Về công tác xúc tiến, quảng bá du lịch:

Một phần của tài liệu Phân tích nghành du lịch việt nam (Trang 57)

Sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến cơ chế tài chính cho hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch.

Có chế tài huy động vốn nhiều hơn nữa từ doanh nghiệp cho quảng bá, xúc tiến du lịch.

Gắn công tác xúc tiến, quảng bá du lịch với xúc tiến đầu tư thương mại.

3. Một trong những chính sách quan trọng nhất cần tính đến là đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, bao gồm cả về quản lý, kỹ năng nghề và giám sát, để ngành có thể đáp ứng được chất lượng dịch vụ du lịch như mong muốn của khách hàng.

4. Hình thành một số Khu du lịch có “thương hiệu” mang tầm cỡ khu vực và quốc tế. Hiện nay, Chính phủ đã cho lập quy hoạch các khu du lịch quốc gia (có thể thuê nước ngoài làm quy hoạch) làm cơ sở để thu hút đầu tư.

5. Các địa phương cần chấn chỉnh ngay công tác quy hoạch các ngành liên quan đến phát triển du lịch của địa phương mình, đẩy mạnh công tác cải thiện cảnh quan môi trường du lịch. Khôi phục làng nghề, lễ hội truyền thống để tạo thêm nhiều các sản phẩm du lịch hấp dẫn.

6. Ngân sách Trung ương cùng với ngân sách địa phương cần tập trung bố trí vốn đầu tư nhiều hơn nữa để đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch, nâng cấp các di tích lịch sử – văn hoá nhằm cải thiện đáng kể vấn đề này trong 5 năm tới.

7. Kiến nghị Chính phủ sớm xem xét, thông qua đề án phát triển kinh doanh Casino tại Việt Nam, nhằm tạo thêm dịch vụ vui chơi giải trí để thu hút khách du lịch nước ngoài, hình thành những khu du lịch, giải trí tổng hợp có quy mô lớn, đảm bảo cạnh tranh với các nước trong khu vực và thế giới.

8. Nhằm khuyến khích phát triển du lịch, các ngành cần nghiên cứu cơ chế chính sách như giảm chi phí đầu vào, giảm giá, giam thuế… đối với các dịch vụ phục vụ khách du lịch như nhiều nước đã thực hiện trong thời gian qua để trình Quốc hội và Chính phủ xem xét, quyết định.

9 Hiệp hội du lịch cần đẩy mạnh các hoạt động của mình để trở thành người đại diện cho các doanh nghiệp, phản ánh đầy đủ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình phát triển của ngành và hoạt động của doanh nghiệp, là đầu mối thúc đẩy liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp.

10. Chú trọng hơn nữa sự phối hợp đồng bộ và hợp tác chặt chẽ với các ngành kinh tế khác, đặc biệt là những ngành dịch vụ đầu vào hỗ trợ cho ngành du lịch trong một chiến lược tổng thể phát triển dịch vụ của Việt Nam. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo Nhà nước về du lịch để Ban Chỉ đạo trở thành cầu nối liên kết giữa các Bộ, ngành, địa phương trong việc phát triển du lịch.

11. Tăng cường hợp tác khu vực và quốc tế: Là một trong những nước thuộc ASEAN, Việt Nam có điều kiện thực hiện những sáng kiến khu vực để phát triển

Một phần của tài liệu Phân tích nghành du lịch việt nam (Trang 57)