng ngành dân y, góp ý kiến chỉ đạo về chuyên môn cho ngành dọc ở B, lập kế hoạch đào tạo cán bộ và cung cấp cán bộ và kế hoạch cung cấp thuốc men, y cụ cho nsành dân y ở B hằng năm.
2.Ủy ban Thống nhất chuyển giao cho Tổng cục Hậu cần việc cung cấp thuốc men, y cụ, cho ngành Quân y ở B (ngoài trách nhiệm góp phần xây dựng và chỉ đạo ngành Quân y ở B mà lâu nay Cục quân y thuộc Tổng cục Hậu cần đã phụ trách).
3.Về tổ chức thực hiện :
- Hàng năm hoặc nửa năm có cuộc trao đổi giữa đảng đoàn Bộ Y tế, Cục Quân y thuộc Tông cục Hậu cân và Uy ban Thông nhát vê yêu cầu phát triển của công tác quân dân y ở B, và về yêu cầu cung cấp về cán bộ, thuốc men, y cụ để có cơ sở xây dựng kế hoạch chi viện cho B, và để không giẫm chân giữa các ngành y tế ở miền Bắc (A).
- Vì sách lược cách mạng ở hai miền khác nhau và để bảo đảm bí mật, cần lấy danh nghĩa các đảng đoàn chuyên môn về y tế của Đảng ở miền Bắc (A) để góp ý kiến với Ban chuyên môn của Đảng
Ở miền Nam (B) thông qua Trung ương cục (về phía dân y) và thông qua Quân ủy Miền (về phía Quân y) để việc giao dịch và đầu mối lãnh đạo tập trung vào cấp ủy.
4.Về việc tiếp nhận thuốc men, y cụ của các nước gửi giúp B:
-Ủy ban Thống nhất căn cứ vào yêu cầu và dự trù của đảng đoàn Bộ Y tế, Tổng cục Hậu cần, đồng thời căn cứ tình hình chính trị và khả năng của mỗi nước mà vận động các nước giúp đỡ. Từng lúc ủy ban Thống nhất tổng hợp tình hình và kết quả sự viện trợ của các nước thông báo cho đảng đoàn Bộ Y tế và Tổng cục Hậu cần biết và làm các thủ tục về cám ơn, tuyên truyền, phát huy.
- Đảng đoàn Bộ Y tế chịu trách nhiệm tiếp nhận, kiểm kê bảo quản, và cùng với Cục Quân y (Tổng cục Hậu cần) định việc phân phối.
5.Về việc Liên Xô tặng cho Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam một bệnh viện 100 giường, Đảng đoàn Bộ Y tế cùng Cục Quân y bàn bạc và cho ủy ban Thống nhất biết để đề nghị với Bạn cho những thứ gì phù hợp với miền Nam và với khả năng vận chuyển của ta.
6.Về kế hoạch xây dựng Viện Điều dưỡng cho số cán bộ ở Trị-Thiên ra miền Bắc chữa bệnh (về qui mô, tổ chức, biên chế, kinh phí...) do đảng đoàn Bộ Y tế bàn với Đảng ủy Vĩnh Linh để quyết định, có tham khảo ý kiến của ủy ban Thống nhất [5:4-5].
Như vậy ủy ban Thống nhất đã được các cơ quan Bộ Y tế và Tổng cục Hậu cần chia sẻ khá nhiều công việc nặng nhọc trong việc chi viện cho chiến trường miền Nam; đồng thời đó cũng là sự tăng cường phối hợp của Ban Thống nhất Trung ương, ủy ban Thống nhất Chính phủ với đảng đoàn các cơ quan, ban ngành Trung ương trong qua trình phát triển hệ thống tổ chức của mình. Kết qua của sự phối hợp và phát triển hệ thống tổ chức ấy là: Những năm 1965-1968 miền Bắc đã đưa vào Nam hơn 30 vạn cán bộ, bộ đội tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu, tham gia xây dựng kinh tế văn hóa tại các vùng giải phóng; cùng hàng chục vạn tấn vật chất, gồm vũ khí đạn dược, quân trang, quân dụng, xăng dầu, lương thực, thực phẩm, thuốc men và nhiều vật dụng khác.
Tính chung sức người sức của từ miền Bắc chuyển vào miền Nam trong 4 năm này đã tăng gấp 10 lần so với thời kỳ trước, đó là chưa kể hàng vạn chiến sĩ lái xe, lái tàu, công binh, thanh niên xung phong, giao liên làm nhiệm vụ đưa đón trên tuyến đường Trường Sơn. số cán bộ chiến sĩ miền Nam trở về Nam chiến đấu cũng ngày càng đông. Báo cáo của
Ban Thống nhất về công tác điều động cán bộ đi B cho biết: "Từ năm 1959 đến năm 1967,
trong 13.348 cán bộ các loại đưa vào Nam, trong đó có 1.005 cán bộ miền Nam... " [24:5].
Để phù hợp với tình hình mới, theo nghiên cứu đề xuất của Ban Thống nhất, Ban Bí thư Trung ương ra Quy định về chế độ đối với cán bộ, chiến sĩ vào Nam công tác và ở trong Nam ra. Mục đích của việc ban hành quy định này là nhằm làm cho bản thân và gia đình mỗi cán bộ, chiến sĩ nhận thức rõ vào Nam chiến đấu và công tác là một nghĩa vụ quang vinh để giải phóng một nửa đất nước còn bị xâm chiếm. Mỗi cán bộ, chiến sĩ trong bất cứ hoàn cảnh nào đều phải nâng cao ý chí phấn đấu, chấp hành một cách nghiêm chỉnh và tự giác nhiệm vụ được Đảng và Chính phủ giao phó
Đồng thời để tạo thêm điều kiện cho cán bộ, chiến sĩ làm tròn nhiệm vụ của mình, Đảng và Nhà nước cũng căn cứ vào tình hình và khả năng mà quy định chế độ chính sách đối với bản thân cán bộ, chiến sĩ và đối với gia đình cán bộ, chiến sĩ một cách thích đáng. Các chính sách, chế độ này chú trọng yêu cầu nâng cao trình độ của cán bộ, chiến sĩ trước khi đi làm nhiệm vụ mới; bồi dưỡng sức khỏe của anh chị em, giúp đỡ anh chị em ổn định mức sinh hoạt bình thường của gia đình trong điều kiện chung của miền Bắc; đồng thời chú trọng giữ mối quan hệ tốt giữa gia đình của các loại cán bộ chiến sĩ người miền Nam cũng như người miền Bắc và giữa gia đình cán bộ, chiến sĩ ấy đối với quần chúng địa phương. Quy định đề ra như sau:
- Đối với cán bô chiến sĩ từ hâu phương miền Bấc đi vào chiến trường miền Nam, phải chú trọng cho học tập tình hình, nhiệm vụ, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác và khi cần thì cho đi tham quan một số nơi cần thiết. Trước khi đi, trong quá trình tập trung học tập, cán bộ và chiến sĩ được bồi dưỡng để có thêm sức khoe, bảo đảm đi đường. Thời gian bồi dưỡng tối đa không quá 3 tháng. Khi cán bộ lên đường thì hưởng theo chế độ cung cấp. Trang phục vật dụng phải phù hớp với yêu cầu công tác, đủ dùng trong thời gian đi đường và sau một thời gian đến nơi công tác; cần cấp đủ thuốc Phông bệnh và chữa bệnh khi lên đường, chuẩn bị cả thuốc bổ cho những trường hợp cần thiết. Lương thực và thực phẩm trong khi đi đường đều được cấp phát. Tiền lộ phí tuy theo tình hình cụ thể mà cấp, bảo đảm yêu cầu cần thiết.
- Đối với cán bô, chiến sĩ từ chiến trường miền Nam ra miền Bắc, nếu ra công tác một thời sian ngắn rồi trở vào, thì trong suốt thời gian ở miền Bắc được cung cấp tiền ăn và tiêu vặt và được cấp một lần một khoản để chi tiêu cần thiết, trang phục thì cấp đủ dùng, khi đi
sẽ trả lại những thứ mang đi không thích hợp và được cấp thêm những thứ cần thiết như đối với cán bộ khi đi vào. Cán bộ, chiến sĩ ra chữa bệnh rồi trở vào, thì được hưởng chế độ ăn tiêu, nghỉ phép thăm gia đình. Cán bộ, chiến sĩ có quyết định ở lại miền Bắc thì chuyển sang chế độ lương và hưởng mọi chế độ khác như cán bộ hoạt động ở miền Bắc.
- Đối với gia đình cán bộ, chiến sĩ vào Nam công tác phải chú trọng thường xuyên siáo dục chính trị, tư tưởng cho những người trong gia đình. Nói chung về sinh hoạt vật chất, cố gắng đảm bảo được mức bình thường như khi người cán bộ còn ở miền Bắc. Trước hết phải giúp đỡ giải quyết công việc làm cho những người có sức lao động trong gia đình, đối với những gia đình ở nông thôn được chú ý điều hòa lương thực. Các cháu đi học, những người trong gia đình mất sức lao động như cha mẹ, vợ hoặc chồng, hoặc người nuôi dưỡng mà trước khi đi người cán bộ, chiến sĩ thật sự có trách nhiệm phải nuôi dưỡng thì hàng tháng được trợ cấp tuy theo khu vực. Vợ con, cha mẹ đẻ hoặc người mà cán bộ, chiến sĩ thật sự có trách nhiệm phải nuôi dưỡng, nếu Ốm đau phải nằm bệnh viện thì được miễn tiền thuốc... Các cháu được chiếu cố trong việc tuyển sinh, nhưng phải bảo đảm tiêu chuẩn. Trường hợp cán bộ, chiến sĩ hy sinh gia đình vẫn được tiếp tục hưởng các khoản trợ cấp cho đến khi có qui định mới.
- Đối với cán bô, chiến sĩ được cử vào Nam công tác một thời gian rồi trở ra thì việc bồi dưỡng trước khi vào và khi mới ra được áp dụng như đối với cán bộ đi vào công tác lâu dài và cán bộ khi ra nói chung. Thời gian cán bộ công tác ở trong Nam, gia đình được lĩnh 70% lương chính và phụ cấp nếu có. Trường hợp có quyết định ở lại công tác trong Nam thì gia đình được chuyển sang hưởng chế độ trợ cấp như đối với gia đình cán bộ, chiến sĩ vào Nam công tác lâu dài [6:1-4].
Những nội dung của bản "Quy định" thể hiện sự quan tâm chu đáo của Trung ương Đảng đối với cán bộ, chiến sĩ vào Nam công tác và ở trong Nam ra, về cơ bản là phù hợp với hoàn cảnh hiện tại và có tác dụng tích cực đối với việc nâng cao trình độ, bồi dưỡng sức