Soạn bài giảng “Trách nhiệm của học sinh với nhiệm vụ bảo vệ

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học bài trách nhiệm của học sinh với nhiệm vụ bảo vệ an ninh tổ quốc đối với học sinh lớp 12 trung học phổ thông (Trang 35)

7. Kết cấu của khóa luận

3.2.2.Soạn bài giảng “Trách nhiệm của học sinh với nhiệm vụ bảo vệ

ninh Tổ quốc” trên chương trình powerpoint

Thường theo 6 bước cơ bản sau: Bước 1: Xác định mục tiêu bài học.

Giúp học sinh hiểu được tầm quan trọng của an ninh quốc gia và một số nội dung cơ bản của phong trào toàn dân bảo vệ Tổ quốc.

Xây dựng ý thức trách nhiệm của học sinh đối với nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Bước 2: Lựa chọn kiến thức cơ bản, xác định đúng nội dung trọng tâm. Bài học được cấu trúc thành 2 phần chính:

II. Nâng cao ý thức trách nhiệm của học sinh với nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Trọng tâm: Phần II - Nâng cao ý thức trách nhiệm của học sinh với nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Bước 3: Multimedia hóa kiến thức.

Đây là phần quan trọng cho việc thiết kế bài giảng và được thực hiện theo các bước sau:

- Dữ liệu hóa thông tin kiến thức.

- Phân loại kiến thức được khai thác dưới dạng văn bản, bản đồ, đồ họa, ảnh tĩnh, phim, âm thanh…

- Tiến hành xây dựng mới nguồn tư liệu sẽ sử dụng trong bài học. - Chọn các phần mềm dạy học có sẵn cần dùng đến trong bài học

để đặt liên kết.

- Xử lý các tư liệu thu được để nâng cao chất lượng về hình ảnh, âm thanh.

Bước 4: Xây dựng các thư viện tư liệu.

Sau khi có được đầy đủ tư liệu cần dùng phải tiến hành sắp xếp tổ chức lại thành tư liệu, xây dựng thư mục hợp lý.

Bước 5: Lựa chọn ngôn ngữ hoặc các phần mềm trình diễn để xây dựng tiến trình dạy học thông qua hoạt động cụ thể.

Sau khi đã có đủ tư liệu cần dùng cho bài giảng, giáo viên cần lựa chọn ngôn ngữ hoặc các phần mềm trình diễn thông dụng để tiến hành xây dựng giáo án điện tử.

Trước hết cần chia quá trình dạy học trong giờ lên lớp thành các hoạt động nhận thức cụ thể. Dựa vào các hoạt động cụ thể đó để định ra các slide (trong powerpoint) hoặc các trang trong Frontpage, sau đó xây dựng nội dung cho các trang.

Văn bản trình bày ngắn gọn, cô đọng, chủ yếu là tiêu đề và dàn ý cơ bản. Nên dùng một loại font chữ phổ biến, đơn giản, màu chữ được dùng thống nhất tùy theo mục đích sử dụng khác nhau của văn bản như câu hỏi gợi mở, dẫn dắt.

Bước 6: Chạy thử chương trình, sửa chữa và hoàn thiện.

Sau khi thiết kế xong, phải tiến hành chạy thử chương trình, kiểm tra các sai sót, đặc biệt là các liên kết để tiến hành hành sửa chữa và hoàn thiện.

* Bài giảng cụ thể.

I. Thủ tục:

- Kiểm tra sĩ số lớp học.

- Kiểm tra cách sắp xếp, bố trí lớp học. - Kiểm tra tư thế tác phong của học sinh. - Kiểm tra phương tiện giảng dạy, học tập. II. Mục đích yêu cầu:

- Trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản cần thiết về tầm quan trọng của an ninh quốc gia và một số nội dung cơ bản trong phong trào toàn dân bảo vệ Tổ quốc.

- Nâng cao ý thức trách nhiệm của học sinh với nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc.

III. Cấu trúc bài và trọng tâm.

Phần 1:Những vấn đề chung về an ninh quốc gia.

Phần 2: Nâng cao ý thức trách nhiệm của học sinh với nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc. (Trọng tâm) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

IV. Nội dung bài giảng.

I. Những vấn đề chung về an ninh quốc gia.

1. Bảo vệ an ninh quốc gia: Là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia.

Hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia là những hành vi xâm phạm chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, an ninh, quốc phòng, đối ngoại, độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ.

2. Nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia.

- Bảo vệ chế độ chính trị, Nhà nước, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam XHCN.

- Bảo vệ an ninh tư tưởng, văn hóa, khối đại đoàn kết toàn dân tộc, quyền lợi và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

3. Nội dung bảo vệ an ninh quốc gia. a. Bảo vệ an ninh chính trị nội bộ b. Bảo vệ an ninh kinh tế

c. Bảo vệ an ninh văn hóa, tư tưởng d. Bảo vệ an ninh dân tộc

e. Bảo vệ an ninh tôn giáo g. Bảo vệ an ninh biên giới h. Bảo vệ an ninh thông tin

Giảng đến phần (g). Bảo vệ an ninh biên giới đưa hình ảnh minh họa:

Bảo vệ an ninh biên giới trên đất liền: Gồm các lực lượng bộ đội biên phòng, bộ đội địa phương và lực lượng công an đang xây dựng các phương án tác chiến trên bản đồ.

Bảo vệ an ninh biên giới trên biển: Tàu của lực lượng hải quân việt Nam tuần tra trên biển.

II. Nâng cao ý thức trách nhiệm của học sinh với nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc.

1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của học sinh về nhiệm vụ bảo vệ an ninh

Tổ quốc trong thời kì mới.

- Tích cực học tập nâng cao kiến thức về Hiến pháp và pháp luật.

- Luôn nâng cao cảnh giác, chủ động phòng ngừa, tích cực tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

2. Thực hiện tốt những nội dung bảo vệ an ninh quốc gia.

- Thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống trong sạch, lành mạnh, tự giác chấp hành pháp luật và quy chế nhà trường, chính quyền, đoàn thể, góp phần xây dựng phong trào sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật.

3. Nêu cao cảnh giác, chủ động, tích cực tham gia đấu tranh phòng chống tội phạm góp phần bảo vệ an ninh Tổ quốc.

- Luôn nêu cao cảnh giác, phát hiện và báo cáo kịp thời, đầy đủ và chính xác những thông tin về: người có dấu hiệu nghi vấn phạm tội; hoạt động tệ nạn xã hội; chống đối, xuyên tạc chế độ và chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước.

- Chủ động đề phòng, không để bị kẻ xấu kích động, lôi kéo vào các hoạt động vi phạm pháp luật, gây rối an ninh trật tự.

- Gần gũi, động viên giúp đỡ những người lầm lỡ, sa ngã để giúp họ chóng tiến bộ, hòa nhập với cộng đồng.

3.3. Đổi mới phƣơng pháp dạy học

* Phương pháp 1:Phương pháp tình huống

Phương pháp giảng dạy bằng tình huống đã trở thành phương pháp được sử dụng phổ biến trong các trường đại học hàng đầu trên thế giới. Phương pháp này phát huy được óc tư duy, óc phê phán, óc sáng tạo của người học, khuyến khích học sinh phát triển tự học. Giảng dạy theo phương pháp tình huống đòi hỏi giáo viên phải giỏi cả lý thuyết và thực hành, phải bỏ công sức sưu tầm những tình huống có thật và cụ thể có liên quan đến bài giảng, phải tâm huyết và dành thời gian cho công tác giáo dục và đào tạo.

Đối với học sinh, việc nhận thức giá trị của người thầy trong việc truyền thụ tri thức và hướng dẫn cách giải quyết vấn đề, giá trị của mình trong việc tự học hỏi, hiểu suy nghĩ, giá trị tiềm ẩn của mình về trí tuệ, tư duy sáng tạo, nhận rõ giá trị của việc học là để giải quyết vấn đề do cuộc sống đặt ra.

Quá trình xây dựng tình huống

- Tình huống là thực tế của hoàn cảnh và sự việc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tình huống là sự việc có mâu thuẫn, có những vấn đề cần được giải quyết. Ví dụ tình huống: Địch bất ngờ bắn pháo trúng tàu của ta khi đang tuần tra trên biển, có 2 người hi sinh, 2 người bị thương.

Có 2 vấn đề đặt ra cần được giải quyết trong tình huống là:

+ Làm thế nào để những người còn lại trên tàu không bị rối loạn và kịp thời báo về trung tâm chỉ huy?

+ Cách giải quyết tử sĩ như thế nào?, cách giải quyết thương binh như thế nào?

Muốn xử lý đúng đắn một tình huống quan trọng thì phải làm tốt 4 bước: - Điều tra, nghiên cứu tình hình trên quan điểm hệ thống toàn diện để thấy được bản chất của sự mâu thuẫn trong tình huống.

- Phân tích các tình huống, mâu thuẫn trên cơ sở lí luận và thực tiễn. - Tổng hợp, đề ra những chủ trương, biện pháp, phương pháp, cách làm cụ thể để xử lý, giải quyết tình huống.

Việc biên soạn (xây dựng) và thuyết giảng một bài mục theo phương pháp tình huống theo quy trình như sau:

- Xác định rõ mục đích, yêu cầu của bài mục.

- Dành thời gian quan trọng cho việc thu thập phân loại, phân tích những tình huống có thật và cụ thể liên quan đến bài giảng; trường hợp thật cần thiết có thể phải hư cấu như thật, cốt lõi của tình huống vẫn phải có thật. Việc nghiên cứu thảo luận tìm ra phương án xử lý tối ưu từng vấn đề trong tình huống sẽ mang tính hấp dẫn đối với người học.

Trong quá trình dạy học bài: “Trách nhiệm của học sinh với nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc”, dạy học theo phương pháp tình huống có thể thực hiện theo 3 bước:

Bước 1: Giới thiệu lý thuyết hoặc những nguyên tắc, yêu cầu cơ bản, giới thiệu tài liệu, sách mà học sinh có thể cần đọc nghiên cứu, tham khảo.

Bước 2: Giới thiệu tình huống để cá nhân suy nghĩ, nghiên cứu, phân nhóm thảo luận cách giải quyết vấn đề của tình huống tùy thuộc vào không gian, thời gian, tính chất của tình huống.

Bước 3: Tập trung lớp nghe đại diện nhóm báo cáo cách giải quyết từng vấn đề của tình huống; tổng hợp kết luận của các nhóm; kết luận cách giải quyết từng vấn đề trong tình huống mà giáo viên đã chuẩn bị trong bài giảng, củng cố nâng cao phần lí thuyết cho học sinh.

Kết quả bài giảng theo phương pháp tình huống được đánh giá bởi sức thu hút, hấp dẫn của buổi học, ai cũng động não phát huy óc sáng tạo, tích cực tham gia thảo luận để tìm ra phương án xử lý tối ưu.

Việc áp dụng phương pháp tình huống trong dạy học bài: “Trách nhiệm của học sinh với nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc” có thể đưa vào giảng dạy các nội dung như: Bảo vệ an ninh biên giới, bảo vệ an ninh tôn giáo, bảo vệ an ninh thông tin, bởi vì các nội dung này có thể liên hệ được những tình huống thực tế.

Như vậy, có thể khẳng định việc áp dụng phương pháp tình huống vào dạy học bài: “Trách nhiệm của học sinh với nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc” là việc cần thiết và cấp bách hiện nay. Qua sử dụng phương pháp tình huống sẽ phát huy tối đa khả năng tự nghiên cứu, khả năng sáng tạo của học sinh, gắn kết quả học tập của học sinh với thực tiễn và đặc biệt hoàn thiện các kĩ năng chuyên môn như kĩ năng phân tích, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng giao tiếp. Hiện nay các cơ sở đào tạo coi việc sử dụng phương pháp tình huống là việc ưu tiên hàng đầu để nâng cao chất lượng giảng dạy môn GDQP – AN, đồng thời có kế hoạch điều chỉnh đồng bộ cơ cấu lớp học, nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên, tăng cường cơ sở vật chất chuyên dùng và phương tiện giảng dạy, học tập.

* Phương pháp 2:Phương pháp trực quan

Trực quan là phương pháp giảng dạy trong đó giáo viên sử dụng các phương tiện dạy học tác động trực tiếp đến cơ quan cảm giác của học sinh nhằm đạt kết quả cao trong quá trình giảng dạy và học tập.

- Trực quan bằng tranh ảnh, màn ảnh:

Tranh ảnh là hình thức trực quan gây ấn tượng sâu sắc và tạo ra sự tiếp thu tri thức nhẹ nhàng, xây dựng được tình cảm tốt đẹp cho người học. Tranh ảnh rất đa dạng, có nhiều loại tranh ảnh phục vụ cho giảng dạy, khi giảng dạy giáo viên phải lựa chọn sao cho phù hợp với từng nội dung và ý đồ giảng dạy. Kĩ năng sử dụng tranh ảnh phải thành thạo, đưa ra đúng lúc, đúng chỗ của bài

giảng. Nếu không biết sử dụng hoặc sử dụng không tốt tranh ảnh sẽ làm hạn chế việc tiếp thu tri thức cho bài giảng của học sinh.

- Vô tuyến truyền hình, phim, máy chiếu là những phương tiện phục vụ cho giảng dạy rất phù hợp với nội dung bài: “Trách nhiệm của học sinh với nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc”. Những phương pháp này sẽ giúp cho học sinh tiếp thu kiến thức bài giảng nhanh hơn, biết cách học tư duy, kết hợp nội dung của phim.

- Thăm quan thực tế

+ Xây dựng kế hoạch thăm quan: Liên hệ với các đơn vị đến thăm sau đó tổ chức cho học sinh thăm quan thực tế các đơn vị quân đội, công an,bảo tàng để học sinh có thể quan sát trực tiếp, giúp học sinh nâng cao nhận thức, củng cố tri thức, phát triển năng lực tư duy, khả năng vận dụng tri thức.

+ Khi tổ chức thăm quan: Giáo viên hướng dẫn cho học sinh những nội dung cần nhớ, cần ghi chép. Sau khi thăm quan cần tổ chức cho học sinh đánh giá kết quả thu được của những thông tin, tài liệu, những tri thức khi thăm quan và viết bài thu hoạch.

Muốn sử dụng tốt phương tiện trực quan trong giảng dạy bài: “Trách nhiệm của học sinh với nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc”, trước hết giáo viên cần đầu tư suy nghĩ trong việc lựa chọn tài liệu, nội dung trực quan, phục vụ bài giảng. Các hình thức trực quan có tác dụng minh họa cho bài giảng, đồng thời còn có tác dụng tới việc hình thành, phát triển, củng cố tri thức khoa học cho học sinh. Vì vậy, khi sử dụng hình thức trực quan, giáo viên cần phải giảng giải, phân tích và hướng dẫn cho học sinh biết rút ra kết luận cần thiết.

Trực quan có tác dụng rất tốt trong việc dạy và học nhưng chúng cũng dễ dàng hình thành ở học sinh phương pháp tư duy máy móc, xem xét nhận thức sự vật, sự việc trong sự cô lập, độc lập. Do đó, thông qua phương pháp giảng dạy giáo viên giúp cho học sinh phương pháp tư duy lôgic, khoa học, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo, phát triển trí tuệ, tài năng.

3.4. Thực nghiệm sƣ phạm

3.4.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm

* Mục đích thực nghiệm: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Thực nghiệm sư phạm được tiến hành nhằm đánh giá kết quả của việc vận dụng các biện pháp nâng cao chất lượng dạy học bài “Trách nhiệm của học sinh với nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc” cho học sinh lớp 12 THPT.

+ Thực nghiệm phải đảm bảo về tính khoa học và giá trị thực tiễn phù hợp với thực tế.

+ So sánh kết quả giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng để thấy được vai trò của việc sử dụng phương pháp dạy học mới rất quan trọng trong giáo dục cho thế hệ trẻ về tình yêu quê hương, đất nước, từ đó các em ý thức được nghĩa vụ và trách nhiệm của bản thân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

* Nhiệm vụ thực nghiệm:

+ Nghiên cứu lý luận về chất lượng dạy học bài “Trách nhiệm của học sinh với nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc” trong chương trình GDQP - AN lớp 12 THPT.

+ Sử dụng các biện pháp nâng cao vào dạy học bài “Trách nhiệm của học sinh với nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc”.

+ Duy trì, tổ chức ôn tập để nâng cao chất lượng dạy học bài “Trách nhiệm của học sinh với nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc”. Đánh giá, kiểm tra và xử lý kết quả thực nghiệm.

3.4.2. Đối tượng và lực lượng tiến hành thực nghiệm

* Đối tượng thực nghiệm: Học sinh lớp 12 trường Trung học phổ thông

* Lực lượng tiến hành thực nghiệm:Bao gồm tác giả của khóa luận và

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học bài trách nhiệm của học sinh với nhiệm vụ bảo vệ an ninh tổ quốc đối với học sinh lớp 12 trung học phổ thông (Trang 35)