Xây dựng cơ cấu tổ chức của Ban Thống nhất Trung ương, hình thành ủy ban

Một phần của tài liệu qúa trình hình thành và phát triển hệ thống tổ chức ban thống nhất trung ương trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước (1954 1973) (Trang 41)

5. Bố cục của luận văn

2.1. Xây dựng cơ cấu tổ chức của Ban Thống nhất Trung ương, hình thành ủy ban

ban Thống nhất của Chính phủ.

Để thực hiện tốt đường lối của Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ in (Tháng 9/1960), đồng thời để chỉ đạo tốt công tác cách mạng miền Nam, cũng như công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trên đất Bắc, ngày 01/6/1961, Ban chấp hành Trung ương Đảng ra Nghị quyết 20/TW về nhiệm vụ và tổ chức Ban Thống nhất. Theo đó: "Ban Thống nhất là cơ

quan nghiên cứu giúp Trung ương chỉ đạo mọi mặt công tác cách mạng ở miền Nam và

công tác đấu tranh thực hiện thống nhất nước nháy kiểm tra đôn đốc và thực hiện các chỉ

thị, nghị quyết của Trung ương về công tác cách mạng ở miền Nam và đấu tranh thống

nhất" [4:1]. Nhiệm vụ cụ thể của Ban Thống nhất là:

1. Nghiên cứu nắm vững tình hình ta và địch ở miền Nam về mọi mật chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa xã hội.

2.Đề đạt với Trung ương các vấn đề về đường lối, chủ trương chính sách để chỉ đạo mọi mặt công tác cách mạng ở miền Nam và công tác tuyên truyền đấu tranh nhằm thực hiện thống nhất nước nhà.

3.Theo dõi việc thực hiện và cùng với các ngành có liên quan thực hiện chỉ thị, nghị quyết của Trung ương đối với cách mạng miền Nam, liên lạc, trao đổi ý kiến với Trung ương Cục miền Nam và đôn đốc các cơ quan của Trung ương cục trong việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương; lập kế hoạch và góp phần đào tạo cán bộ, cung cấp phương tiện cho miền Nam góp phần chỉ đạo công tác quân sự, đảm nhiệm một phần về công tác liên lạc vận chuyển với miền Nam, nghiên cứu và góp ý kiến với các cơ quan miền Bắc về vấn đề đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà và phục vụ cách mạng miền Nam.

4.Cung cấp tình hình về địch, sưu tầm tài liệu và tổng kết một số kinh nghiệm cần thiết cho Đảng bộ miền Nam.

5.Từng thời kỳ báo cáo với Trung ương về tình hình miền Nam và tình hình thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác miền Nam và đâu tranh thực hiện thống nhất nước nhà [4:2].

Về tổ chức, Trung ương quy định bộ máy tổ chức của Ban Thống nhất gồm có: 1 Trưởng Ban, 1 Phó Trưởng Ban và một số ủy viên. Giúp việc của Ban có 3 vụ và 1 văn Phông với chức năng, nhiệm vụ cụ thể như sau:

Vụ nghiên cứu có nhiệm vụ:

- Nghiên cứu nắm vững tình hình địch ở miền Nam về âm mưu, hoạt động, tổ chức và lức lượng trên các mặt chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội và âm mưu của phe đế quốc có liên quan đến miền Nam và đề xuất với Ban về các chủ trương đối phó.

- Theo dõi tình hình ta ở miền Nam về mặt xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng quần chúng, lực lượng quân sự, về công tác tuyên truyền đấu tranh, về kinh tế, tài chính, về vấn đề chỉ đạo của Đảng bộ miền Nam và giúp Ban đề xuất các chủ trương, phương hướng về công tác cụ thể để giúp Trung ương chỉ đạo công tác cách mạng ở miền Nam.

- Giúp Ban làm báo cáo tình hình chung về miền Nam thường kỳ và từng vấn đề để rút ra những kết luận cần thiết.

- Cung cấp tình hình cần thiết về địch cho Ban để thông báo cho các Đảng bộ miền Nam.

- Giúp Ban theo dõi và đôn đốc việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương ở miền Nam.

- Sưu tầm tài liệu và tổng kết kinh nghiệm về mót số vấn đề cần thiết giúp cho các Đảng bộ miền Nam.

Vụ cán bộ có nhiệm vụ:

- Nghiên cứu theo dõi tình hình chung về cán bộ hoạt động ở miền Nam để biết rõ yêu cầu và đề nghị về phương hướng giải quyết.

- Nghiên cứu theo dõi tình hình cán bộ miền Nam ở miền Bắc để đề nghị về kế hoạch đào tạo, kế hoạch điều động trước mắt và sau này cho miền Nam.

- Tổ chức huấn luyện chính trị cho cán bộ từ ngoài vào và một số cán bộ từ trong ra trong khi chờ công tác và quản lý cán bộ này trong thời gian nhất định.

- Nghiên cứu đề xuất và bổ sung chính sách chế độ đối với cán bộ trong ra, ngoài vào và chính sách chế độ đối với gia đình những cán bộ công tác ở miền Nam góp phần quản lý các gia đình này.

- Theo dõi việc thi hành chính sách và góp ý kiến với Ban để cùng Ban tổ chức Trung ương và Bộ Nội vụ xây dựng và bổ sung chính sách đối với cán bộ và đồng bào miền Nam hiện ở miền Bắc.

Vụ Đấu tranh thống nhất có nhiệm vụ:

- Theo dõi nắm tình hình tuyên truyền chiến tranh của địch ở miền Nam và tuyên truyền đấu tranh của ta ở miền Bắc để phục vụ cách mạng miền Nam và đấu tranh thống nhất nước nhà.

- Nghiên cứu giúp Ban để đề xuất với Trung ương các chủ trương, đường lối, phương pháp, kế hoạch tuyên truyền, đấu tranh để hỗ trợ cho cách mạng miền Nam và đấu tranh thống nhất nước nhà.

- Cung cấp tình hình và đề ra yêu cầu về tuyên truyền đấu tranh của ta ở miền Bắc giúp cho Ban hướng dẫn các ngành tuyên truyền đấu tranh ở miền Bắc và ra ngoài nước, và các công tác tuyên truyền vào Nam.

- Giúp Ban hướng dẫn các cơ quan nghiên cứu và sáng tác ở miền Bắc về các vấn đề về miền Nam, công tác và giúp đỡ các cờ quan này hoàn thành nhiệm vụ.

Văn Phông có nhiệm vụ:

- Phụ trách công tác Hành chính - Quản trị.

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện cung cấp về vật chất cho đảng bộ miền Nam.

- Tạm thời bảo đảm giao thông liên lạc vận chuyển giữa Trung ương và địa phương. - Xây dựng tư liệu, lưu trữ phục vụ cho công tác nghiên cứu và tuyên truyền đấu tranh và cho công tác bảo tồn, bảo tàng sau này [4:3-5].

Trong thực tế các Vụ và Văn Phông của Ban Thống nhất có những nhiệm vụ cụ thể được điều chỉnh bổ sung hoặc chuyển bớt sang một số cơ quan ban ngành khác theo yêu cầu tình hình từng giai đoạn khác nhau. Tổ chức biên chế của Ban và các Vụ, Văn Phông cũng luôn có sự thay đổi do tình hình cán bộ thuyên chuyển liên tục. Tất cả những sự thay đổi ấy đều có sự nghiên cứu của Ban Thống nhất Trung ương và được sự nhất trí của Ban Tổ chức Trung ương trước khi có quyết định thay đổi.

Tiếp theo Nghị quyết 20/TW, Ban Bí thư Trung ương đã ra Chỉ thị 26/TC-TW về việc tích cực công tác giúp đổ cách mạng miền Nam. Với Chỉ thị này, Ban Bí thư Trung ương Đảng giao cho Ban Thống nhất cùng với Ban Tổ chức Trung ươns và Trung ương Quân ủy thừa lệnh Trung ươn? phổ biến lại một số phương châm, nguyên tắc và yêu cầu các ngành

các cấp giúp đỡ cách mạng miền Nam. Chỉ thị nhắc nhở: "Kể từ nay các đảng, đoàn các Bộ, các ngành và Đảng ủy các cấp sẽ cùng làm việc với ba cơ quan nói trên về những vấn đề có liên quan đến từng ngành để giúp đỡ cách mạng miền Nam. Các vấn đề về vật chất và kỹ

thuật, nghiên cứu tình hình, tổng kết kinh nghiệm, tuyên truyền đấu tranh và lựa chọn cán

bộ thì Ban Thống nhất phụ trách, các vấn đề về quân sự thì Trung ương Quân ủy phụ trách,

việc sắp xếp và điều động cán bộ thì Ban Tổ chức Trung ương phụ trách" [3:6].

Như vậy trong thực tế hoạt động, Ban Thông nhất phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương và Trung ương Quân ủy cùng với đảng, đoàn các Bộ, các ngành và Đảng ủy một số cấp bàn bạc thực hiện các nhiệm vụ trên đây. Những nhiệm vụ cụ thể liên quan đến việc giúp đỡ phục vụ cho cách mạng miển Nam thì cùng nhau giải quyết, vấn đề gì không thể nhất trí với nhau được thì đưa Ban bí thư giải quyết.

Sự hình thành bộ máy tổ chức Ban Thống nhất Trung ương gồm các Vụ như trên cho thấy Đảng ta đã nhận rõ yêu cầu của sự nghiệp giải phóng miền Nam thống nhất nước nhà. Sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan trung ương (Ban Thống nhất - Ban Tổ chức Trung ương - Quân ủy Trung ương) sẽ tạo ra hiệu qua thiết thực để đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng của chiến trường miền Nam đang chống các chiến lược chiến tranh Đặc biệt và Cục bộ của Mỹ.

Mặt khác, từ năm 1960, để đáp ứng với yêu cầu của tình hình ở 2 miền Nam - Bắc giúp Trung ương chỉ đạo cách mạng 2 miền, ngày 26/7/1960 Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đã ra sắc lệnh số 18-LCT đổi tên Ban Quan hệ Bắc - Nam thành ủy ban Thống nhất trực thuộc Chính phủ.

Nhưng trong thực tế, tổ chức và nhân sự ủy ban Thống nhất lúc này cũng trùng lặp với tổ chức và nhân sự của Ban Thống nhất Trung ương. Nói cách khác là Ban Thông nhất từ khi thành lập đã hoạt động dưới 2 danh nghĩa: một là Ban Thống nhất Trung ương và hai là Ủy ban Thống nhất của Chính phủ.

Với danh nghĩa thứ nhất, Ban Thống nhất đã giúp Trung ương nghiên cứu chỉ đạo mọi mặt công tác cách mạng ở miền Nam, kiểm tra đôn đốc và thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương về công tác cách mạng ở miền Nam. Với danh nghĩa thứ hai, ủy ban Thống nhất đã phụ trách quản lý và theo dõi việc thực hiện các chính sách, chế độ đối với cán bộ, đồns bào và học sinh miền Nam tập kết. Nhìn chung các công tác này càng ngày càng tiến

bộ và đi vào nề nếp; tình hình công tác, sinh hoạt và học tập của cán bộ, đồng bào và các cháu học sinh miền Nam tập kết đã được ổn định.

Nhưng lúc này cách mạng ở miền Bắc đang xây dựng chủ nshĩa xã hội với bộ máy Nhà nước ngày càng hoàn thiện, sự lãnh đạo toàn diện của Đảng không đồng nghĩa với việc bao hàm cả việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của chính quyền Nhà nước. Trong lúc đó cách mạng ở miền Nam đang phát triển, đòi hỏi ngày càng cao sự chi viện của hậu phương lớn miền Bắc. Vì vậy Ban Thống nhất Trung ương cần phải phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Ban, tránh sự chồng lấn nhiệm vụ của các bộ phận trong cơ quan.

Theo chủ trương đó, Trung ương cho tách Ban Thống nhất thành 2 bộ phận: một bộ phận làm nhiệm vụ chính quyền gọi là ủy ban Thống nhất trực thuộc Chính phủ; một bộ phận còn lại vẫn là Ban Thống nhất trực thuộc Trung ương Đảng. Để cho ủy ban Thống nhất ngay từ đầu thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ được phân công phân nhiệm, ngày 29/9/1961 Chính phủ đã ra Nghị định số 137/CP về Nhiệm vụ, chức năng của ủy ban Thống nhất của Chính phủ. Nghị định quy định: "Ủy ban Thống nhất là cơ quan của Hội đồng

Chính phủ có trách nhiệm quản lý công tác đấu tranh nhằm thống nhất nước nhà theo

đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước" [59:1].

Về nhiệm vụ và quyền hạn, ủy ban Thống nhất của Chính phủ được quy định cụ thể như sau:

1.Thường xuyên theo dõi và từng thời kỳ báo cáo trước Hội đồng chính phủ về tình hình miền Nam và tình hình đấu tranh thống nhất nước nhà.

2.Nghiên cứu và trình Hội đồng chính phủ phê chuẩn các chủ trương, biện pháp, kế hoạch tuyên truyền và đấu tranh thống nhất nước nhà, chấp hành và theo dõi, đôn đốc các cấp, các ngành có liên quan thực hiện các chủ trương, biện pháp, kế hoạch ấy.

3.Cùng với các cơ quan hữu quan xây dựng chính sách, kế hoạch đào tạo cán bộ cho miền Nam.

4.Tham gia ý kiến với các cơ quan hữu quan trong việc nghiên cứu, bổ sung các chính sách đối với cán bộ và đồng bào miền Nam tập kết, và góp phần theo dõi việc thực hiện những chính sách ấy.

5.Quản lý tổ chức, cán bộ, biên chế, lao động, tiền lương tài sản, tài vụ của ủy ban theo chế độ chung của Nhà nước [59:12].

Về tổ chức bộ máy ủy ban Thống nhất, Chính phủ quy định gồm có Chủ nhiệm và các Phó Chủ nhiệm, Các ủy viên phụ trách các bộ phận chức năng thuộc Ủy ban. Chủ nhiệm ủy ban Thống nhất (lúc này là đồng chí Nguyễn Văn Vịnh) chịu trách nhiệm trước Hội đồng Chính phủ và trước Quốc hội lãnh đạo toàn bộ công tác của ủy ban như điều 2 đã quy định. Phó chủ nhiệm Ủy ban Thống nhất giúp chủ nhiệm trong việc lãnh đạo chung và có thể được Chủ nhiệm ủy nhiệm chỉ đạo từng phần công tác của ủy ban. Các ủy viên Ủy ban Thống nhất giúp chủ nhiệm phụ trách một số công việc hoặc một bộ phận công tác của Ủy ban... Các cơ quan chức năng của Ủy ban Thống nhất của Chính phủ cũng tương ứng với các cơ quan chức năng của Ban Thống nhất gồm:

- Vụ Nghiên cứu - Vụ Cán bộ

- Vụ Đấu tranh thống nhất - Văn Phông [59:13].

Ngoài ra còn có một sô đơn vị sự nghiệp do Ủy ban quản lý nhưng biên chế tổ chức không tăng thêm và lúc đầu cũng chưa đi vào hoạt động, chỉ mới có chủ trương kế hoạch. Cũng theo Nghị định 137/CP, việc thành lập, sửa đổi hoặc bãi bỏ văn Phông, các vụ và các đơn vị tương đương, phải do Hội đồng chính phủ phê chuẩn. Nhiệm vụ của văn Phông, các vụ và các đơn vị sự nghiệp thuộc ủy ban quản lý sẽ quy định trong Điều lệ tổ chức của ủy ban Thống nhất do Hội đồng Chính phủ phê chuẩn.

Qua Nghị quyết 20/NQ-TW của Ban Bí thư về nhiệm vụ và tổ chức của Ban Thống nhất và Nghị định 137/CP của Hội đồng Chính phủ Quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của ủy ban Thống nhất, cho thấy: Ban Thống nhất và ủy ban Thống nhất trong giai đoạn này là hai tổ chức có nhiệm vụ chức năng khác nhau, nhưng thực chất cũng chỉ có một bộ máy tổ chức hoạt động; Ban hay ủy ban đều chung nhiệm vụ nghiên cứu tình hình miền Nam, giúp Trung ương, giúp Chính phủ chỉ đạo công tác cách mạng ở miền Nam và công tác đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà, cùng với các ngành có liên quan ở Trung ương giúp đỡ cách mạng miền Nam về mặt vật chất, cán bộ... Đứns về mặt Đảng, Ban Thống nhất trực thuộc Trung ương, chủ yếu làm công tác nghiên cứu tình hình miền Nam và đề xuất ý

kiến với Trung ương về đường lối, phương hướng chính sách chỉ đạo công tác cách mạng miền Nam. Đứng về mặt chính quyền, ủy ban Thống nhất trực thuộc Chính phủ, có trách nhiệm tổ chức thực hiện mọi chủ trương chính sách kinh tế của Đảng và các quyết định của Chính phủ về chi viện cho miền Nam.

Việc tập trung thực hiện công tác bồi dưỡng, đào tạo cán bộ, đồng bào, học sinh miền Nam trên đất Bắc, là một trong những nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên của ủy ban Thống nhất. Thực tế là vấn đề đào tạo cán bộ cho miền Nam sau này là vấn đề tương đối lớn, đã để ra từ những năm trước nhưng đến nay vẫn còn nhiều ách tắc. Vì vậy ủy ban Thống nhất đã phải xây dựng lại phương hướng, kế hoạch đào tạo cán bộ cho miền Nam sau này để các Bộ, các ngành căn cứ vào đó xây dựng kế hoạch của bộ, ngành mình đào tạo cán bộ cho miền Nam. Trong kế hoạch đào tạo cán bộ lâu dài cho miền Nam, các cơ quan Nhà nước phải tính toán chuẩn bị sao cho để khi nước nhà thống nhất, số cán bộ đào tạo cho miền Nam tách ra, công việc của Trung ương vẫn chạy, công việc của miền Nam cũng chạy.

Kế hoạch đào tạo cán bộ cho miền Nam được chú ý đào tạo từ cán bộ lãnh đạo đèn cán

Một phần của tài liệu qúa trình hình thành và phát triển hệ thống tổ chức ban thống nhất trung ương trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước (1954 1973) (Trang 41)