Nguyên nhân làm cho sinh viên hay vi phạm luật an toàn giao thông

Một phần của tài liệu hành vi tham gia giao thông của sinh viên một số trường đại học tại thành phố hồ chí minh (Trang 80)

thông đường bộ

Bảng 2.14: Nhận định của sinh viên về những nguyên nhân làm cho họ hay vi phạm luật an toàn giao thông đường bộ

Nguyên nhân Tác động Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Chủ yếu nhưng không nhiều Hoàn toàn không tác động

a. Không hiểu rõ quy định cụ thể của

luật an toàn giao thông 23,0 37,0 20,0 1,97 0,65 b. Do có việc gấp, bị trễ học 32,0 55,0 13,0 2,19 0,64 c. Do thói quen 10,0 45,0 45,0 1,65 0,65 d. Ý thức tự giác chưa cao 13,0 41,0 46,0 1,67 0,69

e. Hệ thống giao thông chưa hợp lý

34,0 49,0 17,0 2,17 0,69 f. Chương trình giáo dục chưa đầy đủ

21,0 41,0 38,0 1,83 0,73 g. Luật pháp chưa nghiêm 29,0 42,0 29,0 2,00 0,76 i. Tâm lý muốn thể hiện cái tôi, cái

khác biệt 7,0 24,0 69,0 1,38 0,61 j. Học được từ bạn bè và những người

đi đường 17,0 41,0 42,0 1,38 0,61 k. Do tiện đường 27,0 60,0 13,0 1,75 0,72

Nhận xét:

Kết quả ở bảng 2.14, cho thấy có 2 nhóm nguyên nhân khách quan (nguyên nhân e,f,g) và chủ quan (nguyên nhân b, c, d, i, j, k) làm cho sinh viên cả hai trường ĐH Sư Phạm và ĐH Hutech hay có hành vi vi phạm luật an toàn giao thông:

- Nguyên nhân khách quan: Nổi bật nhất trong nhóm nguyên nhân này là nguyên nhân e “hệ thống giao thông chưa hợp lý”. Có tới 34% sinh viên cho rằng đây là nguyên nhân chủ yếu khiến họ hay vi phạm luật an toàn giao thông, và cũng có tới 49% sinh viên cho rằng tuy tác động không nhiều nhưng đây cũng là nguyên nhân làm cho họ hay vi phạm luật an toàn giao thông. Như vậy, có thể nói có tới 83% sinh viên cho rằng họ vi phạm luật an toàn giao thông vì nguyên nhân này. Kết quả này cũng phù hợp với ý kiến của một số sinh viên cho rằng: việc kẹt xe, tắc đường ở những con đường chính là nguyên nhân khiến họ phải lấn chiếm vỉa hè, vượt đèn đỏ…Đa số sinh viên cũng cho rằng việc xử phạt chưa nghiêm đối với các hành vi vi phạm luật của họ cũng là một trong những nguyên nhân làm cho sinh viên hay vi phạm luật

an toàn giao thông, thể hiện ở việc có 29% sinh viên cho rằng “Luật pháp chưa nghiêm” là nguyên nhân chủ yếu tác động đến hành vi vi phạm luật an toàn giao thông của họ, và cũng có 42% thừa nhận tuy không bị tác động nhiều nhưng đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến họ hay vi phạm luật.

- Nguyên nhân chủ quan: trong nhóm này, hầu hết sinh viên cả hai trường cho rằng họ vi phạm luật giao thông là do có việc gấp và bị trễ học (32% cho rằng đây là nguyên nhân chủ yếu; 55% cho rằng nguyên nhân này có tác động nhưng không nhiều). Nguyên nhân tiếp theo là do tiện đường (27% cho rằng đây là nguyên nhân chủ yếu; 60% cho rằng đây là nguyên nhân có tác động) đến hành vi phạm luật an toàn giao thông. Một số ít sinh viên cho rằng họ có hành vi vi phạm luật an toàn giao thông là do ý thức tự giác chưa cao, do thói quen và do họ chưa nắm rõ về luật. Một điều đáng mừng đó là chỉ có 7% sinh viên thừa nhận rằng họ có hành vi vi phạm luật an toàn giao thông là do tâm lý muốn thể hiện cái tôi cá nhân, muốn khác biệt. Điều này là một trong những thuận lợi trong việc đề ra các hình thức tuyên truyền, giáo dục đề hạn chế hành vi vi phạm luật an toàn giao thông đường bộ ở sinh viên.

Như vậy, hầu hết sinh viên đều chịu tác động từ những nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó nhóm nguyên nhân chủ quan là tác động nhiều hơn đến hành vi vi phạm luật an toàn giao thông của sinh viên.

Kết quả thu được còn cho biết, nhận định của sinh viên về nguyên nhân làm cho họ hay có hành vi vi phạm luật an toàn giao thông là không có sự khác biệt ý nghĩa trên tất cả các phương diện.

Một phần của tài liệu hành vi tham gia giao thông của sinh viên một số trường đại học tại thành phố hồ chí minh (Trang 80)