5.1 Du lịch - ngành kinh tế tổng hợp quan trọng mang nội dung văn hoá sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao
Du lịch phát triển nhanh, vững chắc khi các lĩnh vực kinh tế xã hội phát triển đồng bộ, đặc biệt là các lĩnh vực văn hoá thương mại, giao thông vận tải, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, cơ chế chính sách, đối ngoại, quốc phòng, an ninh...Mặt khác, mọi phương án phát triển du lịch cần có sự phối kết hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp trong một kế hoạch tổng thể cho từng giai đoạn, phù hợp với khả năng đầu tư, đáp ứng kịp thời các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trước mắt và lâu dài.
Bản sắc văn hoá của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia luôn là đối tượng hấp dẫn khách du lịch. Với lịch sử hàng ngàn năm, nước ta có nguồn tài nguyên lịch sử văn hoá phong phú, có giá trị cao đối với việc thu hút khách du lịch đến thăm quan tìm hiểu. Nội dung văn hoá cần được quán triệt và triển khai cụ thể trong các hoạt động du lịch.
Hoạt động du lịch có khả năng thu hút rộng rãi các thành phần kinh tế, công đồng dân cư tham gia. Do vậy cần xác lập những mô hình hoạt động có hiệu quả nhằm khuyến khích sự tham gia của toàn xã hội dưới sự quản lý thống nhất của Nhà nước góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế-xã hội, giữ gìn và phát triển các nguồn tài nguyên môi trường, bản sắc văn hoá dân tộc, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân.
5.2 Phát triển du lịch nhanh và bền vững, thành một ngành kinh tế mũi nhọn: nhọn:
Tranh thủ khai thác mọi nguồn lực trong và ngoài nước, phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế; nâng cao chất lượng và đa dang hoá sản phẩm đáp ứng yêu cầu phát triển. Phát huy những lợi thế và mọi nguồn lực để phát triển du lịch nhanh và có hiệu quả, đặc biệt là ở các trọng điểm ưu tiên, đóng góp tích cực vào tốc độ tăng trưởng chung về kinh tế – xã hội của đất nước, đẩy nhanh qúa trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đảm bảo được các mục tiêu đề ra.
Phát triển du lịch bền vững, theo định hướng phát triển du lịch sinh thái và du lịch văn hoá - lịch sử, đảm bảo sự tăng trưởng liên tục về thu nhập du lịch góp phần tích cực trong việc giữ gìn, bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, bản sắc văn hoá dân tộc, xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù, chất lượng cao có khả năng cạnh tranh trong khu vực và quốc tế.
Trong bối cảnh quốc tế, khu vực và tình hình nước ta hiện nay, phát triển du lịch giai đoạn tới cần dựa vào phát huy nội lực là chính, đồng thời tích cực tranh thủ sự ủng hộ và trợ giúp quốc tế.
Đẩy mạnh phát triển du lịch đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm tỷ trọng đáng kể trong khối ngành dịch vụ, tạo điều kiện thúc đẩy một số lĩnh vực kinh tế xã hội liên quan cùng phát triển.
Phát triển du lịch gắn với nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đóng góp tích cực vào việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế – xã hội nhằm đạt được mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp, ngành Du lịch
5.3 Phát triển du lịch quốc tế và nội địa đảm bảo hiệu quả cao về chính trị và kinh tế xã hội, lấy phát triển du lịch quốc tế là hướng đột phá. kinh tế xã hội, lấy phát triển du lịch quốc tế là hướng đột phá.
Đẩy mạnh phát triển du lịch quốc tế nhằm khuyến khích, thúc đẩy và tăng cường sản xuất và xuất khẩu tại chỗ, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, tuyên truyền đối ngoại, mở rộng giao lưu, hội nhập. Trong giai đoạn tới cần hướng tới thị trường khách quốc tế có khả năng chi trả cao, du lịch dài ngày, thị trường truyền thống và thị trường có nguồn khách lớn, đảm bảo tăng trưởng ổn định lượng khách quốc tế đến Việt Nam.
Song song với phát triển quốc tế cần tăng cường phát triển du lịch nội địa với thị trường gần 100 triệu dân, có sức mua đang lên trong 10 năm tới, nhằm thoả mãn nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, tái sản xuất sức lao động xã hội, tuyên truyền giáo dục nâng cao hiểu biết về truyền thống văn hoá, lịch sử, môi trường cho nhân dân, góp phần nâng cao dân trí, giáo dục truyền thống yêu quê hương đất nước và tăng cường hiệu quả kinh doanh du lịch.
Phát triển mạnh du lịch để tạo thêm việc làm cho xã hội, mở rộng giao lưu giữa các vùng, góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc xoá đói giảm nghèo, cải thiện diện mạo các khu, điểm du lịch ở đô thị và nông thôn, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa có nhiều tài nguyên và tiềm năng phát triển du lịch.
5.4 Phát triển du lịch kết hợp chặt chẽ với bảo đảm quốc phòng an ninh, trật tự, an toàn xã hội an toàn xã hội
Phát triển du lịch gắn liền với nhiệm vụ quốc phòng an ninh đặc biệt ở các vùng biên giới, hải đảo nơi có tiềm năng phát triển du lịch. Mọi phương án phát triển du lịch cần được xem xét trong mối quan hệ tương hỗ với quốc phòng, an ninh và bảo
vệ chủ quyền của đất nước. Hoạt động du lịch cần chú trọng đến việc đảm bảo trật tự an toàn xã hội, giữ gìn truyền thống đạo đức, nhân phẩm con người Việt Nam.
Ngoài những cơ hội với ngành du lịch Việt Nam thì không ít những thách thức mà ngành phải vượt qua,đó là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu.
IV/Thách thức(Threats )
1,Ảnh hưởng khủng hoảng suy thoái kinh tế toàn cầu.
1.1: Ảnh hưởng tới khu vực thế giới(asian ):
Trước tình hình khó khăn do tác động của khủng hoảng tài chính, ngành du lịch Việt Nam cũng nằm trong bối cảnh khó khăn chung với các nước ở khu vực và trên thế giới.
Theo Hiệp hội Du lịch thế giới (WTTC), cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ sẽ tác động đến lĩnh vực du lịch, khiến tỉ lệ tăng trưởng du lịch thế giới phát triển chậm lại. Theo đó, nếu như năm 2007 mức tăng là 3,9% thì trong năm 2008 chỉ ở mức 3%.
Theo Hiệp hội Du lịch thế giới (WTTC), cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ sẽ tác động đến lĩnh vực du lịch, khiến tỉ lệ tăng trưởng du lịch thế giới phát triển chậm lại. Theo đó, nếu như năm 2007 mức tăng là 3,9% thì trong năm 2008 chỉ ở mức 3%.
Jean-Claude Baumgarten, chủ tịch WTTC, nhận định những thách thức của ngành du lịch thế giới trong năm 2008 chính là tình trạng kinh tế Mỹ chậm lại, đồng USD suy yếu, các nhiên liệu tăng cao và những những lo ngại về sự thay đổi khí hậu. Tuy nhiên, ông Baumgarten cho rằng sự phát triển của những nước mới nổi lên sẽ là những điểm đến du lịch cũng như là những nguồn cung ứng lượng khách du lịch quốc tế.
Vì vậy về trung hạn, ngành công nghiệp không khói của thế giới vẫn mang lại những điều tích cực. Và trong năm 2008, khi người Mỹ có xu hướng sẽ không du lịch quá xa nhà, thì ngược lại Mỹ sẽ là điểm đến du lịch chủ yếu trong năm 2008. Trung Quốc sẽ chiếm vị trí thứ hai, trước cả Nhật và Đức. Tuy nhiên, theo báo cáo hằng năm về tính cạnh tranh trong lĩnh vực du lịch, Thụy Sĩ, Áo và Đức đứng đầu
bảng xếp hạng. Theo các chuyên viên phân tích trong lĩnh vực này, di sản văn hóa, vẻ đẹp của thiên nhiên luôn có sức hút khách du lịch, nhưng cơ sở hạ tầng cũng là điều không thể xem thường.
WTTC ước tính doanh thu của ngành du lịch thế giới sẽ đạt 8.000 tỉ USD trong năm 2008 và hơn 15.000 tỉ USD từ nay đến 10 năm tới. Theo đó, mức tăng trung bình sẽ ổn định ở tỉ lệ 4,4% từ năm 2009 - 2018, góp phần giải quyết việc làm cho 297 triệu người trên thế giới .
Tình hình kinh tế thế giới khủng hoảng đã ảnh hưởng lớn đến du lịch. Một thời gian dài giá xăng dầu tăng, giá vé máy bay đến Việt Nam tăng gấp đôi. Mục tiêu đón 4,8-5 triệu khách quốc tế sẽ khó thành hiện thực.
Năm ngoái, Malaysia thu hút 21 triệu khách, tăng 16%. Năm nay, nước này dự kiến tăng khoảng 20%, nhưng 9 tháng đầu năm chỉ tăng 6%. Singapore năm ngoái đón 10 triệu lượt khách, tăng 6,7% thì 9 tháng đầu năm nay chỉ tăng 0,1%.
1.2: Tác động tiêu cực đến việt nam:
Ta có thể thấy điều nay thông qua sự sụt giảm đáng kể lượng khách du lịch đến
việt namTheo thống kê của Tổng cục Du lịch, trong năm 2009, lượng khách du lịch quốc tế chỉ đạt 3,8 triệu lượt người (giảm 11,5% so với năm 2008)
Ví dụ, một đoàn khách Australia đã hủy hợp đồng với Trung tâm Du lịch
Vietsky Travel vì tỷ giá ngoại tệ thay đổi làm giá tour tăng cao. Lượng khách quốc tế của nhiều công ty giảm tới 50%.
Theo ông Đào Hồng Thương, Phó giám đốc Trung tâm Vietsky Travel, suy thoái kinh tế thế giới khiến du khách giảm chi tiêu, cộng với tỷ giá ngoại tệ trong
nước thay đổi liên tục khiến giá tour tăng, gây khó khăn cho nhiều đoàn khách
châu Âu. Một đoàn khách Czech khác cũng cho biết sẽ hủy hợp đồng vì không muốn mua vé máy bay giá cao, không chấp nhận giá tour tăng.
Ông Phùng Quang Thắng, Giám đốc Công ty Du lịch Hanoitourist, cũng cho hay, khách nước ngoài vào du lịch tại VN qua đơn vị này đã giảm tới 50% so với năm trước, đặc biệt là Thái Lan. Mỗi năm công ty đón khoảng 7.000 du khách Thái thì nay chỉ được một nửa.
Nhiều đơn vị lữ hành tên tuổi khác cũng đều bị sút giảm khách quốc tế như Vietran tour giảm 30%, Vietravel giảm 10%... Theo đại diện của Vietran tour, khách du lịch Malaysia, Trung Quốc mọi năm vào VN khá ồ ạt song nay thì cầm chừng.
Theo nhận định của một số đơn vị lữ hành, ngoài nguyên nhân suy thoái kinh tế thế giới, giá dịch vụ trong nước tăng cao cũng khiến khách quốc tế sút giảm. Năm nay, giá tour tăng 20% - cao nhất trong nhiều năm. Nguyên nhân là giá
dịch vụ đầu vào tăng như hàng không, khách sạn, ăn uống...
Thông thường các hợp đồng đón khách đã được ký từ năm trước nên doanh nghiệp du lịch khá điêu đứng khi giá dịch vụ trong nước tăng ào ạt. Một đoàn khách Pháp mới hủy hợp đồng vì đơn vị báo lại giá tour tăng thêm 100 USD một khách.
*Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế cũng khiến nhiều đoàn khách quốc tế cắt giảm chi tiêu ở Việt Nam.
Nhiều khách sạn 5 sao trở nên vắng vẻ hơn, thay vào đó khách sạn 3 sao lại "lên ngôi". Theo chị Đào Việt Nga, đại diện khách sạn Melia, thời điểm này các năm trước công suất phòng tại khách sạn Melia thường đạt tới 90% song nay chỉ gần 80%. Một số khách hàng truyền thống cho biết họ chuyển sang đặt phòng khách sạn ít sao hơn để giảm chi phí.
Theo nghiên cứu của Công ty TNHH CB Richard Ellis Việt Nam, các khách sạn 5 sao trong quý 3 năm 2009 có hiệu suất sử dụng chỉ đạt 59%, giảm 19% so với thời gian cùng kỳ năm ngoái và giá thuê trung bình 148,5 USD một đêm. Nhiều khách sạn cao cấp đã phải giảm giá để thích ứng với điều kiện của thị trường. Trong khi đó khách sạn 3 sao lại tăng công suất lên đến 80%.
Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, khách du lịch quốc tế 9 tháng là 3,3 triệu khách, chỉ tăng 5,9 % so với cùng kỳ năm trước. Các thị trường giảm mạnh nhất là Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu...
Như vậy, khủng hoảng suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác đông không nhỏ đến ngành du lịch, ngành được coi như là ngành công nghiệp không khói,trong đà suy giảm chung này, du khách đến VN vẫn thua các nước trong khu vực, do cách làm du lịch của ta vẫn không được cải thiện bao nhiêu.