7. Kết cấu của khóa luận
2.1. Về hình thức tổ chức giảng dạy
Hình thức tổ chức dạy học là hình thức vận động của nội dung bài học cụ thể trong không gian, địa điểm và những điều kiện xác định nhằm mục đích thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu dạy học.
Hiện nay, ở một số trường THPT đang thực hiện tốt công tác giảng dạy, học tập môn GDQP - AN cho học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các Sở Giáo dục và Đào tạo, lãnh đạo nhà trường đã chú trọng quan tâm đến việc giảng dạy và học tập môn GDQP - AN, thường xuyên nâng cao thiết bị dạy học. Tuy nhiên, hiệu quả chất lượng học tập của các em hiện nay chưa cao, việc giảng dạy cho học sinh còn tập trung vào đầu năm học hoặc tập trung vào một tuần, số lượng giáo viên giảng dạy còn hạn chế, cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học chưa được đảm bảo, vì đây là bài giảng lý thuyết trên lớp.
Thông thường tổ chức một lớp học lý thuyết trong đó được sử dụng phương pháp dạy học tiên tiến phù hợp và bảo đảm chất lượng thường có khoảng 50 học sinh. Mỗi lớp như vậy là hợp lý và sẽ phát huy được khả năng trình bày của giáo viên, nhất là việc thể hiện các kỹ năng trình bày bảng của giáo viên. Học sinh sẽ phát huy và khai thác có hiệu quả mô hình, học cụ chuyên dùng lớp học nếu đảm bảo đầy đủ, hoạt động của người thầy và hoạt động của học sinh sẽ hiệu quả cao hơn.
Thực tế ở một số trường việc tổ chức giảng dạy bài lý thuyết trên lớp vẫn chưa thực hiện đúng số tiết học theo quy định và còn nhiều bất cập. Các
trường THPT thường cho học sinh học bài lý thuyết tập trung với số lượng lớn khoảng 400 em (Theo khối 10,11,12) và thường được tổ chức học tập trung vào đầu năm nhằm “thanh toán chương trình”. Giáo viên giảng bài lý thuyết qua loa truyền thanh, biến bài học thành buổi nói chuyện. Do đó, học sinh không nhận thức đầy đủ về vai trò cũng như tầm quan trọng của môn học, bài học. Từ đó dẫn đến thái độ đơn giản trong học tập, các em coi đây là môn phụ không quan trọng nên không hứng thú với môn học, không đầu tư vào môn học, không rèn luyện. Vì vậy có thể cho thấy công tác dạy, học môn GDQP - AN của các nhà trường còn chưa thống nhất.
Từ thực trạng trên, tôi đề xuất một số giải pháp sau:
Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng trong quá trình dạy học, vì vậy giáo viên phải xây dựng kế hoạch giảng dạy bài học một cách cụ thể, chi tiết, bám chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình bộ môn.
Giáo viên phải kiên trì, bổ xung và tích lũy kinh nghiệm, rèn luyện kĩ năng sư phạm, nghiên cứu biên soạn giáo án, vận dụng có hiệu quả những phương pháp, phương tiện dạy học hiện đại. Tùy từng nội dung, từng đơn vị kiến thức giáo viên có thể chọn các hình thức dạy học phù hợp nhằm khai thác có hiệu quả nội dung bài học như: Hình thức tổ chức hoạt động cá nhân, hình thức tổ chức hoạt động theo nhóm…
Trong quá trình lên lớp, tùy vào từng nội dung bài học khác nhau giáo viên có thể lựa chọn các hình thức tổ chức khác nhau để đạt được kết quả cao trong học tập.
2.2. Về phƣơng pháp giảng dạy
Có thể nói phương pháp truyết trình là phương pháp truyền thống, phương pháp cơ bản được sử dụng để dạy - học môn GDQP - AN và giảng dạy nội dung các bài lý thuyết ở trường THPT, đã trở thành lối mòn khó có thể thay đổi được.
Giảng dạy nội dung bài “Trách nhiệm của học sinh với nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc”, đây là nội dung bài lý thuyết trên lớp học giáo viên trình bày tuần tự nội dung của bài (phần, mục), học sinh nghe, ghi nhớ thụ động, ghi chép tuần tự nội dung mà giáo viên trình bày. Quá trình giảng dạy, giáo viên không nhận được sự phản hồi học tập nào từ phía học sinh, thậm chí trong lớp học các em ngồi cuối lớp còn nói chuyện gây mất trật tự nên không nghe được giáo viên giảng bài, không nắm được nội dung cơ bản. Từ đó khi đánh giá kết quả học tập của học sinh, giáo viên độc quyền đánh giá dựa trên khối lượng tri thức mà giáo viên truyền thụ một chiều.
Như vậy, khi giảng bài “Trách nhiệm của học sinh với nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc”, thì phương pháp thuyết trình vẫn là phương pháp được sử dụng chủ yếu. Đây là phương pháp dạy học độc thoại một chiều, làm cho nội dung của bài vốn đã khô khan lại càng trở nên kém hấp dẫn, nghèo nàn không thu hút người học, làm giảm hiệu quả, chất lượng bài giảng. Hơn nữa dạy học bài “Trách nhiệm của học sinh với nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc” là nội dung lý thuyết, vì vậy cơ sở vật chất trang thiết bị trên lớp đảm bảo cho quá trình học tập cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng môn học. Hầu hết hiện nay cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu giảng dạy, mặt khác ở một số trường THPT nhiều giáo viên còn xem nhẹ môn học GDQP - AN, coi đây là một môn phụ, không quan trọng. Vì vậy việc giảng dạy cũng như việc kiểm tra đánh giá chất lượng môn học chưa được quan tâm đúng mức, còn gặp nhiều khó khăn.
2.3. Cơ sở vật chất bảo đảm
Phòng học là nơi giáo viên lên lớp giảng bài lý thuyết, do vậy cần đảm bảo đủ bàn ghế, chỗ ngồi phải rộng rãi, không ngồi chen chúc. Hệ thống bảng viết đạt tiêu chuẩn, không có độ lóa, từng phòng học có hệ thống âm thanh, đủ ánh sáng.
Trong giảng dạy GDQP thì đội ngũ giáo viên có tính chủ đạo song điều kiện vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy là hết sức quan trọng. Nó có vai trò là các giáo cụ trực quan để minh họa cho bài giảng, giúp cho bài giảng sinh động hơn, tăng sức thuyết phục, lôi cuốn người học tránh được sự nhàm chán.
Hướng dẫn số 737/BGD & ĐT – GDQP ngày 17 tháng 7 năm 2007 của BGD & ĐT về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDQP - AN năm 2007 – 2008 đã đánh giá: “Việc đầu tư trang thiết bị dạy học ở các nhà trường trong những năm qua còn hạn chế. Yêu cầu trong năm học mới các trường chủ động xây dựng kế hoạch mua sắm để có đủ thiết bị dạy học”.
Trong quá trình giảng dạy bài: “Trách nhiệm của học sinh với nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc” thì điều kiện cơ sở vật chất là rất quan trọng. Đây là bài giảng lý thuyết trong quá trình giảng dạy cho học sinh để có đủ tài liệu, giáo trình, mô hình, tranh ảnh, học cụ bảo đảm.
Trên thực tế, việc giảng dạy bài: “Trách nhiệm của học sinh với nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc” cho học sinh lớp 12 ở trường THPT hiện nay nhà trường không đảm bảo vật chất trong quá trình giảng dạy. Hầu như dựa hoàn toàn vào sự chuẩn bị của giáo viên, nếu giáo viên chuẩn bị được thì cũng rất hạn chế, vì thế ảnh hưởng đến quá trình học tập của học sinh và ảnh hưởng đến chất lượng của môn học.
2.4. Đánh giá thực trạng
Qua quá trình nghiên cứu công tác dạy, học nội dung bài: “Trách nhiệm của học sinh với nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc” ở một số trường THPT khu vực thị xã Phúc Yên cho thấy: Các trường hiện nay dạy và học GDQP vào đầu năm học, không học rải rác trong năm như các môn học khác. Số lượng giáo viên còn rất ít so với yêu cầu. Ví dụ: Trường THPT Xuân Hòa tổng số 26 lớp có 3 giáo viên giảng dạy môn GDQP. Tình trạng thiếu giáo viên giảng dạy sẽ dẫn đến việc tổ chức học tập không đảm bảo chất lượng.
Để giải quyết vấn đề này các trường THPT thường sử dụng những giáo viên kiêm nhiệm, giáo viên mời giảng. Đội ngũ giáo viên GDQP phần lớn là không chuyên trách nên phương pháp sự phạm còn hạn chế. Điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy. Hơn nữa, do điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của mỗi trường khác nhau nên chất lượng và hiệu quả bài giảng chưa được đồng đều. Ngoài ra việc tổ chức lớp học với quân số đông, trong giảng dạy còn xem nhẹ việc ôn tập, đặc biệt trong quá trình giảng dạy bài “ Trách nhiệm của học sinh với nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc” là bài lý thuyết nên giáo viên chủ yếu sử dụng phương pháp truyền thống làm cho học sinh thụ động tiếp thu, không phát huy được tính chủ động, sáng tạo trong học tập.
Thực tế, khi giáo viên bố trí đội hình lên lớp, vì điều kiện học sinh đông nên giáo viên không quản được hết học sinh, nên còn hiện tượng nói chuyện riêng gây mất trật tự không nghe được giáo viên giảng bài, không nắm được nội dung cơ bản, lượng kiến thức tiếp thu chưa cao.
Từ những nguyên nhân chủ quan và khách quan, có thể đánh giá việc dạy học nội dung bài: “Trách nhiệm của học sinh với nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc” còn bộc lộ những tồn tại sau:
- Số lượng giáo viên còn thiếu.
- Chất lượng giáo viên chưa bảo đảm.
- Hình thức tổ chức và phương pháp giảng dạy chưa phù hợp kế hoạch, nội dung, tổ chức học ngoại khóa chưa phát huy tác dụng.
Chƣơng 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG DẠY HỌC BÀI: “TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH VỚI NHIỆM VỤ
BẢO VỆ AN NINH TỔ QUỐC” ĐỐI VỚI HỌC SINH LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
3.1. Tập huấn, bồi dƣỡng nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên dạy học bài “Trách nhiệm của học sinh với nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc”
Từ thực trạng trên cho thấy, thực tế hiện nay đội ngũ giáo viên giảng dạy GDQP - AN ở một số trường vẫn còn thiếu và được tập trung vào nhiều đối tượng khác nhau như giáo viên là những sĩ quan quân đội đã nghỉ hưu, giáo viên thể dục thể thao, cán bộ, sĩ quan trong các đơn vị quân đội ở các cơ quan quân sự địa phương… Hầu hết đội ngũ giáo viên chưa được thường xuyên bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh, kĩ năng sư phạm quân sự… Điều này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình giảng dạy, nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Vì vậy, để nâng cao chất lượng dạy học bài “Trách nhiệm của học sinh với nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc” trước tiên cần đảm bảo đủ về số lượng giáo viên được đào tạo chính quy, đáp ứng với nhu cầu đặc thù riêng của môn học.
Với nhiều nguyên nhân mà hiện nay đội ngũ giáo viên GDQP - AN ở các trường THPT còn thuộc nhiều đối tượng khác nhau nên mặt bằng chung về kiến thức chuyên môn cũng như kĩ năng thực hành sư phạm quân sự là không đồng đều. Những giáo viên này hầu hết là giáo viên kiêm nhiệm nên nhiều giáo viên còn lúng túng trong việc soạn giáo án, nhất là giáo án điện tử, chưa biết cách trình bày nội dung trên lớp học, chưa có hình thức và phương pháp giảng dạy phù hợp, thống nhất cho từng đối tượng học tập.
Có thể nói chất lượng, hiệu quả GDQP - AN cho học sinh những năm vừa qua tuy đã có nhiều cố gắng và đạt được kết quả bước đầu, nhưng vẫn còn hạn chế bởi trình độ chuyên môn, phương pháp tổ chức giảng dạy chưa phù hợp, thiếu thực tế của đội ngũ giáo viên. Chưa biết kết hợp các nguyên tắc giảng dạy của giáo viên dẫn đến chất lượng GDQP - AN chưa được như mong muốn.
Trong sự nghiệp đổi mới giáo dục đòi hỏi người thầy không chỉ giỏi về chuyên môn nghiệp vụ mà còn tinh thông về nghề nghiệp mới có thể xứng đáng với vị thế, vai trò, chức năng là người tổ chức, người hướng dẫn hoạt động nhận thức của học sinh. GDQP - AN cho học sinh là nhiệm vụ quan trọng, đòi hỏi đội ngũ giáo viên luôn phải tìm tòi, đổi mới để chuyên môn vững vàng, có phương pháp giảng dạy thống nhất trên các quan điểm, nguyên tắc, các mối kết hợp. Đồng thời, phải luôn có sự sáng tạo, linh hoạt trong mọi tình huống sư phạm trong quá trình dạy học, hay nói cách khác, chất lượng giáo viên cần được đặc biệt quan tâm và chú trọng, dó đó phải đảm bảo chất lượng giáo viên mới có thể nâng cao được chất lượng học tập nội dung bài “Trách nhiệm của học sinh với nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc”.
Vì vậy, trước khi lên lớp giảng dạy giáo viên phải làm thật tốt, chu đáo công tác giảng dạy như:
- Tổ chức chuẩn bị bài giảng (giáo án) theo quy định: Giáo án giảng dạy bài “Trách nhiệm của học sinh với nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc” phải ngắn gọn, đầy đủ, chính xác, có hình ảnh minh họa.
- Tổ chức thông qua giáo án: Giáo án là sản phẩm của giáo viên, thể hiện trình độ năng lực của giáo viên, cho nên việc thông qua giáo án trước người hướng dẫn hay cấp trên là việc làm cần thiết. Thông qua giáo án trước người hướng dẫn hay trước tập thể nhằm giúp cho giáo viên nâng cao khả năng trình bày, khả năng tư duy, khả năng giao tiếp, nâng cao bản lĩnh, nâng
cao tay nghề. Đồng thời giáo viên kịp thời rút kinh nghiệm, bổ xung các kiến thức, hoàn chỉnh về phương pháp trình bày, các kĩ năng trình bày lý thuyết.
- Tổ chức thục luyện bài giảng: Bài giảng được tổ chức thục luyện trước khi lên lớp cho học sinh. Việc tổ chức thục luyện bài giảng có tác dụng rất lớn đối với giáo viên, rèn luyện được kĩ năng trình bày bài lý thuyết, giúp giáo viên tự tin hơn khi dạy học trên lớp và thực hiện đầy đủ các bước trong dạy học.
Trong quá trình giảng dạy giáo viên có tư thế, tác phong chững chạc, nghiêm túc, giọng nói to, dõng dạc, có kĩ năng sử dụng các mô hình, học cụ, phương tiện giảng dạy phù hợp, giúp học sinh hình thành được thái độ học tập đúng đắn.
Giáo viên phải được đào tạo qua các khóa đào tạo giáo viên GDQP – AN, đạt các tiêu chuẩn theo quy định của nhà nước, được cấp bằng hoặc chứng chỉ toàn khóa học. Kho tàng kiến thức là vô tận và không ngừng đổi mới để phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện thực tế. Chính vì vậy, đội ngũ giáo viên GDQP – AN cần được thường xuyên tập huấn bổ xung, trau dồi kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cũng như các kĩ năng dạy học để phù hợp với nội dung và yêu cầu của chương trình.
Để có được đội ngũ giáo viên đạt chất lượng như vậy thì ngoài những đợt tập huấn do Vụ Giáo dục quốc phòng – Bộ Giáo dục và đào tạo tổ chức, các bộ môn GDQP – AN ở từng trường phải tổ chức bồi dưỡng cho cán bộ, giáo viên giảng dạy thống nhất nội dung, thống nhất phương pháp trước khi bước vào dạy học.
3.2. Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học bài “Trách nhiệm của học sinh với nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc” sinh với nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc”
Năm 1984, ông Bod Gaskin nghiên cứu sinh về khoa học máy tính tại đại học Berkeley và các cộng sự của ông đã sáng tạo ra phần mềm Powerpoint.
Tên ban đầu của phần mền này là Presenter cho đến khi đăng kí thương hiệu thì phần mềm đổi tên là Powerpoint như ngày nay.
Phiên bản đầu tiên bán trên thị trường là Powerpoint 1.0 vào tháng 4 năm 1987 dùng cho các máy MAC. Nó chỉ cho phép soạn các trang wed để in ra giấy phim và trình chiếu bằng các máy chiếu Over head phiên bản Powerpoint đầu tiên cho trên windows xuất hiện vào năm 1990.