Đánh giá của sinh viên về hiệu quả của các loại hình tuyên truyền

Một phần của tài liệu hành vi tham gia giao thông của sinh viên một số trường đại học tại thành phố hồ chí minh (Trang 83)

truyền luật an toàn giao thông.

Bảng 2.15: Đánh giá của sinh viên về hiệu quả của các loại hình tuyên truyền luật an toàn giao thông hiện nay

Stt Cách tuyên truyền Mức độ Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Rất hiệu qu Hiệu qu Không hiệu quả

1 In tài liệu phát thường kỳ cho

phòng sinh viên 20,0 39,0 41,0

1,7

9 0,74

2

Đưa vào chương trình hoạt động ngoại khóa của sinh viên trong trường

26,0 60,0 14,0 2,12 0,62

3 Tăng cường người giám sát thực

hiện giao thông trên đường phố 47,0 45,0 8,0 2,39 0,63

4

Cử sinh viên tình nguyện đi tuyên truyền phổ biến tại các trường học, khu dân cư

19,0 68,0 13,0 2,06 0,56

5 Lồng ghép vào các hoạt động

của Đoàn, Hội 22,0 68,0 10,0 2,12 0,55 6 Dùng biển báo, áp phích tại nơi

đông người 24,0 62,0 14,0 2,10 0,60 7 Kết hợp các hình thức trên 60,0 32,0 8,0 2,52 0,64

Nhận xét:

Quan sát bảng 2.15 cho thấy, đa số sinh viên đánh giá các loại hình tuyên truyền đưa ra đều rất hiệu quả và hiệu quả trong việc hạn chế tình trạng sinh viên vi phạm luật an toàn giao thông đường bộ. Cụ thể ở từng mức độ như sau:

+ Ở mức độ rất hiệu quả: Hình thức tuyên truyền về luật giao thông được các bạn sinh viên chọn nhiều nhất là “Kết hợp tất cả các hình thức về tuyên truyền giao thông” (60,0%), tiếp đến là “Tăng cường người giám sát thực hiện giao thông trên đường phố” (47% lựa chọn). Nếu xét ở mức độ hiệu quả thì đây cũng là hai loại hình tuyên truyền được sinh viên đánh giá “hiệu quả” nhất (chỉ có 8% sinh viên cho rằng đây là 2 loại hình không có hiệu quả. Tiếp theo là hình thức tuyên truyền "Đưa vào chương trình hoạt động ngoại khóa của sinh viên trong trường” (26%). Hình thức tuyên truyền “Cử sinh viên tình nguyện đi tuyên truyền phổ biến tại các trường học, khu dân cư” là hình thức mà sinh viên đánh giá thấp nhất về mức độ hiệu quả (19%). Các cách tuyên truyền còn lại đều nhận được sự đánh giá tương tự nhau ở sinh viên ( 20 -> 24%).

+ Ở mức độ hiệu quả: Hình thức tuyên truyền về luật giao thông được các bạn sinh viên chọn nhiều nhất là “lồng ghép vào các hoạt động của Đoàn, Hội” và ““Cử sinh viên tình nguyện đi tuyên truyền phổ biến tại các trường học, khu dân cư” (với 68% lựa chọn). Đây là hai hình thức tuyên truyền mà chúng ta có thể tiếp tục phát huy và hoàn thiện hơn để có thể tận dụng được hết hiệu quả của hai hình thức này và chuyển từ loại hình thức “hiệu quả” sang “rất có hiệu quả”.

+ Ở mức độ không hiệu quả: Hình thức tuyên truyền về luật giao thông được các bạn sinh viên đánh giá không hiệu quả là “in tài liệu phát thường kỳ cho phát sinh viên” (41% lựa chọn). Các hình thức tuyên truyền khác cũng được lựa chọn nhưng ở mức độ thấp đặc biệt là hình thức số 3 và số 7 như đã nói ở trên chỉ có 8% sinh viên cho rằng đây là hai hình thức không có hiệu quả trong việc tuyên truyền về luật an toàn giao thông.

Như vậy, có thể kết luật hai hình thức được sinh viên đánh giá cao nhất về việc mang lại hiệu quả cao cho hoạt động tuyên truyền luật an toàn giao thông là “Kết hợp tất cả các hình thức về tuyên truyền giao thông” và “Tăng cường người giám sát thực hiện giao thông trên đường phố”. Hai hình thức cần tiếp tục được phát huy để tiếp tục đạt hiệu quả cao hơn là “lồng ghép vào các hoạt động của Đoàn, Hội” và “Cử sinh viên tình nguyện đi tuyên truyền phổ biến tại các trường học, khu dân cư”. Và hình thức cần được xem lại hoặc có thể thay bằng hình thức tuyên truyền khác có hiệu quả hơn là hình thức “in tài liệu phát thường kỳ cho phát sinh viên”. Kết quả thu được cũng cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa trong đánh giá giữa các sinh viên về các hình thức tuyên truyền luật an toàn giao thông đường bộ trên tất cả các phương diện.

Một phần của tài liệu hành vi tham gia giao thông của sinh viên một số trường đại học tại thành phố hồ chí minh (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)