2.2.1.1. Nhận thức về an toàn giao thông đường bộ trên toàn mẫu.
Bảng 2.2: Nhận thức của sinh viên về an toàn giao thông đường bộ
Theo bạn, việc sinh viên chấp hành đúng luật lệ an toàn giao thông khi tham gia giao thông là:
Ý kiến sinh viên Tần số Tỷ lệ (%)
Rất cần thiết 170 85,0
Cần thiết 30 15,0
Không cần thiết 0 0
Nhận xét:
Từ các thông tin được thể hiện trên bảng 2.2, có thể nhận thấy sinh hầu hết sinh viên có nhận thức đúng đắn về việc chấp hành đúng luật lệ an toàn giao thông khi tham gia giao thông. Cụ thể, có tới 85% sinh viên ý thức rằng việc chấp hành đúng các luật lệ giao thông đường bộ là rất cần thiết, có 15% sinh viên cho rằng cần thiết. Và một điều rất đáng mừng là không có sinh viên nào cho rằng việc này không cần thiết. Tuy nhiên, con số 15% sinh viên cho rằng việc chấp hành đúng luật lệ giao thông khi tham gia giao thông là cần thiết cũng là con số cần được quan tâm. Bởi vì con số này cũng đồng nghĩa với việc một số sinh viên không phải lúc nào cũng giữ đúng luật khi tham gia giao thông và trong nhiều tình huống sinh viên có thể vi phạm luật giao thông. Kết quả trên cũng hoàn toàn hợp lý với đặc điểm tâm – sinh lý của lứa tuổi sinh viên. Đây là lứa tuổi đã đạt được sự trưởng thành về mọi mặt và đặc biệt là sự phát triển tự ý thức của sinh viên. Điều này cho phép các bạn sinh
viên nhận thức được thái độ, hành vi khi tham gia giao thông của mình có vi phạm luật giao thông hay không. Tuy nhiên, lứa tuổi này vẫn không thể tránh khỏi sự thiếu chín chắn trong suy nghĩ và hành động.
Kết quả này cũng cho thấy sự phù hợp với giả thuyết nghiên cứu mà người nghiên cứu đưa ra: “Nhận thức về việc thực hiện hành vi đúng luật khi tham gia giao thông của sinh viên là tốt”.
Cụ thể hơn trong việc đánh giá nhận thức của sinh viên về an toàn giao thông đường bộ, người nghiên cứu khảo sát về nhận biết của các em về các biển báo khi tham gia giao thông và thu được kết quả như sau:
Bảng 2.3. Nhận biết của sinh viên về các biển báo trong giao thông đường bộ
Stt BIỂN BÁO Trả lời đúng
Tần số Tỷ lệ (%)
1 Cấm đi ngược chiều 158 79 2 Cấm rẻ phải 188 94
3 Giao nhau với đường ưu tiên 86 43 4 Đường hai chiều 90 45 5 Được ưu tiên qua đường hẹp 80 40 6 Cấm mô tô 2-3 bánh 182 91
7 Cấm quay xe 182 91
8 Đường cao tốc 114 57 9 Giao nhau với đường không ưu tiên 72 36
10 Đoạn đường ưu tiên 80 40
Kết quả ở bảng 2.3 cho thấy, trong 10 biển báo đưa ra thì chỉ có 3 biển báo có tỉ lệ trên 90% sinh viên trả lời đúng, đó là các biển báo quen thuộc : cấm rẻ phải (94% sinh viên trả lời đúng); cấm mô tô 2-3 bánh và cấm quay xe (91% sinh viên trả lời đúng).
Điều đáng quan tâm và lo ngại là trong 10 biển báo đưa ra có tới 7 biển báo gây khó khăn cho sinh viên trong việc xác nhận, trong đó có tới 5 biển báo có không quá 45% sinh viên trả lời đúng đó là các biển báo liên quan đến đường ưu tiên như các biển báo về: Đoạn đường ưu tiên (40%); Được ưu tiên qua đường hẹp (40%), giao nhau với đường ưu tiên (43%); Đường hai chiều (45%). Và biển báo có tỷ lệ sinh viên trả lời đúng thấp nhất (36%) là biển báo “Giao nhau với đường không ưu tiên”.
Đây là vấn đề mà chúng ta cần sớm có giải pháp để khắc phục. Bởi việc tham gia giao thông mà không nắm rõ các biển báo đặc biệt là các biển báo về đường ưu tiên sẽ dẫn đến những tình huống nguy hiểm và để lại hậu quả nghiêm trọng.
Như vậy, có thể kết luận sinh viên có ý thức về việc chấp hành luật lệ an toàn giao thông đường bộ nhưng hiểu biết của các em về các luật lệ là chưa cao.
2.2.1.2. So sánh nhận thức giữa các sinh viên về an toàn giao thông đường bộ
Ở bảng 2.2, chúng ta thấy nhận thức của sinh viên về an toàn giao thông đường bộ là tốt. Kết quả thu được cũng cho thấy có sự khác nhau trong nhận thức giữa các sinh viên về an toàn giao thông đường bộ. Trong đó, sự khác biệt có ý nghĩa được thể hiện trên phương diện trường:
Bảng 2.4. So sánh nhận thức của sinh viên về an toàn giao thông đường bộ trên phương diện trường
Theo bạn, việc sinh viên chấp hành đúng luật lệ an toàn giao thông khi tham gia giao thông là:
Trường Ý kiến sinh viên Sig
Rất cần thiết Cần thiết Không cthiết ần
ĐH Sư Phạm 88,0% 12% 0
0,017
Xét trên phương diện trường, bảng 2.3 cho thấy sinh viên cả hai trường đều cho rằng việc chấp hành luật lệ an toàn giao thông là cần thiết (Không cần thiết: 0%). Bảng 2.3 cũng cho thấy có sự khác biệt ý nghĩa (sig = 0,017 < 0,05) về nhận thức giữa sinh viên trường Đại học Sư Phạm và sinh viên trường Đại học Hutech đối với việc chấp hành đúng luật lệ an toàn giao thông khi tham gia giao thông đường bộ. Trong đó:
+ Có tới 88% sinh viên trường ĐHSP ý thức việc chấp hành đúng luật lệ an toàn giao thông là rất cần thiết nhưng chỉ có 82% sinh viên trường ĐH Hutech cho rằng việc này là rất cần thiết. Cách biệt 6% là một con số không nhỏ.
+ Chỉ có 12% sinh viên ĐHSP có ý kiến đây là việc làm cần thiết nhưng có tới 18% sinh viên trường ĐH Hutech lựa chọn ý kiến này.
Giải thích về sự khác biệt này, có ý kiến cho rằng: “ Sinh viên trường ĐHSP do yêu cầu của nghề nghiệp, là những nhà giáo tương lai nên các bạn sinh viên sớm ý thức về sự gương mẫu của bản thân cũng như việc phát triển và hoàn thiện phẩm chất của một nhà giáo trong tương lai” (tìm ý kiến).
Như vậy, nhận thức của sinh viên trường ĐHSP và trường ĐH Hutech giống nhau ở việc cả hai đều thừa nhận việc chấp hành luật lệ an toàn giao thông khi tham gia giao thông là cần thiết. Nhưng lại có sự khác biệt ở việc lựa chọn các ý kiến, trong đó trường ĐHSP có tỉ lệ sinh viên nhận thức đây là việc rất cần thiết cao hơn sinh viên ĐH Hutech với chênh lệch 6%.