Giá trị tài nguyên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển hệ thống cây bóng mát tại phường xuân hòa (LV1217) (Trang 42)

Trong số 41 loài trên, có 1 loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam, có giá trị kinh tế cao và đang nguy cấp là Lát hoa (Chukrasia tabularis A. Juss.) (VU A1 a,c,d +2d), số cá thể là 2 chiếm 0,17 %.

Tất cả các loài cây trồng đều có giá trị làm cảnh và làm cây bóng mát. Ngoài ra có tới 26 loài được dùng làm thuốc trong dân gian, 34 loài cho gỗ, 14 loài cho quả ăn được. Bên cạnh đó, còn một số loài cho nhựa, tinh dầu hoặc dầu béo trong hạt,... (Bảng 4.5.).

34

Bảng 4.5 . Giá trị sử dụng của các loài câytại khu vực nghiên cứu1)

STT

Tên loài Giá trị sử dụng Lấy bóng mát Cho gỗ Làm thuốc Giá trị khác

Khoa học Việt Nam

1 Araucaria heterophylla Franco Bách tán +

2 Pinus kesiya Royle ex Gordon Thông 3 lá + + Cho nhựa

3 Allospondias lakonensis (Pierre)

Stapf Giâu da xoan + + Cho quả

4 Dracontomelum duperreanum

Pierre. Sấu + + + Cho quả

5 Mangifera indica L. Xoài + + Cho quả

6 Annona squamosa L. Na + + + Cho quả

7 Alstonia scholaris (L.) R.Br. Sữa + + + 8 Thevetia peruviana (Pers.) K.

Schum. Thông thiên + + +

9 Chrysalidocarpus lutescens H.

Wendl. Cau vàng + +

10 Livistona chinensis (Jacq.) R. Br. Cọ xẻ + + Cho dầu 11 Roystonea regia (H.B.K) Cook Cau vua +

12 Ceiba pentandra (L.) Gaertn. Gòn + +

13 Terminalia catappa L. Bàng + + + Cho dầu

14 Terminalia molinetii M. Gómez Bàng đài loan + + Cho dầu 15 Hura crepitans L. Vông đồng + + +

16 Acacia auriculaeformis

A.Cunn.ex Benth. Keo lá tràm + +

Cho tannin 17 Cassia fistula L. Bọ cạp nước + + Cho

tannin

35

STT

Tên loài Giá trị sử dụng Lấy bóng mát Cho gỗ Làm thuốc Giá trị khác

Khoa học Việt Nam

18 Delonix regia (Bojer ex Hook.)

Raf. Phượng vĩ + +

19 Peltophorum pterocarpum (DC.)

Backer ex K. Heyne Điệp vàng + +

20 Styphnolobium

japonicum (L.) Schott Hòe + + +

21 Cinnamomum camphora (L.) J.S. Long não + + +

22 Lagerstroemia speciosa (L.) Pers. Bằng lăng + + +

23 Barringtonia acutangula (L.)

Gaertn. Lộc vừng + +

24 Michelia alba L. Ngọc lan + + + 25 Chukrasia tabularis A. Juss. Lát hoa + + +

26 Khaya senegalensis A. Juss. Xà cừ + + + 27 Melia azedarach L. Xoan + +

28 Artocarpus heterophyllus L. Mít + + + Cho quả

29 Ficus altissima Blume Đa trơn + + + 30 Ficus benjamina L. Si + + +

31 Ficus microcarpa L. f. Sanh + + +

32 Ficus racemosa L. Sung + + + Cho quả

33 Psidium guiava L. Ổi + + + Cho quả 34 Syzygium samarangense (Blume)

Merr. & Perry Roi + + Cho quả

35 Bougainvillea brasiliensis

Rauesch Hoa giấy + +

36

STT

Tên loài Giá trị sử dụng Lấy bóng mát Cho gỗ Làm thuốc Giá trị khác

Khoa học Việt Nam

37 Bambusa vulgaris Schrad. Tre vàng sọc + + +

38 Citrus grandis (L.) Bưởi + + + Cho dầu 39 Prunus persica (L.) Batsch Đào

+ + Cho hoa,

quả 40 Dimocarpus longan L. 1790 Nhãn + + + Cho quả

41 Muntingia calabura L. Trứng cá + + Cho quả

4.1.5. Chất lƣợng cây trồng

Cây xanh đô thị đặc biệt là cây bóng mát ngoài mục đích sử dụng làm bóng mát còn có chức năng quan trọng là trang trí cảnh quan và điều hoà khí hậu. Với chức năng này thì ngoài khả năng sống sót, sinh trưởng phát triển thì hình thái ngoại mạo của cây trồng được thể hiện ở trạng thái cây, hình thái tán lá, thân cây là một chỉ tiêu quan trọng. Vì vậy, chúng tôi đã chọn tiêu chuẩn hình thái thân cây và tán lá này để làm tiêu chí đánh giá về chất lượng cây xanh cho tất cả các loại hình.

- Tiêu chuẩn đánh giá đã được trình bày cụ thể trong phần phương pháp nghiên cứu (mục 2.4).

Đối với cây bóng mát thì cây gỗ là nhóm cây chủ đạo và đều là cây lâu năm, cố định trong các loại hình cây xanh, nên việc đánh giá chất lượng để làm cơ sở cho việc tuyển chọn cây trồng cho từng loại hình cây xanh là hết sức cần thiết. Chất lượng cây xanh trên các tuyến đường, phố cũng là điều gây nhiều băn khoăn khi hiện nay chưa có quy định cụ thể về tiêu chuẩn cây khi đưa ra trồng tại các công viên, đường phố. Ngoài ra sự phụ thuộc vào các công trình, các dự án xây dựng, quy hoạch và cả kinh phí đã tạo nên sự không đồng bộ, thống nhất trong công tác quản lý, bảo vệ, thậm chí còn làm đường phố trở nên xấu xí, nguy hiểm hơn.

37

Những cây xanh sống lâu năm trong khu vực đường Nguyễn Văn Linh cho đến nay vẫn chưa có tài liệu nào công bố chính xác về tuổi của cây, nhưng qua tài liệu nghiên cứu và khảo sát thực tế, các loài cây Xà cừ, Long não, Phượng vĩ…được trồng ở khu vực trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 từ những năm 1975-1976 cho đến nay vẫn còn được giữ lại tuy nhiên chất lượng cây khá xấu, còn lại hầu hết các tuyến phố khác, hệ thống cây xanh phát triển theo kiểu tự phát.

Qua khảo sát chúng tôi thấy cây xanh trên các tuyến đường phố của Phường Xuân Hòa có sự khác biệt rất rõ rệt:

- Tuyến đường Nguyễn Văn Linh từ vòng tròn 2 đến Công ty Xuân Hòa có mật độ dân cư cao, chức năng chính của đường phố là giao thông. Người dân tận dụng tối đa diện tích để xây dựng nhà ở, bán hàng, vì vậy diện tích vỉa hè bị thu hẹp đáng kể (vỉa hè chỉ rộng 1-3 m.) làm ảnh hưởng đến không gian sinh trưởng của cây. Những nơi có nhà sát hè phố (kể cả cơ quan và nhà dân) thì cây có chiều cao trên 4m đã bị ảnh hưởng: tán cây đã phát triển sát vào ban công, tường nhà và không còn không gian để phát triển tiếp (đường Nguyễn Văn Linh, đường Trường Chinh đoạn từ cây xăng Xuân Hòa đến vòng tròn 1). Trên những đoạn đường này cây bóng mát chủ yếu là do dân tự trồng một cách tự phát, lộn xộn và chủ yếu là cây dâu da xoan, cây bàng, cây sấu, cây sữa, cây trứng cá,…

- Trên tuyến đường Nguyễn Văn Linh đoạn từ vòng tròn 1 đến Khu hiệu bộ của trường đại học Sư phạm Hà Nội 2, vỉa hè rộng >10 m các công trình xây dựng nằm sâu bên trong thì không gian sinh trưởng của cây xanh gần như chưa bị vi phạm. có nhiều cây cổ thụ rất to ở hai bên vỉa hè, tạo nên không gian đi bộ rất thoải mái. Nhưng hiện nay đa số các cây xanh trên đường phố này đã già cỗi, rễ ăn ngang phá hỏng mặt đường và các công trình ngầm, một số cây bị tỉa trơ làm mất dáng vẻ của cây, số cây được trồng lại không đúng chủng loại, không cùng độ lớn. Bên cạnh đó là do một phần không nhỏ ý thức của người dân tự do phát cành, đóng đinh, buộc bạt che vào thân cây

38

để phục vụ cho mục đích kinh doanh trên vỉa hè. Điều này cũng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển và chất lượng cây.

(1)

(2)

Ảnh 1. Rễ cây ăn ngang phá hỏng mặt đường (ảnh (1): N. H. Oanh, 2014; ảnh (2): D. T. Nguyên, 2014)

s

39

- Trên một số tuyến phố như Phạm Văn Đồng , Lê Xoay, Võ Thị Sáu… cây bàng được người dân tự trồng rất nhiều, có tầng tán đẹp nhưng loại cây này được khuyến cáo không nên trồng trong đô thị vì loại cây này có bộ rễ chùm dễ đổ khi có gió bão, đồng thời hoa, quả, lá rụng ra đường phố rất mất vệ sinh, không đảm bảo an toàn vệ sinh cho người và các công trình công cộng, hơn nữa loài cây này thường có rất nhiều sâu bệnh đặc biệt là sâu róm. Tình trạng người dân tự ý trồng, chặt và di chuyển cây xanh đường phố cũng xảy ra thường xuyên nhưng do chưa có quy định xử lý và lực lượng bảo vệ cây xanh đường phố nên không thể xử lý các trường hợp vi phạm. Vì vậy trên nhiều tuyến phố có những loại cây tiềm tàng những nguy hiểm, có nguy cơ gãy, đổ hoặc che khuất tầm nhìn của người tham gia giao thông.

Ảnh 3. Cây bóng mát ảnh hưởng tới an toàn giao thông (ảnh: N. H. Oanh, 2014) - Trên tuyến đường Vành đai mới được xây dựng và mở rộng vài năm gần đây, cách xa khu dân cư, chỉ có một vài cơ quan, xí nghiệp tư nhân; vỉa hè rộng trên 6m tạo không gian sinh trưởng tốt cho cây. Điểm đặc biệt trên

40

tuyến đường này là các cá thể thuộc loài Bằng lăng và Bọ cạp nước được trồng hai bên đường mang lại nét đặc trưng riêng cho con đường này. Tuy nhiên, do mới trồng nên chất lượng các cá thể Bọ cạp nước rất xấu, thân cây cong queo biến dạng, cành bị gẫy, tán không đều. Ngoài ra ở một công trình đang xây dựng ở hai bên đường, người dân đã đổ một lượng lớn cát, sỏi, xi măng, vật liệu xây dựng lên vỉa hè, vào cả các gốc cây; cùng với hoạt động xây dựng làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, chất lượng của cây.

Ảnh 4. Ảnh hưởng của các hoạt động xây dựng lên sự phát triển của cây (ảnh: N. H. Oanh, 2014)

- Trên tất cả các tuyến phố đã điều tra, những cây cao trên 3m đều bị ảnh hưởng bởi hệ thống cột điện và đường dây diện. Mức độ ảnh hưởng tuỳ thuộc vào tính chất của hệ thống. Những cây dưới đường dây cao thế cây trồng thường xuyên bị chặt cành hạ thấp chiều cây để đảm bảo an toàn hành lang điện. Việc xây dựng, cải tạo, đặc biệt mở rộng đường đã làm đứt rễ cây, xây bó vỉa hè làm thu hẹp diện tích mặt đất, ảnh hưởng đến khả năng tồn tại và sống sót của cây. Nhiều cây đã đứng ra sát mép đường như hàng cây bàng,

41

sấu, phượng …trên đường Nguyễn Văn Linh, đường Phạm Văn Đồng, phố Võ Thị Sáu, Đó chính là các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và chất lượng cây trồng.

Ảnh 5. Tán cây phát triển sát vào ban công, thân cây đổ nghiêng ra mặt đường (ảnh: N. H. Oanh, 2014)

42

Bảng 4.6. Chất lượng cây bóng mát tại Phường Xuân Hòa.

Tên loài N

Tốt Trung bình Xấu Rất xấu

Số cây % Số

cây % Số cây % Số cây %

Bàng 162 60 37,04 29 17,90 38 23,46 35 21,60 Sấu 206 160 77,67 20 9,71 10 4,85 16 7,77 Bằng lăng 201 135 67,16 36 17,91 19 9,45 11 5,47 Dâu da xoan 86 62 72,09 12 13,95 4 4,65 8 9,30 Sữa 86 37 43,02 20 23,26 10 11,63 19 22,09 Bọ cạp nước 91 28 30,77 20 21,98 21 23,08 22 24,18 Trứng cá 56 47 83,93 4 7,14 2 3,57 3 5,36 Phượng 60 14 23,33 17 28,33 19 31,67 10 16,67 Lộc vừng 31 26 83,87 5 16,13 0 0 0 0 Xà cừ 21 0 0 5 23,81 7 33,33 9 42,86 Trung bình 56,90 16,80 13,00 10,30

Đối với cây bóng mát tại phường Xuân Hòa số liệu bảng cho thấy: - Tỷ lệ cây có chất lượng tốt chiếm từ 23,33% (Phượng) đến 83,93% (Trứng cá), trung bình là 56,90%.

- Tỷ lệ cây có chất lượng trung bình từ 7,14% (Trứng cá) đến 28,33% (Phượng) trung bình là 16,80%.

- Tỷ lệ cây có chất lượng xấu từ 3,57% (Trứng cá) đến 33,33% (Xà cừ), trung bình là 13,00%.

- Tỷ lệ cây có chất lượng rất xấu chiếm từ 5,47% (Bằng lăng) đến 42,86% (Xà cừ), trung bình là 10,30%.

43

Biểu đồ 1. Chất lượng cây bóng mát phường Xuân Hòa

4.1.6. Diện tích xanh

Diện tích xanh (độ tàn che) là tỷ lệ % diện tích đất có thảm thực vật che phủ [31].

Diện tích xanh là một chỉ số quan trọng để đánh giá hiện trạng cây xanh đô thị. Vì vậy, điều tra thống kê một cách chính xác là hết sức cần thiết. Chúng tôi đã tiến hành đo các chỉ số về đường kính tán cây trên các tuyến đường và tính toán theo các công thức (mục 2.4.2) để xác định được độ che phủ của cây. 38.83% 21.01% 19.60% 20.56% 10.3% 13,00% 56,90 % 10,30% 56,90% 10,30% 16,80%

44

Bảng 4.7. Diện tích tán cây trên đường Nguyễn Văn Linh (từ vòng tròn một đến vòng tròn hai)

STT Tên loài cây Số cá thể DT (m) St (m2)

1 Bàng 55 5,7 25,52 1403,47 2 Phượng vĩ 36 8,3 54,11 1947,82 3 Xà cừ 20 16,5 213,83 4276,50 4 Sấu 25 5,9 27,34 683,49 5 Dâu da xoan 19 4,3 14,52 275,92 6 Sanh 9 3,9 11,95 107,51 7 Trứng cá 9 2,6 5,31 47,78 8 Sữa 12 4,7 17,35 208,19 9 Bằng lăng 8 2,1 3,46 27,71 10 Long não 7 10,9 93,31 653,19 11 Đa trơn 4 3,8 11,34 45,36 12 Điệp vàng 3 6,3 31,17 93,52 13 Lộc vừng 5 2,2 3,80 19,01 14 Ngũ gia bì 2 4,5 15,90 31,81 15 Lát hoa 2 6,6 34,21 68,42 Tổng: 9889,73 2 ( ) St m

45

Bảng 4.8. Diện tích tán cây trên đường Nguyễn Văn Linh từ vòng tròn hai đến đoạn giao với đường Vành đai.

STT Tên loài cây Số cá thể DT (m) St (m2) St(m2

) 1 Sấu 60 3,1 7,55 452,86 2 Bàng 36 4,9 18,86 678,87 3 Sữa 34 3,7 10,75 365,57 4 Dâu da xoan 14 3,6 10,18 142,50 5 Lộc vừng 11 1,5 1,77 19,44 6 Nhãn 11 4,2 13,85 152,40 7 Bằng lăng 10 2,1 3,46 34,64 8 Xoài 10 3,8 11,34 113,41 9 Phượng vĩ 9 5,8 26,42 237,79 10 Trứng cá 7 3,5 9,62 67,35 11 Ngọc lan 4 2,8 6,16 24,63 12 Vông đồng 1 2,4 4,52 4,52 Tổng 2293,98

46

Bảng 4.9. Diện tích tán cây trên Phố Lê Xoay

Bảng 4.10. Diện tích tán cây trên phố Kim Đồng

STT Tên loài cây Số cá thể DT (m) St (m2) St(m2)

1 Sấu 27 3,9 11,95 322,54 2 Bàng 24 6,1 29,22 701,39 3 Phượng vĩ 6 4,2 13,85 83,13 4 Sữa 7 4,1 13,20 92,42 5 Dâu da xoan 8 3,1 7,55 60,38 6 Trứng cá 4 2,1 3,46 13,85 7 Si 1 3,2 8,04 8,04 Tổng: 1281,76

STT Tên loài cây Số cá thể DT (m) St (m2) St(m2)

1 Sấu 23 4,7 17,35 399,04 2 Dâu da xoan 22 3,2 8,04 176,93 3 Trứng cá 20 3,0 7,07 141,37 4 Bằng lăng 11 2,4 4,52 49,76 5 Bàng 11 3,4 9,08 99,87 6 Lộc vừng 7 1,6 2,01 14,07 Tổng: 881,05

47

Bảng 4.11. Diện tích tán cây trên đường Phạm Văn Đồng

STT Tên loài cây Số cá thể DT (m) St (m2) St(m2)

1 Sấu 18 5,2 21,24 382,27 2 Dâu da xoan 16 3,3 8,55 136,85 3 Trứng cá 11 2,9 6,61 72,66 4 Xoan 7 3,5 9,62 67,35 5 Sữa 8 3,9 11,95 95,57 6 Bàng 4 5,7 25,52 102,07 7 Phượng vĩ 5 4,5 15,90 79,52 8 Keo lá tràm 2 3,4 9,08 18,16 9 Ổi 1 2,3 4,15 4,15 10 Điệp vàng 4 3,4 9,08 36,32 11 Vông đồng 1 2,1 3,46 3,46 12 Bằng lăng 9 1,5 1,77 15,90 13 Mít 2 1,2 1,13 2,26 Tổng: 1016,54

48

Bảng 4.12. Diện tích tán cây trênphố Võ Thị Sáu

Đối với tuyến đường Vành Đai mới được xây dựng và mở rộng chúng tôi nhận thấy rằng các loài Bọ cạp nước (Bọ cạp nước- Cassia fistula L) và

Bằng lăng (Lagerstroemia speciosa (L.) Pers.) ở đây đều mới được trồng, tán cây chưa phát triển nhiều, khoảng cách giữa các cây còn thưa vì vậy độ che phủ là rất thấp.

Từ kết quả đo được chúng tôi đã xác định được độ che phủ của cây bóng mát trên mỗi tuyến đường cụ thể. Kết quả được thể hiện trong bảng dưới đây:

STT Tên loài cây Số cá thể DT (m) St (m2) St(m2

) 1 Sấu 40 4,7 17,35 693,98 2 Bàng 15 4,9 18,86 282,86 3 Sữa 14 4,1 13,20 184,84 4 Bằng lăng 9 1,6 2,01 18,10 5 Lộc vừng 8 2,6 5,31 42,47 6 Trứng cá 5 3,6 10,18 50,89 7 Xoài 5 2,4 4,52 22,62 8 Dâu da xoan 5 3,1 7,55 37,74 9 Nhãn 4 4,5 15,90 63,62 10 Phượng vĩ 4 4,7 17,35 69,40 11 Mít 2 4,5 15,90 31,81 12 Hòe 2 2,1 3,46 6,93 13 Đa trơn 1 3,3 8,55 8,55 14 Tre vàng sọc 1 2,4 4,52 4,52 15 Xà cừ 1 7,8 47,78 47,78 Tổng 1566,11

49

Bảng 4.13. Độ che phủ của cây bóng mát trên các tuyến đường thuộc Phường Xuân Hòa

Tuyến đƣờng St(m2

) Sđ(m2) Độ che

phủ (%)

Nguyễn Văn Linh(Từ vòng tròn 1

đến vòng tròn 2) 9889,73 24000 41,21

Nguyễn Văn Linh (Từ vòng tròn 2

đến đoạn giao với đường Vành đai) 2293,98 9600 23,90

Phạm Văn Đồng 1016,54 16500 6,16

Lê Xoay 1281,76 6000 21,36

Phố Kim Đồng 881,05 7500 17,75

Phố Võ Thị Sáu 1566,11 8250 18,98

Từ kết quả của bảng 4.13 chúng tôi có nhận xét về độ che phủ của cây bóng mát trên các tuyến đường như sau:

Trên các tuyến đường, độ che phủ của cây có sự khác biệt rất lớn: Trên tuyến đường Vành đai, các cây hầu hết mới được trồng, độ che phủ rất thấp, hầu như chưa có. Đường Nguyễn Văn Linh (Từ vòng tròn 1 đến vòng tròn 2)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển hệ thống cây bóng mát tại phường xuân hòa (LV1217) (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)