Cô hội cho du lịch sinh thái biển.

Một phần của tài liệu Phân tích nghành du lịch việt nam (Trang 29)

Việt Nam là quốc gia ven biển, có vị trí địa lý - chính trị quan trọng trong giao lưu quốc tế. Biển và thềm lục địa có vai trò quan trọng phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm chủ quyền, an ninh quốc gia. Vì vậy, phát huy lợi thế một quốc gia có biển, kết hợp vói phát triển kinh tế với an ninh - quốc phòng đã trở thành chiến lược lâu dài của đất nước ta.

Phát triển du lịch biển góp phần thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngànhkinh tế khác: Du lịch biển là ngành kinh tế có tính liên ngành, vì vậy, sự phát triển của du lịch biển sẽ kéo theo sự phát triển của nhiều ngành trong mối quan hệ tương hỗ. Đồng thời, tạo cơ hội phát triển mới, làm tăng nguồn thu cho quốc gia và cải thiện cán cân thanh toán, góp phần đẩy mạnh phát triển nền kinh tế biển, đa dạng hóa

nền kinh tế cho suốt dọcvùng duyên hải và hải đảo của 29 tỉnh, thành phố, là cửa mở có sức lôi kéo và thúc đẩy các vùng khác phát triển. Thu hút đầu tư cả trong và ngoài nước. Phát triển du lịch biển tăng cơ hội tạo việc làm, hiện nay trên thế giới có157 quốc gia có biển và ở các mức đọ khác nhau, vấn đề việc làm cho người dân vùng ven biển là một khó khăn không nhỏ ở nước ta hiện nay. Bởi nếu số người chưa có việc làm quá lớn ở khu vực địa lý chính trị có tính nhạy cảm cao này sẽ dẫm đến những vấn đề xã hội, hình htành nhân tố không ổn định đối với sự phát triển kinh tế nói chung và an ninh quốc phòng. Vì thế, giải quyết việc làm cho người dân vùng ven biển là một việc rất quan trọng đối với chính phủ. Du lịch nói chung và du lịch biển nói riêng là ngành kinh tế tổng hợp có tính xã hội hoá cao, có khả năng tạo nhiều công ăn việc làm cho xã hội trong quá trình phát triển. Vì vậy, việc phát triển du lịch biển có ý nghia khá quan trọng trong việc giải quyết vấn đề nói trên, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi số lao động cần bố trí việc làm ở vùng ven biển nước ta đã lên đến khoảng 10 triẹu người (chiếm khoảng 84% dân số trong đọ tuổi lao động ở 29 tỉnh, thành ven biển).

(Phố biển Đà Nẵng)

Tại Việt Nam du lịch biển có vai trò đặc thù và chiếm vị trí quan trọng trong chiên lược phát triển du lịch của cả nước. Chiến lược phát triển Du lịchViệt Nam đến năm 2010 và quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Vịêt Nam đến năm 2010 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã xác định 7 khu vực trọng điểm ưu tiên phát triển du lịch, trong số đó đã có tới 5 khu vực là thuộc vùng ven biển. Mặc dù cho đến nay, nhiều tiềm năng du lịch biển đặc sắc, đặc biệt là hệ thống đảo ven bò, chưa được đầu tư khai thác một cách tưông xứng, tuy nhiên ở khu vực ven biển đã tập trung khoảng 70% các khu điểm du lịch trong cả nước, hang năm thu hút khoảng 60-80% lượng khách du lịch. điều này đã khẳng định vai trò của du lịch biển đối với sự phát triển chung của Du lịch ViệtNam.

Cùng với sự phát triển chung của du lịch cả nước, du lịch biển Việt Nam đã chuyển biến ngày một mạnh mẽ với những bước tiên quan trọng cả về lượng và chất. Đã có sự phát triển đáng kể về sản phẩm du lịch. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho du lịch được cải thiện một bước. Hoạt động du lịch biển chiếm tỷ trọng lớn ( năm 2000 chiếm 63% GDP du lịch của cả nước), đóng góp

không nhỏ cho sự phát triển chung của toàn ngành Du lịch VIệt Nam và kinh tế - xã hội vùng biển.

3.

– Tình hình an ninh xã hội của các n ước có hoạt động du lịch mạnh di ễn biến phức tạp và bất ổn .

Tình hình chính trị tiếp tục không ổn định tại Thái Lan, khủng bố tại Ấn Độ, Indonesia… khách sẽ có xu thế chuyển hướng vào Việt Nam nếu chúng ta có chính sách kích cầu hợp lý. Năm 2009 là năm chúng ta đăng cai hội chợ du lịch quốc tế ATF Hà Nội, đây là cơ hội tốt để quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam.

Thái Lan, làn sóng biểu tình của phe Áo đỏ, bắt đầu từ giữa tháng ba với

đỉnh điểm là các vụ xung đột với lực lượng an ninh vào ngày 10/4, ngoài thiệt hại về người, cũng gây thiệt hại nặng nề về vật chất. Thái Lan là quốc gia có thu nhập từ ngành du lịch cao kỷ lục trong nền kinh tế - 6% GDP. Từ giữa tháng 3, số lượt du khách vào nước này đã giảm 30%. Trước khi khủng hoảng chính trị nổ ra, Thái Lan hy vọng đón tiếp khoảng 16 triệu lượt khách trong năm 2010. Hiện ngành du lịch Thái Lan đề ra mục tiêu cố gắng đạt được 13 triệu lượt khách.Đối với một số nhà phân tích, ngoài thiệt hại vật chất, hình ảnh của Thái Lan đã bị hoen ố. Từ lâu nay, đất nước này vẫn được coi là một ốc đảo ổn định, bình yên tại châu Á. Giờ đây, Thái Lan được biết đến như một quốc gia bất ổn và rủi ro chính trị cao.Thu nhập ở ngành du lịch, một trong những ngành kinh tế chính của Thái Lan, đã giảm đáng kể. Khoảng 10% nền kinh tế Thái Lan phụ thuộc vào du lịch, do vậy, tình hình bất ổn như hiện nay sẽ có tác động lớn đối với tăng trưởng kinh tế của Thái Lan.

Biểu tình, bạo loạn gây thiệt hại nặng nề về kinh tế và hình ảnh đất nước du lịch Thái Lan.

Ấn Độ, ngành công nghiệp du lịch Ấn Độ, được coi là nằm trong số hàng

đầu thế giới biểu diễn ba (sau Trung Quốc) - được định nghĩa là các nước thiết lập để phát triển nhanh nhất so với năm 2007 và thập kỷ tới - sẽ có tác động tiêu cực như khách du lịch thích đến thăm các địa điểm an toàn. Tuy nhiên, lịch sử cho thấy rằng còn có những điểm đến du lịch nổi tiếng như New York, London, Madrid và Bali có cũng bị tấn công khủng bố. Những nơi này và các quốc gia của họ đã phục hồi từ sự suy thoái đột ngột trong bức ảnh đó đã có một tác dụng tương ứng tiêu cực đến ngành công nghiệp du lịch quốc tế và kinh tế của đất nước.

Đây đứng là một cơ hội tốt cho ngành du lịch Việt Nam, một đất nước có tình hình an ninh chính trị ổn định, khi các nước trong khu vực có ngành du lịch phát triển đang có sự bất ổn về chính trị,an ninh. Nhờ đó mà,9 tháng đầu năm 2010, khách du lịch đến Việt Nam tăng mạnh đã đưa Việt Nam trở thành 1 trong 4 quốc gia có tỷ lệ tăng trưởng du lịch cao nhất trên thế giới và dự báo sẽ vượt chỉ tiêu đón 4,2 triệu lượt khách năm 2010 của ngành du lịch.CôngThương - Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng số khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 9/2010 đạt 383.463 lượt khách, tăng 26% so với tháng 9/2009. Trong đó, lượng khách đến bằng phương tiện đường không đạt 303.463 lượt; đường biển đạt 5.000 lượt và đường bộ đạt 75.000 lượt khách.

Tính chung cho 9 tháng đầu năm 2010, tổng số khách quốc tế đến Việt Nam đạt 3.731.919 lượt, tăng 34,2% so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó, tất cả các thị trường khách đều tăng so với cùng kỳ năm 2009 như Trung Quốc tăng 89,2%, Thái Lan tăng 39,5%, Hàn Quốc tăng 29,4%, Australia tăng 27,9%, Malaysia tăng 23,1%, Đài Loan tăng 20,7%, Nhật Bản tăng 18,7%, Pháp tăng 12%, Mỹ tăng 2,4%.

4.

Việt Nam được các tổ chức về du lịch có uy tín đánh giá là một trong những điểm đến lý tưởng nhất .

Ngành du lịch Việt Nam đang ngày một hoàn thiện, công tác quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch đã có những cố gắng trong hình thành đội ngũ cán bộ, quản lý, tổ chức hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng, tăng cường kiểm tra chuyên ngành và liên ngành đối với các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch. Quy mô tuyển sinh ngày càng tăng, từng bước đáp ứng tốt hơn yêu cầu thực tế; mạng lưới cơ sở đào tạo du lịch bậc đại học, cao đẳng (khoảng gần 40 trường), trung học chuyên nghiệp, dạy

nghề (hơn 30 trường) và nhiều trung tâm dạy nghề được hình thành và phát triển nhanh, đang được định hướng, quy hoạch và điều chỉnh hợp lý. Cơ sở vật chất kỹ thuật của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch được nâng cấp, xây dựng mới, trang bị ngày càng đồng bộ và hiện đại. Đội ngũ giáo viên, giảng viên và đào tạo viên - nhân tố quyết định sự nghiệp và chất lượng đào tạo - tăng nhanh về số lượng, nâng dần về kiến thức nghiệp vụ, ngoại ngữ và có trách nhiệm với sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch. Chương trình, giáo trình đào tạo, bồi dưỡng từng bước được chuẩn hóa. Chất lượng đào tạo, bồi dưỡng được nâng lên

một bước, lực lượng lao động có tay nghề cao, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế đã được hình thành; nguồn lực trong nước đầu tư cho đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch đã được tăng cường; nguồn lực bên ngoài được thu hút ngày một tăng, đến nay đã thu hút được trên 30 triệu USD cho phát triển nguồn nhân lực du lịch và sử dụng ngày một hiệu quả.

Những tiến bộ và cố gắng nêu trên của công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch đã góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển đội ngũ lao động của Ngành. Năm 1990 toàn Ngành mới có hơn 17.000 lao động trực tiếp, đến nay đã có gần 30 vạn lao động trực tiếp (tăng gần 10 lần so với 30 năm trước, phần đông từ các ngành khác chuyển sang) và trên 70 vạn lao động gián tiếp, phần lớn là ở độ tuổi dưới 30 (60%); phân bổ trên phạm vi cả nước (miền Bắc 40%, miền Trung 10%, miền Nam 50%). Lao động quản lý chiếm tỷ trọng khá cao (25%); lao động phục vụ trực tiếp ở các ngành nghề chuyên sâu chiếm 75%, trong đó lễ tân là 9%, phục vụ buồng là 14,8%, phục vụ ăn uống (bàn, bar) là 15%, nhân viên nấu ăn là 10,6%, nhân viên lữ hành và hướng dẫn viên là 4,9%, nhân viên lái xe, tàu du lịch là 10,6% và 36,5% còn lại là lao động làm các nghề khác. Trong tổng số có 56,86% lao động được đào tạo (0,21% cán bộ đạt trình độ sau đại học; 12,75% đại học và cao đẳng; 25,8% trung cấp và 18,1% sơ cấp (nghề). Có 32% lao động phục vụ trực tiếp biết tiếng Anh; 3,2% biết tiếng Pháp; 3,6% biết tiếng Trung Quốc ở các mức độ khác nhau; các ngoại ngữ khác cũng đã được quan tâm đào tạo, nhưng số lượng người thông thạo không nhiều. Đặc biệt là đội ngũ cán bộ, công chức ngành Du lịch mặc dù với biên chế rất hạn hẹp (cơ quan Tổng cục Du lịch hiện có 104 biên chế; người làm công tác du lịch tại các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch bình quân trong toàn quốc khoảng 10 biên chế), đã nỗ lực vượt bậc, hoàn thành được chức năng quản lý nhà nước về du lịch ở cả tầm chiến lược và tác nghiệp cụ thể. Chủ trương xã hội hóa trong đào tạo du lịch, có sự kết hợp giữa nhà trường, doanh nghiệp, người học để xây dựng đội ngũ lao động chuyên nghiệp, có kỹ năng nghiệp

vụ, phẩm chất và trách nhiệm, đổi mới công nghệ, tăng cường quản lý nhà nước và quản lý kinh doanh.

Bảng 8. Nguồn nhân lực du lịch Việt Nam

ĐVT: người 1990 1995 2000 2002 2005 2006 2007 Tổng số 70.000 184.000 450.000 710.000 834.096 915.000 1.035.000 Lao động trực tiếp 20.000 64.000 150.000 210.000 234.096 255.000 285.000 Lao động gián tiếp 50.000 120.000 300.000 500.000 600.000 660.000 750.000

Với sự quan tâm của Đảng và nhà nước với ngành du lịch nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch để thu hút du khách quốc tế. Và Việt Nam được các tổ chức về du lịch có uy tín đánh giá là một trong những điểm đến lý tưởng nhất.

Với tạp chí Du lịch trực tuyến Smart Travel Asia có trụ sở tại Hongkong, Trung Quốc vừa công bố kết quả bình chọn cho những lựa chọn du lịch hàng đầu ở châu Á và Việt Nam có 3 địa danh lọt vào top 10 là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hội An.Theo đó, trong lĩnh vực thành phố lễ hội tốt nhất, Hội An (Việt Nam) và Bangkok (Thái Lan) cùng đứng thứ 5, đứng đầu ở lĩnh vực này là đảo du lịch Bali của Indonesia. Trong lĩnh vực thành phố mua sắm tốt nhất, Hà Nội đứng thứ 6, Hongkong (Trung Quốc) đứng đầu bảng. Trong lĩnh vực thành phố kinh doanh tốt nhất, TP.HCM cùng với Seoul (Hàn Quốc) và Đài Bắc, Đài Loan (Trung Quốc) đứng thứ 10. Đứng đầu ở lĩnh vực này là Hongkong. Đặc biệt, trong lĩnh vực resort và khách sạn, khách sạn Sofitel Legend Metropole Hà Nội đứng thứ 2, chỉ xếp sau khách sạn Amanpuri, Phuket của Thái Lan.

Danh sách các di sản thế giới do UNESCO công nhận tại:

• Vịnh Hạ Long

• Khu thánh địa Mỹ Sơn

• Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long

Khẩu hiệu ngành du lịch :

Giai đoạn Biểu trưng Khẩu hiệu

2001-2004 Việt Nam - Điểm đến của thiên niên kỷ mới

Vietnam - A destination for the new mellennium

2004-2005 Hãy đến với Việt Nam

Welcome to Vietnam

2006-nay Việt Nam - Vẻ đẹp tiềm ẩn

Một phần của tài liệu Phân tích nghành du lịch việt nam (Trang 29)