Tổ thành loài không những phản ánh tính đa dạng sinh vật mà còn cho biết giá trị kinh tế của thảm thực vật từ đó đề xuất các biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất và chất lượng cây. Để xác định được đặc điểm tổ thành loài trong hệ thống cây bóng mát tại phường Xuân Hòa, chúng tôi dùng theo phương pháp của Thái Văn Trừng (1978) [29]. Theo đó trong một lâm phần nhóm loài cây nào đó > 50% tổng số cá thể của tầng cây cao thì nhóm loài đó được coi là nhóm loài ưu thế. Vì vậy, cần tính tổng P của những loài có trị số lớn hơn 5%, xếp từ cao xuống thấp và dừng lại khi tổng P đạt 50%.
Kết quả tổ thành loài cây bóng mát tại phường Xuân Hòa được thể hiện trong bảng sau:
33
Bảng 4.4. Tổ thành loài cây bóng mát tại Phường Xuân Hòa
STT Tên loài cây Số lượng (cây) %
1 Sấu 206 17,84 2 Bàng 162 14,03 3 Bằng lăng 201 17,40 4 Phượng vĩ 60 5,19 5 Bọ cạp nước 91 7,88 6 Sữa 86 7,45 7 Dâu da xoan 86 7,45 8 Các loài khác 263 22,77 Tổng 1155 100,00
Qua bảng trên cho thấy trong hệ thống cây bóng mát phường Xuân Hòa, tổ thành loài cây bóng mát chiếm ưu thế là: Sấu, Bàng, Bằng lăng, Sữa, Phượng vĩ, Dâu da xoan, Bọ cạp nước. Trong đó Phượng vĩ chiếm tỷ lệ thấp nhất 5,19%; Sấu chiếm tỷ lệ cao nhất 17,84%. Tổ thành loài cây bóng mát trong khu vực là 41 loài, số loài tham gia vào công thức tổ thành chính là 7 loài. Công thức tổ thành loài cây bóng mát của phường Xuân Hòa:
1,78 Sấu + 1,74 Bằng lăng+ 1,40 Bàng + 0,79 Bọ cạp nước + 0,75 Dâu da xoan + 0,75 Sữa + 0,52 Phượng vĩ + 2,27 Các loài khác.