- Trong mở cửa đối ngoại, mở đầu là xây dựng các đặc khu kinh tế, các thành phố ven biển, sau đó dần dần mở cửa sâu vào nội địa, và đến nay mới hình thành cục diện mở cửa ra
1. Phân phối theo kết quả lao động và phân phối theo lao động:
Phân phối theo lao động tức là dùng thước đo số lượng, chất lượng lao động để đo mức độ cống hiến và hưởng thụ của người lao động.
Còn phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là phân phối dựa trên mức độ đạt được của lao động về chất lượng và năng suất lao động, hoặc dựa vào hiệu quả kinh tế, tức là lợi ích kinh tế đưa lại so với chi phí bỏ ra. Trong hiệu quả kinh tế có hiệu quả lao động. Hiệu quả lao động là so sánh giữa kết quả đạt được và khả năng của bản thân người lao động.
Như vậy, nếu xét về bản chất thì phân phối theo kết quả lao động thuộc phạm trù phân phối theo lao động. Tuy nhiên, mức độ phạm vi có khác nhau:
Trước hết phân phối theo lao động, theo quan niệm cũ, chịu sự chi phối hoàn toàn của quy luật kinh tế dưới CNXH. Tức là, sản xuất theo kế hoạch tập trung, theo mệnh lệnh, dù rằng sản phẩm có thể không được tiêu thụ. Hệ quả là lao động không được xã hội thừa nhận, sản xuất kém hiệu quả, dẫn đến triệt tiêu cạnh tranh và do đó kìm hãm sản xuất phát
Công ty truyền tải điện I tổ chwcs lễ khánh thành trạm cắt 220V Nho Quan - Ninh Bình
triển.
Thứ đến, quy luật phân phối theo lao động dưới CNXH cho rằng, thước đo mức độ cống hiến và hưởng thụ của người lao động là số lượng, chất lượng lao động dần mất đi, nhường chỗ cho nhu cầu của người lao động (giai đoạn chủ nghĩa Cộng sản). Hình thức sản phẩm mà người lao động nhận được từ xã hội Chủ yếu là hình thức sản phẩm vật chất còn dưới hình thái giá trị sẽ thu hẹp dần. Hơn nữa, dưới CNXH không có mâu thuẫn về lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Ngược lại, phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế chịu ảnh hưởng của quy luật giá trị tức là phải trao đổi ngang giá. Lao động chỉ được trả công khi được xã hội thừa nhận (tức là sản phẩm được xã hội thừa nhận). Nếu sản xuất có hiệu quả thì phát triển, sản xuất kém phải đóng cửa. Điều đó đã đẩy mạnh cạnh tranh, tạo động lực của sự phát triển.
Vấn đề đặt ra là phải đánh giá được hiệu quả lao động. Trong cải cách tiền lương tới đây, rất cần thiết phải mở rộng hơn nữa quyền tự chủ của các chủ doanh nghiệp trong phân phối thu nhập. Bảo đảm nguyên tắc người làm nhiều (năng suất cao, chất lượng và hiệu quả tốt) được hưởng nhiều, người làm ít hưởng ít…
Có ý kiến cho rằng, khi chuyển sang nền kinh tế thị trường thì đương nhiên người lao động được nhận khoản thu nhập tương đương giá cả sức lao động của mình thông qua thoả thuận với chủ doanh nghiệp. Còn kết quả lao động hay hiệu quả kinh tế là do hoạt động của nhà quản lý mà không liên quan tới người lao động. Tức là, thu nhập của người lao động không phụ thuộc vào kết quả lao động, mà phụ thuộc vào thoả thuận 2 bên. Chúng tôi cho rằng điều đó đúng nhưng không đủ. Đúng vì nó gắn với kinh tế thị trường, nhưng chưa đầy đủ ở chỗ chưa gắn thu nhập với tinh thần trách nhiệm của người lao động. Mặt khác, về phương diện quản lý, người sử dụng lao động trước khi tiến hành sản xuất kinh doanh họ cũng đã phải tính toán vấn đề sử dụng lao động với kết quả mà người lao động tạo ra. Thực tế hiện nay ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, các nhà quản lý cũng đã tiến dần đến việc trả lương theo công việc và hiệu quả công việc.