Phân phối theo mức độ đóng góp các nguồn lực:

Một phần của tài liệu Mục tiêu quản lý nhà nước về kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (Trang 70)

- Trong mở cửa đối ngoại, mở đầu là xây dựng các đặc khu kinh tế, các thành phố ven biển, sau đó dần dần mở cửa sâu vào nội địa, và đến nay mới hình thành cục diện mở cửa ra

2. Phân phối theo mức độ đóng góp các nguồn lực:

Đây là vấn đề có tính nguyên tắc trong nền kinh tế thị trường. Muốn có thu nhập thì phải bán các yếu tố sản xuất thuộc quyền sở hữu của mình như vốn, lao động, đất đai, công nghệ, kỹ thuật…Vận dụng vào điều kiện Việt Nam, Đảng ta chủ trương thúc đẩy sự hình thành, phát triển và từng bước hoàn thiện các loại thị trường theo định hướng XHCN, đặc biệt quan tâm các thị trường quan trọng nhưng hiện chưa có, hoặc còn sơ khai như thị trường lao động, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, thị trường khoa học và công nghệ… nhằm hình thành và phát triển thị trường các yếu tố sản xuất.

Như vậy, mọi nguồn lực đóng góp vào sản xuất phải được hưởng phần lợi ích tương xứng với hiệu quả mà nó mang lại. Đây chính là “quyền sở

hữu được thực hiện về mặt kinh tế” theo cách nói của các nhà kinh điển. Đất đai, tài nguyên thuộc sở hữu toàn dân. Do đó, lợi ích do nó mang lại tất yếu phải thuộc về Nhà nước. Vì thế, cần có biện pháp để tính đúng, tính đủ các nguồn lực này. Chống mọi biểu hiện coi đây như là lợi ích mà tập thể người lao động tại các công ty có vốn đầu tư nước ngoài đương nhiên được hưởng thụ.

Khi phân phối theo nguồn lực đóng góp thì mọi thành viên đều tham gia quản lý. Nhờ đó, hiệu quả quản lý sẽ cao hơn, người ta sẽ tìm cách để doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. Có thể nói, đây là chìa khoá quan trọng thúc đẩy sản xuất, nhất là trong các lĩnh vực độc quyền. Chúng tôi cho rằng, cần đẩy mạnh tiến trình cổ phần hoá, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, không cầu toàn.

Một phần của tài liệu Mục tiêu quản lý nhà nước về kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (Trang 70)