Thái Lan, tuy rằng, từ nửa cuối năm 2008 tới nửa đầu năm 2009, những biến động chính trị cũng như những tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu... làm lượng khách du lịch cũng như doanh thu từ du lịch của nước này sụt giảm nghiêm trọng. Các cơ quan hữu trách Thái-lan phải lên tiếng cảnh báo, nước này có thể mất tới 190 tỷ bạt (khoảng 5,35 tỷ USD) doanh thu từ du lịch cũng như hàng triệu lượt khách năm 2009. Thực tế cho thấy rõ điều này. Quý IV năm 2008, quãng thời gian diễn ra nhiều cuộc biểu tình, sân bay quốc tế Xu-va-na-bum phải đóng cửa, lượng khách du lịch đến Thái-lan chỉ đạt hơn 3,3 triệu lượt, giảm hơn 700 nghìn lượt so cùng kỳ năm 2007. Trong quý II-2009, sau khi Hội nghị cấp cao ASEAN tại Pát- tay-a bị hủy bỏ, lượng khách du lịch tới Thái-lan cũng giảm hẳn, chỉ còn 2,9 triệu lượt khách so hơn 3,5 triệu lượt khách cùng kỳ năm 2008.
Nhưngngành du lịch Thái-lan vốn tự hào với danh xưng "đất nước nụ cười" và nụ cười của người Thái để lại ấn tượng khó phai mờ trong du khách. Thạt vậy ta cùng nhìn lại sự phát triển của nghành du lịch Thailan trong 10 năm từ Năm 1998, lượng khách tới Thái-lan là 7,76 triệu lượt người với tổng doanh thu gần 250 tỷ bạt (sáu tỷ USD tính theo tỷ giá trung bình) thì mười năm sau, năm 2008, con số này đã tăng gấp hai lần, tới 14,5 triệu người với doanh thu 540 tỷ bạt (16,38 tỷ USD). Để thấy được rằng đi du lịch Thailand có sức hút vô cùng lớn đối với du khách toàn thế giới. Và người Thái đang xây dựng cho mình một kế hoạch để trở thành một điểm đến hấp dẫn nhất trong khu vực.
Một trong những hướng đi được Thái-lan xác định nhằm nhanh chóng đưa ngành du lịch nước này thoát khỏi quãng thời gian ảm đạm và mang lại nguồn doanh thu lớn, đó là phát triển MICE. MICE - tạm gọi là ngành công nghệ tổ chức sự kiện, ghép chữ cái đầu của các từ tiếng Anh gồm: gặp gỡ, hội họp; khen thưởng; hội nghị, hội thảo; triển lãm. MICE là loại hình du lịch tổng hợp kết hợp công tác tổ chức và cơ sở hạ tầng.
Khách hàng MICE vừa tham gia hội thảo, hội nghị, các sự kiện lớn... vừa có cơ hội du lịch, tham quan, giải trí. Việc phát triển MICE mang lại lợi nhuận cho du lịch, thương mại và một loạt các ngành dịch vụ khác như nhà hàng, khách sạn, hàng không...
Lượng khách hưởng dịch vụ MICE có khả năng chi tiêu cao gấp từ bốn đến sáu lần so với khách du lịch đơn thuần. Năm 2007, MICE thu hút hơn 850 nghìn lượt khách tới Thái-lan, mang lại nguồn thu 69,5 tỷ bạt, chiếm hơn 13% tổng doanh thu của ngành du lịch. Bà Xu-pa-ván Ti-ra-rát, quyền Cục trưởng Hội nghị và Triển lãm Thái-lan (TCEB), cơ quan trực thuộc Chính phủ phụ trách phát triển MICE, cho biết, tiềm năng phát triển MICE ở Thái-lan rất lớn, nhưng từ cuối 2008 và đầu năm nay MICE của Thái-lan bị ảnh hưởng nặng nề bởi khủng hoảng chính trị, chỉ riêng bảy sự kiện lớn dự định tổ chức ở Thái-lan phải hủy đã khiến nước này mất đi khoảng 11.580 khách và khoảng 950 triệu bạt. Tổng lượng khách du lịch MICE năm 2008 chỉ đạt hơn 700 nghìn lượt với doanh thu hơn 52 tỷ bạt. Xác định niềm tin và an ninh là hai yếu tố cơ bản tác động MICE, TCEB đã phát triển năm chiến lược khôi phục và thúc đẩy MICE từ năm 2009 đến 2012 nhằm đưa Thái-lan trở thành một điểm đến hàng đầu của ngành công nghệ tổ chức sự kiện trong khu vực, bao gồm: Tiếp cận và hội nhập thị trường; khởi động thị trường trong nước thông
qua chiến dịch khuyến mãi dành cho khách hàng MICE; đẩy mạnh hoạt động truyền thông theo đó sử dụng báo chí để quảng bá hoạt động; khởi động thị trường MICE nội địa, tập trung thúc đẩy và phát triển MICE tại bốn tỉnh, thành phố chủ yếu gồm Băng-cốc, Pát-tay-a, Phù-kệt và Chiềng Mai; kiểm soát khủng hoảng toàn diện theo đó hợp tác với các cơ quan hữu trách, phối hợp nâng cấp an ninh và an toàn Hệ thống kiểm soát an ninh MICE (MSMS). TCEB dành hơn 200 triệu bạt để thực hiện năm chiến lược nói trên nhằm phục hồi và phát triển ngành MICE bắt đầu từ năm nay.
Từ nay đến cuối năm 2009, các mắt xích trong chuỗi dịch vụ của MICE gồm hệ thống giao thông, các khu hội chợ, triển lãm, hội thảo, khách sạn, nhà hàng, điểm du lịch, mua sắm sẽ được kết nối hoàn chỉnh, giúp du khách thuận tiện hơn trong nhiều hoạt động tại Băng-cốc cũng như các thành phố lớn. Bà Xu-pa-ván Ti-ra-rát tin tưởng rằng, việc đẩy mạnh phát triển MICE sẽ góp phần không nhỏ giúp ngành du lịch Thái-lan nhanh chóng.
5,Thủ tục còn rườm rà.
Ví dụ như:
Nhiều doanh nghiệp vẫn tỏ ra bức xúc về thủ tục liên vận giữa các nước Việt Nam, Lào, Thái Lan, Campuchia. Theo ông Dũng, dù Việt Nam và Lào đã có cam kết không cấm các hãng du lịch qua đón khách tại Lào.
Nhưng tại Savanakhet xe du lịch của Việt Nam chưa thể chạy xe không sang đón khách về, xe của hãng du lịch Lào sẽ chở khách đến cửa khẩu, sau đó chuyển khách sang xe của VN. “Điều này gây mệt mỏi cho du khách, làm giá vé tour tăng cao”, ông nói. Cũng theo ông Dũng, tại các cửa khẩu, việc làm thủ tục cho khách du lịch rất chậm, nhiều du khách rất mệt mỏi khi chờ đợi, trong khi ở đây không có khu mua sắm, nghỉ dưỡng.
Hiện nay, loại hình du lịch caravan đang còn tiềm năng phát triển. Từ năm 2006 đến năm 2008, có hơn 200 đoàn caravan với gần 3.500 xe các loại và hơn 11.000 lượt người đến Việt Nam. Tuy nhiên, theo các doanh nghiệp thì việc xin tổ chức một đoàn caravan tốn rất nhiều thời gian (từ 15-30 ngày) vì thủ tục xin phép Chính phủ, xin phép nhiều bộ, ngành, nhiều cấp rất phiền phức. Loại hình này hiện chỉ mới cho phép thực hiện ở các tỉnh miền Trung khi đoàn caravan đi qua cửa khẩu của các tỉnh này.
Trong khi đó, các cửa khẩu và những tỉnh phía Nam vẫn chưa được phép đón tiếp đoàn caravan vì chưa cho phép xe tay lái nghịch hoạt động. Ông Nguyễn Đức Chí, Phó Phòng lữ hành Sở VH-TT&DL TP HCM nói: “Nhiều hãng lữ hành hỏi chúng tôi có được tổ chức đón các đoàn caravan từ cửa khẩu Mộc Bài xuống TP HCM không, nhưng thật đáng tiếc là chưa được phép.
Tôi thấy TP.HCM rất phù hợp với việc phát triển loại hình du lịch này, từ TP.HCM đoàn có thể đi du lịch vùng sông nước Đồng bằng sông Cửu Long, hoặc lên Đà Lạt, ra các tỉnh duyên hải miền Trung”. Theo đại tá Vũ Đỗ Anh Dũng, Cục Phó Cục CSGT Đường bộ - Đường sắt (Bộ Công an), khi tổ chức các đoàn caravan thì nên có lực lượng CSGT hộ tống, dẫn đoàn có thu phí để đảm bảo an toàn cho khách.
Ông Nguyễn Văn Tuấn, Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch cho biết, trong thời gian tới sẽ kiến nghị Chính phủ ban hành một loạt văn bản quy phạm pháp luật về vấn đề phát triển hạ tầng, các thủ tục giải quyết cho du khách và phương tiện qua cửa khẩu, xây dựng các trạm dừng chân, các loại hình dịch vụ.
Ý thức của người dân Việt Nam còn rất kém, chưa có văn minh công cộng…. Từ khách du lịch đến những người làm du lịch,chỉ nghĩ đến cái lợi trước mắt mà quên đi lợi ích lâu dài. Việc không giám sát chặt chẽ của những bộ, ngành có liên quan – Thiếu sự quan tâm đúng mức của các cơ quan có liên quan đến ngành(Thủ tục rồm rà, công tác thị thực nhập cảnh quá chậm, Luật Du Lịch còn nhiều bất cập...).
Như vậy, cái cần thiết là thay đổi nhận thức từng người dân, từng cán bộ
quản lý địa phương, thấy được trách nhiệm của mình trong từng việc rất rất nhỏ. Làm sao loại bỏ được kiểu kinh doanh chụp giật. Làm sao loại bỏ được những hành vi, ứng xử thiếu văn hóa. Làm sao vận động được sự ủng hộ và huy động được chính nội lực của người dân chung tay với Nhà nước cùng phát triển ngành du lịch!!?
Vậy ngành du lịch cần gì để tận dụng hết những cô hội và điểm mạnh của mình? Và khắc phục những điểm yếu, vượt qua những thách thức về ngành ra sao?
V/Một số giải pháp phát triển du lịch
Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đã đặt ra mục tiêu “Từng bước đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch có tầm cỡ trong khu vực. Phấn đấu sau năm 2010 du lịch Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có ngành du lịch phát triển trong khu vực”. Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006-2010 cũng xác định mục tiêu sau năm 2010 du lịch Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có ngành du lịch phát triển trong khu vực; Phát triển nhanh dịch vụ du lịch chất lượng cao; Đảm bảo quan hệ hài hoà giữa phát triển du lịch và quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên, môi trường và văn hoá.
Thực tế cho thấy, những nhân tố cơ bản thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch bao gồm tạo điều kiện thuận lợi cho sự di chuyển của khách du lịch đến hoặc trong phạm vi đất nước, xúc tiến du lịch ở nước ngoài, khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân, cải tiến quản lý nhà nước đối với các hoạt động du lịch, đồng thời nâng cao nguồn nhân lực trong ngành. Để đạt được các mục tiêu đề ra, chúng ta cần tập trung các giải pháp như sau: