Phân phối thông qua quỹ phúc lợi:

Một phần của tài liệu Mục tiêu quản lý nhà nước về kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (Trang 71)

- Trong mở cửa đối ngoại, mở đầu là xây dựng các đặc khu kinh tế, các thành phố ven biển, sau đó dần dần mở cửa sâu vào nội địa, và đến nay mới hình thành cục diện mở cửa ra

3. Phân phối thông qua quỹ phúc lợi:

Như đã phân tích, cơ chế phân phối trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN chịu ảnh hưởng của 2 loại quy luật kinh tế. Xuất phát từ thực tế khách quan dưới CNXH tồn tại đan xen 2 hình thức sở hữu chủ yếu: Sở hữu công cộng và sở hữu tư nhân. Hai hình thức này vừa hỗ trợ nhau vừa mâu thuẫn với nhau, trong đó sở hữu công cộng đã được Đảng khẳng định là giữ vai trò chủ đạo. Nhằm thực hiện mục tiêu đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và đảm bảo công bằng xã hội, khắc phục những khiếm khuyết của cơ chế thị trường. Điều đó đòi hỏi tất yếu khách quan là phải tiến hành phân phối thông qua phúc lợi xã hội.

Ta biết rằng, phần giá trị thặng dư (m) không phải hoàn toàn là của chủ doanh nghiệp (kể cả các doanh nghiệp tư bản ngày nay). Mà trong đó có một phần trích lại để phân phối lại cho người lao động thông qua các phúc lợi xã hội. Thường thì phần lợi nhuận sau thuế được các doanh nghiệp trích một phần làm quỹ phúc lợi theo quy định thống nhất của Nhà nước.

Phân phối thông qua quỹ phúc lợi còn thể hiện ở chỗ điều tiết thu nhập. Đánh thuế thu nhập của những người có thu nhập cao hỗ trợ người nghèo. Đầu tư cơ sở hạ tầng để phát triển nông thôn, rút dần khoảng cách nông thôn, thành thị.

Đảng ta đã đề ra các giải pháp: Thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo thông qua những biện pháp cụ thể, sát với tình hình từng địa phương, sớm đạt mục tiêu không còn hộ đói, giảm mạnh hộ nghèo, tiếp tục tăng nguồn vốn xoá đói giảm nghèo, mở rộng các hình thức tín dụng, trợ giúp người nghèo sản xuất kinh doanh. Có chính sách trợ giá nông sản, phát triển việc làm và nghề phụ, nhằm tăng thu nhập của các hộ nông dân. Thực hiện các chính sách xã hội, bảo đảm an toàn cuộc sống mọi thành viên cộng đồng, bao gồm BHXH đối với người lao động thuộc các thành phần kinh tế, phải cứu trợ xã hội những người gặp rủi ro bất hạnh.

Tóm lại, phân phối thu nhập, tiền lương, tiền thưởng giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong tổng thể cơ chế quản lý kinh tế xã hội. Phân phối đúng sẽ tạo thành động lực, ngược lại sẽ là lực cản sự phát triển

của nền sản xuất xã hội. Do đó, trong cải cách tiền lương tới đây cần chú ý quán triệt hơn nữa quan điểm, đường lối cải cách tiền lương đã được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đề ra, từng bước tạo lập và phát triển thị trường sức lao động./.

Góp phần đổi mới tư duy về thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Ngày 21/12/2004. Cập nhật lúc 14h 0'

Qua gần 20 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, tư duy về kinh tế thị trường (KTTT) ở nước ta đã từng bước được hình thành và phát triển, phát huy hiệu quả trong hoạt động thực tiễn đời sống xã hội.

Trước đổi mới, Việt Nam đã áp dụng cơ chế kế hoạch hóa tập trung cao độ theo mô hình của Liên Xô và các nước Đông Âu. Trong mô hình này, sở hữu tư nhân và cá nhân bị coi nhẹ, lấy mục tiêu phát triển quan hệ sản xuất là chủ yếu; xây dựng nền kinh tế hầu như khép kín, không tham gia tích cực vào phân công lao động quốc tế, không coi trọng đúng mức vai trò của các ngành dịch vụ, không chú trọng phát triển quan hệ hàng hóa tiền tệ,và các yếu tố thị trường trong nền kinh tế. Trong thời kỳ đổi mới, quan điểm, nhận thức về KTTT đã được dần dần đổi mới, hoàn thiện qua các nhiệm kỳ đại hội Đảng.

Đại hội VI của Đảng đã khẳng định: quá trình chuyển từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn của nước ta là quá trình chuyển hóa nền kinh tế còn mang nhiều tính chất tự túc, tự cấp thành nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần; khẳng định sự cần thiết của quan hệ hàng hóa - tiền tệ dưới CNXH, coi tính kế hoạch là đặc trưng số một, sử dụng đúng đắn quan hệ hàng hóa - tiền tệ là đặc trưng thứ hai của cơ chế quản lý kinh tế mới.

Đại hội VII của Đảng tiến thêm một bước về nhận thức lý luận, xác định: ''Cơ chế vận hành nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa là cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách và các công cụ khác''.

Trên cơ sở tổng kết 10 năm đổi mới, tại Đại hội VIII Đảng ta đã khẳng định: sản xuất hàng hóa không đối lập với CNXH, mà là thành tựu phát triển của nền văn minh nhân loại, tồn tại khách quan; và chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng XHCN. Đến Đại hội IX, Đảng ta mới chính thức đưa ra khái niệm ''kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa'', khẳng định phát triển KTTT định hướng XHCN là đường lối chiến lược nhất quán, là mô hình kinh tế tổng quát trong suốt thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam. Đây là mô hình KTTT mới trong lịch sử phát triển, có những đặc điểm chung của KTTT hiện đại, vừa có những đặc điểm riêng phù hợp với những điều kiện đặc thù của Việt Nam.

Sự khẳng định của Nghị quyết Đại hội IX về xây dựng nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam là một bước phát triển về nhận thức lý luận so với quan niệm về ''nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trướng có sự quản lý của Nhà nước'' được nêu ra tại Đại hội VIII. Đặc trưng cơ bản thuộc về bản chất của nền KTTT định hướng XHCN dược thể hiện ở mục tiêu ''độc lập dân tộc gắn liền với CNXH”; xây dựng một đất nước dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Nền KTTT định hướng XHCN được cấu thành từ nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế cùng tồn tại trong thể thống nhất, trong đó công hữu ngày càng trở thành nền tảng vững chắc, tăng trưởng kinh tế gắn liền hữu cơ với đảm bảo công bằng và tiến bộ xã hội trong từng bước phát triển; lấy phân phối thu nhập theo hiệu quả kinh doanh và năng suất lao động là chính, đồng thời kết hợp với các hình thức phân phối thu nhập theo vốn, tài sản trí tuệ và phúc lợi xã hội. Xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

Trong nền KTTT định hướng XHCN, Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc giữ vững định hướng phát triển, tạo các tiền đề để xây dựng, phát triển các loại hình thị trường, thúc đẩy quá trình CNH, HĐH đất

nước, thực hiện chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

Hiện nay, nước ta đang ở giai đoạn đầu của quá trình xây dựng nền KTTT định hướng XHCN, nên Nhà nước phải ngày càng thoát ly khỏi các hoạt động kinh doanh, nhưng vai trò kinh tế của nhà nước ngày càng quan trọng trong việc đảm bảo cho nền kinh tế phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững. Nhà nước không chỉ có vai trò làm cho thị trường hoạt động hiệu quả, mà còn phải sử dụng KTTT phục vụ cho mục tiêu của CNXH. Điều này đòi hỏi Nhà nước phải làm tốt chức năng quản lý nền kinh tế, thể hiện qua các nội dung sau:

Một phần của tài liệu Mục tiêu quản lý nhà nước về kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (Trang 71)