Từ chế độ công hữu đơn nhất chuyển sang chế độ kinh tế lấy công hữu làm chủ thể, kinh tế nhiều loại sở hữu cùng phát triển.

Một phần của tài liệu Mục tiêu quản lý nhà nước về kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (Trang 45)

I. NHỮNG BIẾN ĐỔI LỊCH SỬ LỚN LAO

1Từ chế độ công hữu đơn nhất chuyển sang chế độ kinh tế lấy công hữu làm chủ thể, kinh tế nhiều loại sở hữu cùng phát triển.

thể, kinh tế nhiều loại sở hữu cùng phát triển.

Trước cải cách, kinh tế Trung Quốc gần như hoàn toàn thuộc sở hữu công cộng, chiếm tới 99,1% tổng sản phẩm trong nước vào năm 1978. Cùng với tiến trình cải cách, nhận thức về kinh tế công hữu ngày càng có sự thay đổi sâu sắc, đã tiến tới khẳng định rằng nguồn vốn trong chế độ công hữu không chỉ thể hiện ở số lượng mà còn ở chất lượng, và quan trọng hơn nữa, ở vai trò khống chế của Nhà nước, ở vai trò chủ đạo của kinh tế công hữu. Với chủ trương nhiều loại hình kinh tế cùng phát triển, không chỉ có các doanh nghiệp cá thể, tư nhân, mà còn có cả các doanh nghiệp "3 loại vốn", các doanh nghiệp theo chế độ sở hữu hỗn hợp như chế độ cổ phần và chế độ hợp tác cổ phần

Kinh tế cá thể và kinh tế tư nhân được khuyến khích phát triển, nên đến cuối năm 1979, số hộ đăng ký kinh doanh là 29,47 triệu, với 67,91 triệu lao động. Sự lớn mạnh của các loại hình kinh tế này ngày càng có tác dụng tích cực rõ trong việc đáp ứng đòi hỏi về đời sống cho nhân dân, làm cho đời sống kinh tế xã hội của cả nước thêm sôi động, từ chỗ được coi là sự "bổ sung" cho kinh tế công hữu, nay các loại hình kinh tế này đã được Quốc hội Trung Quốc dự kiến đưa vào Hiến pháp sửa đổi, quy định đó “là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường XHCN” được Nhà nước bảo hộ quyền lợi và lợi ích hợp pháp. Điều đó cho phép các loại hình kinh tế phi công hữu này sẽ còn phát huy được tiềm nàng to lớn của mình trong phát triển kinh tế.

Các doanh nghiệp ba loại vốn" ở Trung Quốc đã phát triển rất nhanh. Đến cuối năm 1997, đã có tới 236 ngàn xí nghiệp loại này với số vốn nước ngoài lên tới 30,3 tỷ USD. Điều này không những bổ sung cho nguồn vốn còn thiếu của Trung Quốc, mà quan trọng hơn, còn đưa vào đất nước những thứ quý giá hơn, đó là những quan niệm mới và kinh nghiệm quản lý mới.

Chế độ cổ phần và hợp tác cổ phần trước đây bị coi là những sản phẩm của CNTB, nay đã được cho phép hình thành và đưa vào nề nếp. Đến cuối năm 1997, trong cả nước đã có 680 ngàn doanh nghiệp thí điểm thực hiện chế độ này với số vốn đăng ký là 1730,2 tỷ NDT.

Với chủ trương đa dạng hoá các loại hình kinh tế như trên, đến cuối năm 1997, tỷ trọng của các loại hình kinh tế phi công hữu trong tổng sản phẩm trong nước đã từ 0,9% vào năm 1978 tăng lên 24,20% còn mức giảm tương ứng của kinh tế công hữu thời gian trên đã từ 99,1% xuống 75,8%. Tuy nhiên, vai trò chủ thể của kinh tế công hữu không vì thế mà giảm đi. Được thực hiện tách rời quyền kinh doanh (của doanh nghiệp) và quyền sở hữu của Nhà nước), được chuyển từ phương thức quản lý trực tiếp sang phương thức điều tiết gián tiếp, từng bước áp dụng chế độ xí nghiệp hiện đại, chịu sự dẫn dắt của thị trường, đặc biệt được hoạt động trong các ngành nghề quan trọng, huyết mạch của nền kinh tế, khu vực kinh tế công hữu tuy hiện nay còn nhiều khó khăn, nhưng vai trò chủ thể chắc chắn sẽ được củng cố. Về mặt bảo vệ an ninh đất nước, thoả mãn nhu cầu công ích của nhân dân, bảo đảm hài hoà trong phát triển, kinh tế Nhà nước có một vai trò mà kinh tế phi Nhà nước không thể thay thế. Chủ trương lấy kinh tế công hữu làm chủ thể, nhiều loại sở hữu cùng) tồn phát triển là một chủ trương phù hợp với tình hình đất nước, mang lại lợi ích to lớn, do đó sẽ được Trung Quốc duy trì lâu đài

1.2. Bước đầu hình thành bộ khung của thể chế kinh tế thị trường XHCN, chức năng điều tiết của thị trường tăng lên mạnh mẽ: điều tiết của thị trường tăng lên mạnh mẽ:

Trung Quốc đã thực hiện các biện pháp từ thấp đến cao nhằm chuyển dần vai trò điều tiết trực tiếp của kế hoạch sang điều tiết gián tiếp thông qua thị trường. Trước hết, đã thu hẹp các mặt hàng sản xuất theo kế hoạch và do Nhà nước định giá, giảm kế hoạch pháp lệnh, xoá bỏ sự hạn chế kinh doanh của doanh nghiệp, mở rộng quyền tự mua bán sản phẩm. Đã cải cách chế độ bán buôn bán lẻ trong thương nghiệp, cho phép kinh tế phi quốc hữu được tham gia buôn bán, lập ra các chợ bán buôn và các trung tâm mậu dịch, hình thành dần thị trường hàng hoá, nối liền thành thị với nông thôn. Cho đến nay, ở Trung Quốc có chừng 95% hàng tiêu dùng và 80% hàng đầu tư là do quan hệ cung cầu trên thị trường định giá. Hai là đã xây đựng và phát triển thị trường vốn bằng việc hoàn thiện thị trường tín dụng, khôi phục và đẩy mạnh việc hình thành thì trường cổ phiếu, quốc trái bị ngừng hoạt động đã nhiều năm. Cho đến cuối năm 1998, đã có 745 công ty được đăng ký hoạt động trên hai thị trường chứng khoán Thượng Hải và Thâm Quyến, tổng giá trị của cố phiếu bán cho nhân dân Trung Quốc - đã tương đương với 22,59% tổng sản phẩm trong nước. Ba là, thị trường lao động được hình thành qua việc cho phép người lao động nông thôn được di chuyển vào thành phố tìm việc và mở ra các loại cơ sở giới thiệu làm. Ngoài ra, các thị trường khoa học kỹ thuật, thông tin, văn hoá v.v... cũng phát triển không ngừng

1.3. Việc cải cách thể chế phân phối đã bước đầu đi theo hướng lấy phân phối theo lao động làm chủ thể, nhiều hình thức phân phối cùng tồn tại. lao động làm chủ thể, nhiều hình thức phân phối cùng tồn tại.

Điều này thể hiện trước hết trong việc gắn thu nhập với kết quả sản xuất của người lao động. ở nông thôn, chế độ trách nhiệm khoán đến hộ giạ đình đã xoá bỏ cách làm ăn cũ “làm việc chỉ gào to, phân phối thì đàn đều”; nay người nông dân làm được nhiều thì hưởng nhiều, làm ít hưởng ít. ở thành phố, các xí nghiệp đã có quyền tự chủ trong việc sử đụng công nhân và quyền phân phối lợi ích; việc tuyển dụng công nhân và trả lương cho họ là căn cứ vào kết quả kinh doanh chứ không phải do cấp trên quy định như trong thể chế cũ. Thực hiện chế độ phân phối theo lao động là việc làm đụng chạm đến lợi ích của nhiều người nhiều tầng lớp, vì vậy là một quá trình rất khó khăn và lâu dài, song điều quan trọng là về cơ bản thể chế phân phối bình quân kiểu cũ đã bị xoá bỏ, nhường chỗ cho một thể chế phân phối mới, có tác dụng kích thích nhiệt tình sản xuất của người lao động hơn. Mặt khác, đã cho phép và khuyến khích một số người giầu lên trước nhờ lao động và kinh doanh lành mạnh hợp pháp. Trước đây ở Trung Quốc mọi người có mức sống sàn sàn nhau vì cùng được "ăn cơm bằng bát sắt". Sau khi thực hiện thể chế mới, nhiều người đã mạnh dạn làm giầu và có thu nhập vượt trội hẳn lên. Số “bách vạn phú ông" (triệu phú) lên đến con số hàng triệu người. Số tỷ phú cũng có hàng ngàn. Dưới tiền đề lấy phân phối theo lao động làm chính, việc phân phối theo các yếu tố sản xuất như tiền vốn, kỹ thuật cũng tăng lên

1.4. Cải cách thể chế kinh tế ớ nông thôn thu được thành tựu to lớn.

Nông thôn là nơi tiến hành cải cách thể chế kinh tế trước tiên thông qua việc thực hiện chế độ trách nhiệm khoán sản lượng đến hộ gia đình. Chế độ này đã giải phóng người nông dân ra khỏi sự trói buộc của chế độ công hữu hoá cưỡng bức không hợp quy luật, không hợp lòng dân trước đây. Người lao động ở nông thôn đã được tự chủ trong sản xuất, được hưởng phần lớn của cải mà họ làm ra, do đó việc thí điểm và mở rộng chế độ khoán sản lượng đến hộ được nông dân hoan nghênh, đã huy động được lòng nhiệt tình và tính tích cực sản xuất của họ, và trở thành sự bảo đảm về mặt thể chế cho sù phát triển ổn định của nông nghiệp Trung Quốc trong 20 năm qua. Để thay thế cho chế độ công xã nhân dân, và để củng cố sự phát triển của nông nghiệp, Trung Quốc đã chú trọng đến các khâu dịch vụ trước, trong và sau sản xuất, quyết định lập ra mạng lưới phục vụ xã hội hoá ở nông thôn với chủ thể là các hợp tác xã cung tiêu, tích cực cung cấp cho nông dân các dịch vụ tổng hợp về thông tin, vật tư, kỹ thuật. chế biến, sửa chữa máy móc,v.v....

1.5. Tích cực đẩy mạnh cải cách xí nghiệp Nhà nước, xác định mục tiêu cho cuộc cải cách cách

Xí nghiệp Nhà nước là trụ cột của hệ thống công nghiệp nói riêng và của nền kinh tế quốc dân Trung Quốc nói chung. Theo thống kế mới đây số xí nghiệp Nhà nước chiếm 1 7% tổng số xí nghiệp công nghiệp hạch toán độc lập nhưng chiếm 59,9% tổng giá trị tài sản, 46,25% thu

nhập kinh doanh, chiếm 49,6% giá trị gia tăng của công nghiệp, 46,9% thuế lợi tức và đóng góp 60% ngân sách Nhà nước. Điều đó cho thấy tuy tỷ lệ của kinh tế Nhà nước có giảm đi, nhưng vẫn là lực lượng chủ chốt, hoạt động trong các ngành huyết mạch của nền kinh tế quốc dân. Vì vậy đẩy mạnh cải cách xí nghiệp Nhà nước là việc không thể không làm. Sau khi đã trải qua các biện pháp cải cách như nới quyền nhượng lợi, thuế thay lợi nhuận, khoán kinh doanh, cuối cùng Trung Quốc đã xác định mức tiêu của việc cải cách xí nghiệp Nhà nước là chế độ xí nghiệp hiện đại. Đại hội XV ĐCS Trung Quốc đã khẳng định lại nguyên tắc "quyền sản xuất rõ ràng, quyền lợi và trách nhiệm phân minh, tách chính quyền với xí nghiệp, quản lý khoa học", thực hiện cải cách chế độ ông ty với các xí nghiệp lớn và vừa, khiến chúng trở thành những thực thể pháp nhân và chủ thể cạnh tranh “tự chủ kinh doanh, tự chịu lỗ lãi, tự hạn chế, tự phát triển", thực hiện “nắm lớn buông nhỏ" cải tổ mang tính chiến lược đối với xí nghiệp Nhà nước qua việc quản lý chặt chẽ các xí nghiệp lớn, còn các xí nghiệp nhỏ thì cho phát mại. cho thuê hoặc sắp nhập... để tăng cường sức sống cho các xí nghiệp đó

1.6. Cố gắng thực hiện cải cách thể chế đầu tư.

Trải qua nhiều năm thử nghiệm, hiện nay ở Trung Quốc đã hình thành về cơ bản việc đa dạng hoá các hình thức đầu tư. Trước hết, đã chuyển từ chế độ cấp phát tài chính, sử đụng không phải hoàn trả sang chế độ cấp tín đụng, buộc các xí nghiệp phải tự ràng buộc mình, không đầu tư bừa bãi; hai là đẩy mạnh thực hiện chế độ gọi thầu đấu thầu các hạng mục xây dựng, xây dựng chế độ bình giá các hạng mục; ba là xác định các xí nghiệp là các chủ thể đầu tư trong nền kinh tế thị trường chứ không phải là các cơ quan chức năng hay cơ quan lãnh đạo; bốn là, thông qua phát triển thị trường chứng khoán, thu hút rộng rãi đầu tư trực tiếp trong nước và nước ngoài v.v... Thông qua các biện pháp này, trong lĩnh vực đầu tư đã xuất hiện nhiều loại chủ thể đầu tư bao gồm Nhà nước, xí nghiệp, cá nhân và các nhà đầu tư nước ngoài; kênh đầu tư cũng phong phú đa dạng, từ đầu tư gián tiếp đến trực tiếp, các luồng vốn trong nước và ngoài nước đổ vào ngày càng tăng.

Một phần của tài liệu Mục tiêu quản lý nhà nước về kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (Trang 45)