Khí hậu [35]

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển hệ thống cây bóng mát tại phường xuân hòa (LV1217) (Trang 30)

Phường Xuân Hòa - Thị xã Phúc Yên - Vĩnh phúc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có đầy đủ các đặc điểm khí hậu của vùng trung du miền núi phía Bắc: mùa đông thì lạnh, khô và ít mưa, mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều. Các số liệu về khí hậu của phường Xuân Hòa nói riêng và các vùng trung du của tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng được đo tại Trạm Khí tượng Vĩnh Yên

Theo số liệu của Trung tâm khí tượng thuỷ văn Vĩnh Phúc, có các đặc trưng về khí hậu tỉnh Vĩnh Phúc như sau:

Nhiệt độ:

Nhiệt độ trung bình năm là 23,5 ÷ 25o

C, Nhiệt độ chênh lệch khá lớn: nhiệt độ cực đại tuyệt đối 41,6oC; trong khi nhiệt độ cực tiểu tuyệt đối chỉ khoảng 3,1o

C. Độ ẩm không khí trung bình hàng năm ở khoảng 83%, độ ẩm cực tiểu tuyệt đối là 16%.

Lƣợng mƣa:

Lượng mưa trung bình hàng năm đạt 1.400 đến 1.600 mm, trong đó,

lượng mưa bình quân cả năm của vùng đồng bằng và trung du tại trạm Vĩnh Yên là 1.323,8 mm, vùng núi tại trạm Tam Đảo là 2.140 mm. Lượng mưa phân bố không đều trong năm, tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chỉ chiếm 20% tổng lượng mưa trong năm.

- Lượng mưa trung bình nhiều năm (TBNN): 1.679 mm. - Lượng mưa năm cao nhất: 2.608 mm (năm 1978). - Lượng mưa năm thấp nhất: 1.002 mm (năm 1977).

22

Bảng 3.1. Lượng mưa trung bình các tháng tỉnh Vĩnh Phúc (mm)

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Trạm Vĩnh Yên 89,0 35,4 56,2 101,1 76,8 153,8 198,4 236,0 220,0 61,5 9,0 9,5 Trạm Tam Đảo 10,7 79,5 78,9 112,6 107,8 227,4 167,2 185,5 310,3 117,9 26,6 38,0 Số giờ nắng:

Tổng số giờ nắng bình quân trong năm là 1.400 đến 1.800 giờ, trong đó, tháng có nhiều giờ nắng trong năm nhất là tháng 6 và tháng 7, tháng có ít giờ nắng trong năm ít nhất là tháng 3.

- Số giờ nắng TBNN: 1.072 giờ/năm.

- Số giờ nắng tháng cao nhất TBNN: 240 giờ (tháng 7). - Số giờ nắng tháng thấp nhất TBNN: 52 giờ (tháng 2).

Bảng 3.2. Số giờ nắng của các tháng trong năm 2007

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Vĩnh Yên 65,7 90,6 32,7 82,7 167,3 214,8 216,2 171,2 140,0 123,4 189,9 50,8 Tam Đảo 63,9 72,0 32,7 86,5 139,6 162,8 163,1 128,0 110,6 93,9 200,9 42,5 Chế độ gió:

Trong năm có 2 loại gió chính: Gió đông nam thổi từ tháng 4 đến tháng 9; gió đông bắc: thổi từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.

Độ ẩm:

Độ ẩm bình quân cả năm là 83%. Nhìn chung độ ẩm không có sự chênh lệch nhiều qua các tháng trong năm giữa vùng núi với vùng trung du và vùng đồng bằng. Vùng núi độ ẩm không khí được đo tại trạm Tam Đảo, vùng trung du được đo tại trạm khí tượng Vĩnh Yên.

23

Bảng 3.3. Độ ẩm tương đối trung bình các tháng trong năm

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Vĩnh Yên 75,0 72,0 87,0 79,0 73,0 76,0 77,0 80,0 78,0 76,0 76,0 82,0 Tam Đảo 84,0 92,0 98,0 87,0 84,0 89,0 90,0 89,0 85,0 86,0 66,0 94,0 - Độ ẩm TBNN: 81,2%. - Độ ẩm cao nhất: 100%. - Độ ẩm thấp nhất: 14%. Lƣợng bốc hơi:

Bốc hơi bình quân trong năm là 1.040 mm, lượng bốc hơi bình quân trong 1 tháng từ tháng 4 đến tháng 9 là 107,58 mm, từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau là 71,72 mm. Lượng bốc hơi tháng thấp nhất là 63 mm (tháng 2); lượng bốc hơi tháng cao nhất là 155,7 mm (tháng 5).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển hệ thống cây bóng mát tại phường xuân hòa (LV1217) (Trang 30)