7. Kết cấu của khóa luận
3.4.3. Phương pháp và quy trình thực nghiệm
* Phương pháp thực nghiệm: Lớp đối chứng khi giảng dạy áp dụng
phương pháp giảng dạy truyền thống, lớp thực nghiệm áp dụng các biện pháp nâng cao chất lượng dạy hoc bài “Trách nhiệm của học sinh với nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc”.
Tiến hành thực nghiệm theo phương pháp đối chứng: Sau các giờ học, tiết học tổ chức ôn tập, đánh giá bằng cách phát phiếu điều tra trắc nghiệm cho học sinh, từ đó đánh giá tính khả thi của đề tài khóa luận.
* Quy trình thực nghiệm:
Bước 1: Chuẩn bị thực nghiệm bao gồm: Khảo sát chất lượng ban đầu
của học sinh trước khi tiến hành thực nghệm.
Bước 2: Trao đổi với giáo viên chủ nghiệm, lấy ý kiến đánh giá kết quả
học tập của học sinh theo phương pháp truyền thống.
Bước 3: Lấy kết quả học tập của học sinh khi dạy học bằng phương
pháp truyền thống.
Bảng 1: Kết quả học tập của học sinh các lớp theo phương pháp truyền thống: STT Học sinh lớp 12 Sĩ số Giỏi Khá T.B Kém Ghi chú 1 Lớp 12 A1 50 4 (8%) 23 (46%) 18 (36%) 5 (10%) 2 Lớp 12 A2 50 3 (6%) 20 (40%) 23 (46%) 4 (8%) 3.5. Kết quả thực nghiệm
Sau khi áp dụng một số biện pháp nâng cao chất lượng vào dạy học bài “Trách nhiệm của học sinh với nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc” và so sánh với lớp đối chứng thì có bảng sau:
Bảng 2: Kết quả học tập của học sinh các lớp sau khi áp dụng một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học:
STT Học sinh lớp 12 Sĩ số Giỏi Khá T.B Kém Ghi chú 1 Lớp 12 A1 50 10 (20%) 28 (56%) 12 (24%) 0 2 Lớp 12 A2 50 8 (16%) 26 (52%) 16 (32%) 0
Qua bảng 2 cho thấy kết quả học tập của học sinh sự có khác biệt rõ rệt giữa hai phương pháp dạy học. Từ đó có thể nhận thấy việc áp dụng các biện pháp nâng cao chất lượng bài giảng vào giảng dạy đã mang lại hiệu quả tốt, ta thấy số học sinh giỏi và học sinh khá của nhóm thực nghiệm tăng lên hơn hẳn so với phương pháp giảng dạy cũ.
Biểu đồ 1: So sánh kết quả học tập của phương pháp truyền thống và sau khi áp dụng một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học thực hiện tại lớp 12 A1.
Biểu đồ 2: So sánh kết quả học tập của phương pháp truyền thống và sau khi áp dụng một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học thực hiện tại lớp 12 A2.
Chú thích:
Phương pháp truyền thống
Sau khi áp dụng một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học
Nhận xét kết quả thực nghiệm:
Trong thời gian tiến hành thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy khi dạy học bài “Trách nhiệm của học sinh với nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc” theo phương pháp truyền thống, học sinh thường có các biểu hiện mệt mỏi, uể oải, cảm thấy nhàm chán, nhiều học sinh còn ngồi chơi, không tập trung theo dõi bài giảng, không có hứng thú với bài học, điều này ảnh hưởng đến quá trình lên lớp của giáo viên và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập của học sinh. Tỉ lệ học sinh khá, giỏi thấp, học sinh trung bình chiếm đa số và vẫn còn học sinh yếu, kém.
Đối với học sinh các lớp 12 khi áp dụng các biện pháp nâng cao chất lượng bài giảng vào dạy học bài “Trách nhiệm của học sinh với nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc”, học sinh đã có những thay đổi rõ rệt như tập trung chú ý nghe giảng, có hứng thú học tập, hăng hái phát biểu ý kiến, tích cực, tự giác hơn khi ngồi trong lớp học, tạo không khí học tập sôi nổi cho lớp học, trong giờ học không còn hiện tượng học sinh ngủ gật hay không chịu học bài.
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên đặt ra một số câu hỏi kiểm tra mức độ nhận thức của học sinh thì thấy rằng các em trả lời tốt câu hỏi, điều này chứng tỏ học sinh tiếp thu được bài giảng tốt, hiệu quả bài giảng đã được
nâng lên rõ rệt. Khi so sánh kết quả trên biểu đồ sau khi tiến hành thực nghiệm áp dụng một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học bài “Trách nhiệm của học sinh với nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc” cho học sinh, chúng ta nhận thấy sự khác biệt rõ ràng về kết quả giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm, số học sinh chiếm tỉ lệ khá, giỏi đạt tương đối cao, và đặc biệt không còn học sinh nào đạt điểm yếu. Điều này chứng tỏ, việc vận dụng các biện pháp nâng cao chất lượng dạy học bài “Trách nhiệm của học sinh với nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc” trong chương trình GDQP- AN lớp 12 THPT là hiệu quả và rất cần thiết.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Trong thời gian tiến hành nghiên cứu thực hiện khóa luận tốt nghiệp, với sự cố gắng của bản thân và sự giúp đỡ của thầy hướng dẫn, tôi đã hoàn thành đề tài và nghiên cứu được các nội dung chủ yếu sau:
Chương 1: Tổng quan về cơ sở lí luận và thực tiễn.
Chương 2: Thực trạng dạy học bài: “Trách nhiệm của học sinh với nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc”.
Chương 3: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học bài: “Trách nhiệm của học sinh với nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc” đối với học sinh lớp 12 Trung học phổ thông.
Nâng cao chất lượng dạy học bài: “Trách nhiệm của học sinh với nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc” trong chương trình GDQP – AN lớp 12 có ý
nghĩa rất quan trọng góp phần nâng cao chất lượng môn học GDQP – AN nói riêng, đồng thời đáp ứng được mục tiêu với hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN nói chung.
2. Kiến nghị
Qua quá trình nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp tôi có một số kiến nghị sau: Giáo viên cần chú trọng đến những biện pháp nâng cao chất lượng dạy học bài: “Trách nhiệm của học sinh với nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc” trong chương trình lớp 12 THPT.
Nhà trường cần đảm bảo số lượng, chất lượng giáo viên giảng dạy môn GDQP - AN. Tăng cường điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho dạy, học môn GDQP – AN.
Với thời gian nghiên cứu có hạn, đề tài đã thể hiện được phần nào ưu điểm nhưng không tránh khỏi những sai sót nhỏ. Kính mong quý thầy, cô và các bạn đóng góp, bổ sung để đề tài được hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình GDQP Đại học, Cao đẳng (tập 4), NXB Quân đội nhân dân.
2. Học viện chính trị quân sự (2006), Đổi mới GDQP trong hệ thống giáo
dục quốc gia, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.
3. Nghị định số 116/2007/NĐ – CP ngày 10/7/2007 của Thủ tướng chính phủ quy định về đối tượng, chương trình, nội dung cơ bản về GDQP – AN cho học sinh, sinh viên các trường THPT đến Đại học.
4. Sách giáo khoa GDQP – AN lớp 12, NXB Giáo dục 2009.
5. Sách giáo viên GDQP- AN lớp 12, NXB Giáo dục 2009.
6. Quyết định số 116/2006/QĐ – BGDĐT về chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT.
7. Quyết định số: 79/2007/QĐ – BGDĐT ngày 24/12/2007 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về ban hành chương trình GDQP – AN cấp THPT.
8. Trần Chính, Nguyễn Đình Lưu, Trần Đại Nghĩa, Nguyễn Đình Thứ, Đông Xuân Quách (2005), Hướng dẫn dạy học GDQP, THPT, NXB Giáo dục. 9. Nguyễn Tiến Hải, Nguyễn Hữu Hảo, Phan Tuấn Hưng, Nguyễn Đình
Lưu, Nguyễn Văn Quý, Lê Đình Thi (2008), Giáo trình GDQP – AN
(Dùng cho sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng), tập 2, NXB Giáo dục.
10.Nguyễn Văn Huấn, Phạm Thế Kỷ, Nguyễn Ngọc Cư, Vũ Văn Phương, Nguyễn Văn Quý, Đào Xuân Nhã, Phạm Văn Dư, Lê Đình Bàng (2005),
Giáo trình GDQP tập 3, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.
11.Lê Văn Nghệ (2006), “Nâng cao chất lượng hiệu quả công tác GDQP cho