Giải pháp trồng, chăm sóc và bảo vệ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển hệ thống cây bóng mát tại phường xuân hòa (LV1217) (Trang 63)

Căn cứ vào kết quả nghiên cứu, chúng tôi xin đề xuất các giải pháp phát triển hệ thống cây bóng mát tại khu vực nghiên cứu theo hướng sử dụng làm bóng mát kết hợp với bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế địa phương như sau:

Nên ưu tiên trồng những loài có giá trị khoa học và giá trị kinh tế cao. Đối với đường phố, cây bóng mát phải giữ một khoảng cách nhất định đối với làn đường xe chạy, không những để tránh che tầm mắt người tham gia giao thông, mà còn giúp cây tránh bị va đập làm tổn thương cây. Khoảng cách

55

tốt nhất giữa hai cây gần nhau tùy vào đặc điểm của từng loài, nhưng thường cách xa hơn 3 m.

Giữ ẩm cho đất, bằng cách tận dụng nước mưa, nước thải sinh hoạt đã qua xử lý tưới cho cây xanh theo định kỳ hoặc hàng ngày nhờ vào hệ thống tưới cây tự động hoặc các vòi phun của các xe bồn chuyên ngành.

Phun thuốc trừ sâu bệnh định kỳ (nếu cần thiết), nhưng phải đảm bảo không ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.

Cắt tỉa những cành lá ở độ cao dưới 7 m; những cành có ảnh hưởng đến các công trình xây dựng, đến hệ thống đường dây điện và cắt bỏ những cành có khả năng bị gẫy (mục, mọt, sắp gẫy), tuyên truyền vận động người dân không đổ chất thải, nhất là dầu mỡ vào gốc cây, không đóng đinh, đóng biển quảng cáo lên gốc cây.

Những cây có chất lượng rất xấu cần có chế độ chăm sóc phù hợp, những cây không thích hợp nên loại bỏ và chỉ trồng thay thế cây mới khi còn đủ không gian sinh trưởng cho cây trưởng thành. Thay cây mới có kích cỡ tương ứng với cây bị chết hoặc mất. Duy trì và phát triển những cây di sản.

Những nơi đã bố trí biển báo hiệu giao thông và biển chỉ đường không trồng cây. Những cây trồng gần các biển báo đó nhất thiết phải có chiều cao dưới cành ít nhất 3,5 m, vị trí trồng phải ở phía trong hoặc phía sau (đường một chiều) biển báo để không bị che khuất (chiều cao biển chỉ đường giao thông hiện nay từ 2-2,5 m). Các ngã tư, nơi có đèn giao thông cần cắt tỉa cành để chiều cao tán cây cao hơn đèn hiệu ít nhất 1 m.

Mỗi cây xanh nói chung và cây bóng mát đường phố nói riêng phải được coi là một tài sản quốc gia cần bảo vệ. Vì vậy, các cơ quan chức năng của phường Xuân Hòa cũng như thị xã Phúc Yên cần có những qui định đủ mạnh để xử lý những vi phạm đến cây xanh. Khi duyệt thiết kế các công trình xây dựng phải yêu cầu chủ công trình có biện pháp bảo vệ cây xanh.

56

Xây dựng cơ chế để thu hút người dân tham gia quản lý và chăm sóc cây xanh. Theo đó, chính quyền địa phương có thể hợp đồng giao khoán bảo vệ và chăm sóc cây cho các hộ gia đình, đơn vị, cơ quan có cây xanh trong khu vực quản lý của mình.

Tổ chức tuyên truyền về vai trò, tác dụng của cây đô thị đối với đời sống, văn hóa của dân cư đô thị, nhất là học sinh ở các trường học. Thiết lập các nhóm công tác bảo vệ và giữ gìn cây bóng mát.

57

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận

Qua nghiên cứu hệ chúng tôi đã xác định hệ thống cây bóng mát khu vực Phường Xuân Hòa có 41 loài thuộc 36 chi 24 họ thuộc hai ngành thực vật: Hạt trần (Pinophyta) có 2 loài, 2 chi thuộc 2 họ (Pinaceae, Araucariaceae; Hạt kín (Magnoliophyta) có 39 loài, 34 chi, 22 họ.

Hệ thống cây bóng mát ở Phường Xuân Hòa có 25 loài, 22 chi,15 họ được dùng làm thuốc; có 34 loài , 27 chi, 19 họ cho gỗ có 14 loài, 14 chi, 10 họ cho quả ăn được; có 7 loài, 6 chi, 5 họ cho nhựa, tinh dầu và dầu béo.

Hệ thống cây xanh bóng mát phường Xuân Hòa có 7 loài đạt hệ số tổ thành trên 5% với công thức thức tổ thành như sau:

1,78 Sấu + 1,74 Bằng lăng+ 1,40 Bàng + 0,79 Bọ cạp nước + 0,75 Dâu da xoan + 0,75 Sữa + 0,52 Phượng vĩ + 2,27 các loài khác.

Dạng sống gồm 5 dạng: cây gỗ lớn, gỗ trung bình, gỗ nhỏ, dạng cau dừa và cây dạng tre trúc. Trong đó cây gỗ lớn có số lượng nhiều nhất 14 loài chiếm 34,15% tổng số loài, sau đó là cây gỗ trung bình và cây gỗ nhỏ lần lượt là 13 loài chiếm 31,70% và 10 loài chiếm 24,39% tổng số loài. Nhóm cau dừa có 3 loài, chiếm 7,32% tổng số loài. Dạng tre trúc có 1 loài chiếm 2,44%.

Về chất lượng cây: cây có chất lượng tốt chiếm tỷ lệ cao nhất (56,90%), tiếp theo là cây có chất lượng trung bình (16,80%), cây có chất lượng xấu (13,00%) và cây có chất lượng rất xấu (10,30%).

Độ che phủ của cây bóng mát trên mỗi tuyến đường được xác định: Trên tuyến đường Vành đai độ che phủ rất thấp, hầu như chưa có. Đường Nguyễn Văn Linh (Từ vòng tròn 1 đến vòng tròn 2) có độ che phủ lớn nhất chiếm 41,21%. Sau đó là đoạn Đường Nguyễn Văn Linh (Từ vòng tròn 2 đến đoạn giao với đường Vành đai) với độ che phủ là 23,9%. Trên các phố tuyến phố khác, Kim Đồng độ che phủ của cây bóng mát lần lượt là Phố Lê Xoay:

58

21,36%, phố Võ Thị Sáu: 18,98%; phố Kim Đồng: 17,75%. Tuyến đường Phạm Văn Đồng có độ che phủ thấp nhất, chỉ chiếm 6,16%.

Dựa trên cơ sở kết quả nghiên cứu của đề tài chúng tôi đã đề xuất các giải pháp nhằm phát triển hệ thống cây bóng mát tại khu vực nghiên cứu.

Kiến nghị

Những kết quả của đề tài chỉ dừng lại ở phường Xuân Hòa, cho nên cần có những nghiên cứu tiếp theo ở các phường còn lại của thị xã Phúc Yên, nhằm có giải pháp tổng thể cho toàn bộ thị xã.

Chính quyền các cấp cần có các chính sách đầu tư kinh phí hơn nữa để thực hiện việc cải tạo và phát triển hệ thống cây xanh nơi đây.

Để thực hiện quản lý tốt cây xanh, nên thay đổi phương thức quản lý: cơ quan chuyên trách (công ty công viên cây xanh) là người điều hành quản lý và đảm bảo các khâu về kỹ thuật, công việc chăm sóc và bảo vệ giao cho các hộ gia đình, các cơ quan có cây xanh trên khu vực hè đường trước cổng nhà hay cơ quan của họ.

Kiên quyết xử lý các hoạt động gây hại cho hệ thống cây xanh. Đồng thời, tuyên truyền vận động người dân, nhất là học sinh các cấp tham gia chăm sóc bảo vệ cây xanh, bảo vệ môi trường.

59

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Nguyễn Tiến Bân (1997), Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật

hạt kín ở Việt Nam, 532 tr., Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

2. Nguyễn Tiến Bân (chủ biên) & nnk. (2003), Danh lục các loài thực vật Việt Nam, tập II, 1203 tr., Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

3. Nguyễn Tiến Bân (chủ biên) & nnk. (2005), Danh lục các loài thực vật Việt Nam, tập III, 1248 tr., Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

4. Bộ khoa học và Công nghệ (2007), Sách đỏ Việt Nam, Phần II. Thực vật, 412 tr., Nxb KHTN & CN, Hà Nội.

5. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2010), Dự thảo Tiêu chuẩn quốc

gia về kỹ thuật xây dựng rừng phòng hộ đầu nguồn, Bộ NN&PTNT.

6. Võ Văn Chi (1997), Từ điển cây thuốc Việt Nam, Nxb Y học, Tp Hồ Chí Minh 7. Hoàng Chung (2008), Các phương pháp nghiên cứu quần xã thực vật, Nxb

Giáo dục.

8. (1994),

.

9. Lê Trần Đức (1997), Cây thuốc Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 10. Phạm Hoàng Hộ (1999-2003), Cây cỏ Việt Nam, Tập 1-3, Nxb Trẻ, Tp.

Hồ Chí Minh.

11. (2000),

2000, .

12. Phạm Văn Long (2011), Nghiên cứu đề xuất qui hoạch cảnh quan và bảo vệ

môi trường cho hệ thống cây xanh đường phố ở thành phố Thanh Hóa.

13.Đỗ Tất Lợi (2003), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nxb Y học,

60

14. (1997), Cây xan -

. Nxb .

15. (1993), . Nxb , .

16. Trần Đình Lý (2003), Giáo trình sinh thái thảm thực vật (chuyên đề sau đại học), Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật.

17. Nguyễn Thị Mai (2010). Nghiên cứu hiện trạng cây xanh bóng mát các quận nội thành thành phố Hà Nội. Luận văn thạc sĩ khoa học lâm nghiệp. Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội, 2010.

18. Tường Thị Tuyết Mai (2010). Nghiên cứu tính đa dạng cây xanh đô thị thành phố Thái Nguyên. Luận văn Thạc sỹ sinh học. Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên.

19. (2001),

Minh. , 2001.

20. (1996), , Nxb X .

21. Hà Minh Tâm (2012), “Xây dựng danh lục các loài cây trồng tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2”, Đề tài cấp cơ sở (Mã số: C.10.61),

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.

22. Lê Đồng Tấn (2003), “Môi trường sinh trưởng và tiêu chuẩn cây trồng trong các loại hình cây xanh đô thị ở Hà Nội đến năm 2010”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 4, tr.459 - 462.

23. (1980), 1, Nxb

.

24. Nguyễn Nghĩa Thìn (1997), Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật, 223 tr., Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

25. Nguyễn Nghĩa Thìn (2007), Các phương pháp nghiên cứu thực vật, 171 tr., Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

61

26. (1997),

đô . .

27. Đỗ Hữu Thư, Lê Đồng Tấn (2001). Báo cáo chuyên đề " Các giải pháp khoa học kỹ thuật phát triển hệ thống cây xanh đô thị Hà Nội" đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020". Hà Nội, 2001.

28. Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường Đại học quốc gia Hà Nội (2001), Danh lục các loài thực vật Việt Nam, Tập I, 1082 tr., Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

29. Thái Văn Trừng (1978), Thảm thực vật rừng Việt Nam. Nxb KH&KT, Hà

Nội.

30. (2002),

năm 2001.

31. Nguyễn Văn Trương (1993), “Mấy vấn đề cơ sở sinh thái trong tái sinh rừng”, Tạp chí Lâm nghiệp (1), tr.2-3.

32. Ủy ban nhân dân phường Xuân Hòa, Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ

phát triển kinh tế xã hội năm 2013, Vĩnh Phúc.

33. Ủy ban nhân dân Phường Xuân Hòa, Lịch sử Đảng Bộ Phường Xuân Hòa 1976-2011, Nxb. Thời đại.

34. Ủy ban nhân dân thị xã Phúc Yên (2010), Báo cáo quy hoạch tổng thể

phát triển kinh tế- xã hội thị xã Phúc Yên đến năm 2020, Vĩnh Phúc.

35. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc, Báo cáo tổng hợp 2013, Vĩnh Phúc 36. Viện Điều tra qui hoạch rừng (2007), Biện pháp kỹ thuật điều tra - ô định

vị nghiên cứu sinh thái, Bộ NN&PTNT.

Tiếng Anh

37. Boo Chih Min, Kartini Omar-Hor & Ou-Yang Chow Lin (2006), 1001 Garden Plants In Singapore, National Park Board.

62

38. Charles W. Haris & Nicholas T. Dines (1987), Time-Saver Standards for

Landscape Architecture, ed. 2, pp. 550(2)-550(20), Mc.Graw-Hill

Publishing Company, USA.

39. Garrett Eckbo (2002), Landscape for living, Hennessey and Ingalls Santa Moniga.

40. Raunkiaer C. (1934), The life forms of plants and statistical plant geography, 104 pp., Clarendon Press, Oxford.

41. William Lawson (1618), A new Orchard and Garden, 74 pp., Print by

PHỤ LỤC 1. CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1. Ngô Thị Mai, Dương Thị Nguyên, Nguyễn Hoàng Oanh (2014), “ Danh lục các loài cây bóng mát tại phường Xuân Hòa và phường Đồng Xuân”, Hội nghị khoa học trẻ lần thứ VIII, trường Đại học sư phạm Hà Nội 2.

PHỤ LỤC 2: MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ HỆ THỐNG CÂY BÓNG MÁT TẠI PHƢỜNG XUÂN HÕA

Ảnh 7. Cây bóng mát trên đường Nguyễn Văn Linh (Ảnh: internet)

Ảnh 9. Cây bóng mát trên đường Phạm Văn Đồng (ảnh: N. H. Oanh, 2014)

Ảnh 11. Cây bóng mát ở phố Kim Đồng(ảnh: N. H. Oanh, 2014)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển hệ thống cây bóng mát tại phường xuân hòa (LV1217) (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)