I. NHỮNG BIẾN ĐỔI LỊCH SỬ LỚN LAO
3. 1 Kinh tế' tăng trưởng với tốc độ cao, tiềm lực kinh tế nâng cao nhanh chóng Từ năm 1979 đến năm 1997, giá trị tổng sản phẩm trong nước của Trung Quốc đã tăng vọt từ 362,4 tỷ
1979 đến năm 1997, giá trị tổng sản phẩm trong nước của Trung Quốc đã tăng vọt từ 362,4 tỷ NDT lên 7477,2 tỷ, tính theo giá so sánh bình quân mỗi năm tăng 9,8%, ngay từ năm 1995 đã đạt mức tiêu tăng gấp 4 lần vốn định ra cho năm 2000. Đến năm 1997, Trung Quốc đã xếp thứ 7
trên thế giới về mặt tổng lượng kinh tế. Cũng thời kỳ này, giá trị sản phẩm trong nước tính theo đầu người đã tăng từ 379 NDT lên 6079 NDT, trừ nhân tố giá cả, bình quân mỗi năm tăng thực tế 8,4%. Năm 1998 - một năm rất không bình thường đối với Trung Quốc do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế châu á và nạn lụt lớn - nhịp độ tăng trưởng kinh tế tuy có chậm lại đôi chút, song vẫn đạt mức nhanh nhất thế giới, là 7,8%, tổng sản phẩm trong nước đạt 7955,3 NDT
Giá trị và chỉ số tổng sản phẩm quốc dân của Trung Quốc một số năm gần đây
Năm Giá trị tuyệt đối (Tỷ NDT) Bình quân đầu người (NDT/người) Chỉ số chung (năm 1 978 = 100) Chỉ số bình quân đầu người 1 978 1985 1 990 1991 1 992 1 993 1 994 1 995 1 996 1997 362,41 898,91 1859,84 2166,25 2665,19 3456,05 4667,00 5749,49 6685,05 7345,25 397 853 1634 1879 2287 2939 3923 4854 5576 6079 1 00 193,5 283,0 308,8 352,2 398,4 448,7 489,1 536,8 1 00 175,5 237,3 255,6 288,4 323,6 360,4 394,0 427,1 459,6
Nguồn tư liệu: Cục thống kê quốc gia (Trung Quốc 20 năm thành tựu huy hoàng. NXB Thống kê Trung Quốc 1998.
Khi phân tích sự phát triển kinh tế của Trung Quốc trong gần 2 thập kỷ cải cách có học giả đã nhận xét rằng, tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước của Trung Quốc bình quân mỗi năm 9,8%, tương đương với tốc độ tăng trưởng của 4 ”con rồng châu á" thời kỳ phát triển nhanh nhất. Đặc biệt là 5 tỉnh ven biển gồm Quảng Đông, Phúc Kiến, Sơn Đông, Chiết Giang, Giang Tô, với diện tích gấp 5 và dân số gấp 4 lần so với các “con rồng Châu Á" gộp lại, đã có tốc độ tăng trưởng cao tới 12%, vượt các "con rồng" này trong thời điểm có tốc độ cao nhất, vượt xa nhịp độ tăng trưởng bình quân 3% của thế giới, do đó đã làm nên sự kỳ diệu chưa từng có trong lích sử phát triển kinh tế
Với nhịp độ tăng trưởng nhanh như vậy, tiềm lực kinh tế - tính theo giá trị tổng sản phẩm trong nước - thời kỳ 1978 - 1997 đã mở rộng gần 20 lần. Nếu tính theo tỷ giá hốt đoái bình quân của đồng Nhân dân tệ Trung Quốc so với đồng đôla Mỹ năm 1997, thì giá trị tổng sản phẩm trong nước của Trung Quốc là 902 tỷ USD, đứng sau Mỹ (7819,3 tỷ USD), Nhật Bản (4223,4 tỷ USD), Đức (2115,4 tỷ USD), Pháp (1393,8 tỷ USD), Anh (1278,4 tỷ USD) và Italia (1146,2 tỷ USD) có nghĩa là đứng thứ 7 trên thế giới.
Về mặt tổng lượng kinh tế, Trung Quốc đã thu hẹp được khoảng cách với các nước phát triển chủ yếu trên thế giới. Nhiều loại sản phẩm công nông nghiệp quan trọng, Trung Quốc đứng hàng đầu về sản lượng. Hai mươi năm qua, ngoài hai mặt hàng là than và vải, Trung Quốc luôn luôn đứng đầu thế giới về sản lượng, còn có 8 mặt hàng khác đứng từ hàng thứ 2 đến thứ 16 đã vươn lên hàng đầu, đó là ngũ cốc, bông, hạt có đầu, thịt lợn - bò - cừu, thép, quần áo, xi măng, máy truyền hình; sản lượng điện từ thứ 7 và sản lượng phân hoá học từ thứ 4 đã nâng lên hàng thứ 2; sản lượng than nguyên khai từ hàng thứ 8 đã lên được hàng thứ 5 trên thế giới.
Nông nghiệp, lĩnh vực sản xuất quan trọng của nền kinh tế quốc dân Trung Quốc 20 năm qua phát triển nhanh chóng và ổn định. Năm 1997, sản lượng lương thực đạt mức kỷ lục 494,17 triệu tấn, so với 304 triệu tấn của năm 1978 đã tăng hơn 1,5 lần. Năm 1998, đã bị thiên tai nặng nề, sản lượng một số sản phẩm có giảm sút, song lương thực cũng đạt trên 490 triệu tấn, bông đạt 4,4 triệu tấn, cây có đầu 22,92 triệu tấn, thịt đạt 43,55 triệu tấn, thuỷ sản đạt 38,54 triệu tấn.
Bộ mặt kinh tế ở nông thôn Trung Quốc thay đổi rất nhanh chóng nhờ sự vươn lên mạnh mẽ của đội ngũ các xí nghiệp hương trấn. Từ các xí nghiệp xã đội hình thành từ đầu những năm 50, hoạt động trong ngành chế tạo và sửa chữa máy móc nông nghiệp, ngành chế biến mỳ, dầu ăn, ngành vật liệu xây dựng ... theo phương thức tự cung tự cấp ở nông thôn và được khuyến khích phát triển, ngày nay các xí nghiệp hương trấn của Trung Quốc đã thành một trụ cột lớn của nền kinh tế quốc dân. Ngay từ năm 1996, các xí nghiệp hương trấn đã thu hút được khoảng 130 triệu lao động, giá trị tăng thêm trong năm là 1.700 tỷ NDT chiếm 57% giá trị tăng thêm của nông nghiệp và 62% giá trị tăng thêm của công nghiệp cả nước, sản xuất ra 20% giá trị tổng sản phẩm trong nước.
Sản xuất công nghiệp cũng tăng trưởng với nhịp độ cao, giá trị sản phẩm công nghiệp năm 1997 tăng 14 lần so với năm 1978, bình quân mỗi năm tăng 14,9%. Năm 1997, giá trị tăng thêm cả năm của các xí nghiệp công nghiệp (gồm toàn bộ xí nghiệp xí nghiệp Nhà nước và các xí nghiệp công nghiệp phi Nhà nước có thu nhập từ tiêu thụ sản phẩm trong năm từ 5 triệu NDT trở lên) đạt 2004, 6 tỷ NDT, tăng hơn năm nước 8,8%. Sự phát triển của công nghiệp Trung Quốc luôn luôn cao hơn các ngành khác, trở thành nhân tố chủ đạo giúp cho sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân. Kết cấu công nghiệp không ngừng được hoàn thiện, các ngành có kỹ thuật
cao như điện tử, thông tin v.v... phát triển nhanh chóng. Hiện nay, có khoảng 20% trang thiết bị công nghiệp của Trung Quốc đạt trình độ kỹ thuật tiên tiến của thế giới vào cuối những năm 80, đầu những năm 90; 50% đạt trình độ kỹ thuật tiên tiến của thế giới đầu những năm 80, còn 30% đạt trình độ của thế giới cuối những năm 70 trở về trước
3.2. Thị trường phồn vinh, quan hệ cung cầu về cơ bản đã thay đổi từ thị trường phía bán sang thị trường phía mua. Trước cải cách, Trung Quốc có một nền kinh tế thiếu hụt điển hình, sang thị trường phía mua. Trước cải cách, Trung Quốc có một nền kinh tế thiếu hụt điển hình, người dân phải dựa vào việc cung cấp theo tem phiếu, tranh nhau xếp hàng mua thực phẩm, hàng tiêu đùng sau 20 năm cải cách - mở cửa, sự thay đổi mà người dân cảm thấy sâu sắc nhất là, đồng thời với việc nâng cao nhanh chóng mức tiêu dùng, sự thiếu thốn đã biến mất, thị trường phồn vinh, đã dần dần hình thành thị trường phía mua một cách phổ biến. Trung Quốc đã xây đựng được hệ thống dự trữ lương thực hoàn hảo. Trên các chợ, thực phẩm phong phú, chủng loại đa dạng, cung cấp đầy đủ cho nhu cầu đời sống vật chất của nhân dân.Theo thông báo của những ngành có liên quan về tình trạng cung cầu trong nước, thì trong nửa đầu năm 1998, trong số 601 loại hàng hoá chủ yếu, có 446 loại cân bằng cung cầu, chiếm 74.2%, có 115 loại vượt cầu, chiếm 25,8%; không còn hàng hoá cung không kịp cầu nữa. Hiện nay, Trung Quốc đang phải hạn chế sản xuất một số mặt hàng do cung vượt cầu, như máy điều hoà nhiệt độ, lò vi sóng, xe đạp...
3.3. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt và nhanh chóng. Các văn kiện, tài liệu và công trình nghiên cứu của Trung Quốc đều khẳng định, 20 năm cải cách mở cửa là 20 năm nhân công trình nghiên cứu của Trung Quốc đều khẳng định, 20 năm cải cách mở cửa là 20 năm nhân dân Trung Quốc được hưởng nhiều lợi ích thực tế nhất, mức sống nâng cao nhanh nhất. Trước đây thu nhập của cư dân Trung Quốc tăng chậm kéo dài, thậm chí đình trệ. Tình trạng đó đã thay đổi về cơ bản sau 20 năm. Do kinh tế phát triển với tốc độ cao, chính sách về sinh đẻ có kế hoạch được thực hiện chặt chẽ nhằm hạn chế mức tăng dân, giá trị tổng sản phẩm trong nước tính theo đầu người đã tăng nhanh chóng, từ 379 NDT vào năm 1979, năm 1997 tăng thành 6079 NDT, trừ bỏ nhân tố giá cả thì thực tế đã tăng 3,22 lần với mức tăng bình quân 7,9%/năm. Thu nhập ròng bình quân đầu người của các gia đình nông dân trong thời kỳ 1978 - 1997 đã tăng từ 133,6 NDT lên 2090 NDT, mức tăng thực tế là 3,37 lần, trong năm 1998 đạt 2160 NDT thực tế tăng 5,8%. Thu nhập có thể chi phối của cư dân thành phố thời kỳ 1978 - 1997 tăng từ 343,4 NDT lên 5160,3 NDT, mức tăng thực tế là 2,12 lần, bình quân mỗi năm tăng 6,2%; năm 1998 đạt 5425 NDT, thực tế tăng 4,3%. Mức tiêu dùng của nhân dân đã tăng lên. Từ năm 1978, mức tiêu dùng mới đạt 184 NDT, năm 1995 tăng lên 2311 NDT, năm 1998 lại tăng thành 2936 NDT. Tại Trung Quốc mặc dù hàng hoá đã thừa, song số dư tiết kiệm của nhân dần vẫn tăng lên nhanh chóng, từ 21,06 tỷ NDT vào năm 1978, tăng lên tới 4.627,98 tỷ NDT vào năm 1997. Hiện nay thu nhập lợi tức của cư dân đạt trên 200 tỷ NDT; ngoài ra còn có hơn 40 tỷ USD tiết kiệm, hơn 400 tỷ NDT trái phiếu, hơn 250 tỷ NDT cổ phiếu.
Mức sống của người Trung Quốc hiện nay đã có chuyển biến lớn từ chỗ đủ về lượng sang nâng cao về chất. Cái ăn đã giảm đồ thô, tăng đồ tinh, bớt chất bột tăng thịt cá. Đồ dùng cũng chuyển sang dùng hàng cao cấp, đặc biệt ở thành thị, như máy điều hoà không khí, lò vi sóng, nội thất gia đình, máy tính và bắt đầu chuyển sang xe hơi, căn hộ sang trọng ở nông thôn, ti vi màu, điện thoại, tủ lạnh... không còn xa lạ với người tiêu dùng