Các nghiên cứu về hành vi ở Việt Nam

Một phần của tài liệu hành vi tham gia giao thông của sinh viên một số trường đại học tại thành phố hồ chí minh (Trang 29)

Ở Việt Nam, các tác giả như Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt, Nguyễn Khắc Viện, Phạm Minh Hạc, Vũ Dũng... cũng đã có nhiều đề cập đến “hành vi” trong các nghiên cứu và luận điểm của mình. Nhưng cơ bản nhất, khoa học Tâm lí tại Việt Nam chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi Tâm lí học mác xít Liên Xô – được công nhận như một “nền tâm lí học chân chính”. Vì thế, tiếp cận về hành vi trong các nghiên cứu tại Việt Nam chủ yếu là sự kế thừa từ tâm lý học mác-xít.

Trong số các nghiên cứu về hành vi ở Việt Nam, người nghiên cứu tập trung vào sản phẩm nghiên cứu của Ts.Vũ Gia Hiền. Ông đã đưa ra khái niệm như sau: tâm lý học xem con người là một chủ thể tích cực chứ không phải là một cá thể chỉ thích nghi thụ động với môi trường theo kiểu con vật. Hành vi của con người bao giờ cũng có mục tiêu, mục đích thông qua sự thúc đẩy của động cơ. Để thấy rõ quá trình tâm lý làm xuất hiện hành vi cá nhân hay nói cách khác xem xét nguồn gốc và nguyên nhân xuất hiện hành vi của con người chúng ta có thể khái quát bằng sơ đồ sau đây:

Nhu cầu tạo nên động cơ thúc đẩy hành vi. Hành vi bao giờ cũng hướng đến mục đích, mục đích là đối tượng của nhu cầu mà con người cần thỏa mãn, chiếm đoạt sử dụng, xác lập sở hữu hoặc giải pháp con người. Với sự phân tích trên, chúng ta thấy rằng sở dĩ hành vi xuất hiện là do có nhu cầu muốn đạt được mục đích nào đó, để đạt được mục đích nào đó con người phải tiến hành các hành động nối tiếp nhau một cách tương đối như hành động định hướng, hành vi thực hiện mục đích.

Như vậy, hành vi bao gồm một chuỗi hành động nối tiếp nhau một cách tương đối nhằm đạt được mục đích để thỏa mãn nhu cầu của con người. Tuy nhiên, trong thực tế không phải lúc nào con người cũng hiểu hết về hành vi của mình. Có những trường hợp sau khi hành vi xuất hiện chúng ta không thể hiểu tại sao chúng ta lại làm như vậy!

Một phần của tài liệu hành vi tham gia giao thông của sinh viên một số trường đại học tại thành phố hồ chí minh (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)