quyền và cán bộ-công chức
Nhà nước giữ vai trò quan trọng trong việc kết hợp giữa tăng trưởng kinh
tế và công bằng xã hội. Tăng trưởng kinh tế tự nó không đem lại công bằng xã hội, ngược lại, nếu không thực hiện công bằng xã hội thì tăng trưởng sẽ không bền vững, xã hội sẽ mất ổn định. Vì vậy, nâng cao trách nhiệm, hiệu quả quản lý của các cơ quan công quyền và đội ngũ cán bộ-công chức là cần thiết cho phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm công bằng xã hội.
Trước hết, cần đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin để giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức và công dân tại bộ phận một cửa liên thông từ Thị xã đến các xã, phường nhằm phục vụ nhân dân ngày một tốt hơn. Tiến tới thực hiện chính phủ điện tử trong mọi giao dịch giữa cơ quan với cơ quan; giữa cơ quan với doanh nghiệp; giữa cơ quan với nhân dân và trong nội bộ đơn vị,
cơ quan, trường học nhằm giảm các chi phí không cần thiết cho xã hội (chi phí mòn giầy) và thực hiện công bằng xã hội.
Các cơ quan nhà nước phải nâng cao hiệu quả quản lý của mình trên cơ sở đảm bảo sự minh bạch, công khai và trách nhiệm giải trình trước nhân dân đối với mọi hoạt động, nhất là các dự án đầu tư công. Đồng thời, phải có cơ chế bảo đảm cho người dân được tham gia sâu và rộng nhằm ngăn ngừa những quyết định, những chính sách phục vụ các nhóm lợi ích, đi ngược lại lợi ích chung của đất nước, của địa phương và của đông đảo nhân dân.
Muốn xây dựng chính quyền vững mạnh, cần phải xây dựng một đội ngũ “quan chức” thật sự giỏi, tận tâm, thanh liêm với một chế độ lương bổng phù hợp để quá trình đề ra các chính sách và thực thi các chính sách có hiệu quả. Kinh nghiệm cho thấy ở các nước như Singapore, Nhật bản, Hàn quốc…phát triển nhanh một phần nhờ vào đội ngũ công chức có năng lực thật sự, tận tâm và thanh liêm. Nếu không có một đội ngũ cán bộ giỏi và tốt thì mọi giải pháp dù hay cách mấy chỉ là tờ giấy lộn mà thôi. Trong bối cảnh thế giới đầy biến động như hiện nay, một nhà nước quản lý tốt với một đội ngũ cán bộ giỏi và thanh liêm là hết sức cần thiết.
Để có đội ngũ công chức đủ trình độ, trước hết đòi hỏi công tác tuyển dụng phải chuyên nghiệp, tổ chức thi tuyển công khai và công bằng. Đồng thời, phải kèm theo các chế độ sử dụng, lương-thưởng, thăng tiến, đãi ngộ, sát hạch và kể cả đào thải thích hợp.
Tóm tắt chương 3
Trong chương 3, luận văn đã trình bày những quan điểm và định hướng
của Đảng Cộng sản Việt Nam về kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội; định hướng và mục tiêu của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và thị xã Bà Rịa về tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội giai đoạn 2010 – 2020; trình bày những giải pháp cơ bản nhằm kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội tại thị xã Bà Rịa trong giai đoạn 2010 - 2020, đó là:
- Duy trì tốc độ tăng trưởng cao đồng thời nâng cao chất lượng tăng trưởng. Chú trọng việc đẩy mạnh thu hút đầu tư, nâng cao năng suất lao động, đầu tư vào tiến bộ-công nghệ và đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Thực hiện công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển. Tập trung vào các nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội và xóa đói - giảm nghèo, tăng cường cơ sở hạ tầng và đô thị hóa.
- Nâng cao trách nhiệm, hiệu quả của các cơ quan công quyền và cán bộcông chức: đảm bảo công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình, tạo điều kiện cho nhân dân tham gia có hiệu quả vào quá trình hoạch định và thực hiện chính sách. Đồng thời, xây dựng đội ngũ cán bộ-công chức giỏi, tận tâm và thanh liêm.
KẾT LUẬN
Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội là một trong những vấn đề cốt lõi của mọi thời đại. Mặc dù đã có nhiều mô hình và ý kiến khác nhau, nhưng đến nay cả lý thuyết và thực tiễn đều khẳng định: tăng trưởng tự nó không đem lại công bằng xã hội được (trường hợp Trung Quốc), và ngược lại, công bằng xã
hội không dựa trên tăng trưởng kinh tế thì chỉ là công bằng mong manh (trường hợp các nước xã hội chủ nghĩa và Việt Nam trước đây). Tăng trưởng kinh tế có thể đi đôi với công bằng xã hội (Oshima) miễn sao đời sống nhân dân được cải thiện hoặc không xấu đi trong khi quá trình tăng trưởng vẫn tiến lên (WB). Thực tiễn kinh nghiệm của các nước (Nhật Bản, Hàn Quốc) đã cho thấy tăng trưởng kinh tế là cơ sở vật chất để tạo điều kiện thực hiện công bằng xã hội, ngược lại, việc thực hiện công bằng xã hội tạo động lực cho phát triển bền vững. Vì vậy, tăng trưởng và công bằng không hề có sự mâu thuẫn nhau, mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội không phải là sự đánh đổi, loại trừ mà là quan hệ biện chứng, phụ thuộc lẫn nhau.
Đối với nước ta, việc xử lý mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội đã được Đảng ta lựa chọn, đó là : “ kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội trong từng bước và từng chính sách phát triển”. Qua thực tế nghiên cứu tại thị xã Bà Rịa cho thấy việc kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội giai đoạn 1995 – 2009 đạt nhiều tiến bộ, đó là:
- Tốc độ tăng trưởng GDP và GDP bình quân đầu người tăng cao, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo xu hướng tiến bộ, vốn đầu tư phát triển sử dụng có hiệu quả, năng suất lao động tăng cao góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế của Thị xã. Đồng thời, việc thực hiện công bằng xã hội đạt nhiều thành tựu trên các lĩnh vực như: giáo dục có những chuyển biến tích cực, đạt nhiều kết quả quan trọng; công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân được chú trọng; xóa đói- giảm nghèo và an sinh xã hội được quan tâm; và thành tựu nổi bật nhất là xây dựng cơ sở hạ tầng và đô thị hóa tại Thị xã.
- Tuy nhiên, việc kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội tại Thị xã trong thời gian qua vẫn còn những hạn chế, yếu kém là: tăng trưởng kinh tế còn dưới mức tiềm năng và việc thực hiện công bằng xã hội nhìn chung còn bất cập và độ bao phủ chưa rộng.
Trong giai đoạn 2010 - 2020 tới vẫn còn nhiều thách thức trong việc kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội tại thị xã Bà Rịa. Luận văn đã đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, cụ thể là:
Một, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đồng thời nâng cao chất lượng tăng trưởng: giải pháp đề xuất là tăng vốn đầu tư phát triển bằng cách thu hút đầu tư trong và ngoài nước; thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn nhằm nâng cao năng suất lao động xã hội; chú trọng đầu tư và ứng dụng các tiến bộ-công nghệ nhằm nâng cao năng suất và sức cạnh tranh của sản phẩm; tập trung đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển mô hình nông nghiêp-sinh thái-đô thị, công nghệ cao và dịch vụ chất lượng cao nhằm phát huy lợi thế so sánh về vị trí địa-chính trị của một trung tâm tỉnh lỵ sắp tới.
Hai, thực hiện công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển: giải pháp đề xuất là nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và đồng đều ở mỗi trường, mỗi xã, phường; tăng đầu tư và tăng chi ngân sách cho y tế nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, thực hiện bảo hiểm y tế bắt buộc toàn dân; mở rộng mạng lưới an sinh xã hội, chú trọng đào tạo nghề là biện pháp tốt nhất để xóa đói, giảm nghèo; tăng cường cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội và xây dựng Thị xã thành đô thị hiện đại, xanh và sạch.
Ba, nâng cao trách nhiệm, hiệu quả quản lý của các cơ quan công quyền và đội ngũ cán bộ-công chức: giải pháp đề xuất là hướng tới thực hiện chính phủ điện tử; thực hiện các chế độ công khai, minh bạch và trách nhiêm giải trình với nhân dân, tạo điều kiện cho nhân dân tham gia có hiệu quả vào quá trình hoạch định, thực thi và giám sát thực hiện luật pháp, các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế-xã hội. Đồng thời, chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ-công chức giỏi, tận tâm và thanh liêm.
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã gặp khó khăn trong việc đánh giá tác động của tăng trưởng kinh tế đến công bằng xã hội tại thị xã Bà Rịa thông qua các chỉ số theo thông lệ quốc tế hiện nay (như GINI, HDI, chênh lệch giàu – nghèo...) do không có đủ dữ liệu trong niên giám thống kê hàng năm ở cấp huyện, thị xã và kể cả tỉnh. Đây chính là những vấn đề còn tồn tại và cũng là những vấn đề mà tác giả thấy cần phải nghiên cứu tiếp khi có điều kiện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Thành Tự Anh (2008), “ Trung Quốc : Từ tăng trưởng bằng mọi giá tới phát triển hài hòa”,
http;//www.tiasang.com.vn/DesktopModules/VietTotal.Articles/Print
2. GS.TS.Vũ Đình Bách – GS.TS.Trần Minh Đạo (đồng chủ biên) (2006), Đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Ban chỉ đạo Giảm nghèo thị xã Bà Rịa, Báo cáo tổng kết các năm từ 1995 đến
2008
4. Chương trình Việt Nam, Đại học Harvard (2008), “ Lựa chọn thành công – Bài học từ Đông Á và Đông Nam Á cho tương lai của Việt Nam”.
5. David Begg (2007), Kinh tế học vĩ mô, (bản dịch) Nxb. Thống kê, Hà Nội. 6. Phạm Mỹ Duyên (2006), Tăng trưởng kinh tế với vấn đề công bằng xã hội tại
Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, chuyên ngành Kinh tếchính trị, Khoa Kinh tế - Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.
7. Đảng bộ thị xã Bà Rịa (2008), Văn kiện Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ Thị xã lần thứ 14 khóa III (mở rộng) tổng kết năm 2008.
8. Đảng bộ thị xã Bà Rịa (2009), Văn kiện Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ Thị xã lần thứ 18 khóa III (mở rộng) tổng kết năm 2009.
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Khóa X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2009), Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban chấp hành Trung ương Khóa X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
15. Joseph E. Stiglitz (1995), Kinh tế học công cộng, (bản dịch) Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
16. Joseph E. Stiglitz (2008), Toàn cầu hóa và những mặt trái, bản dịch của Nxb.Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.
17. Nguyễn Chí Hải (2008), Bài giảng: Kinh tế học phát triển (Kinh tế học cho thế giới thứ ba) – Chương trình Cao học môn Kinh tế Phát triển, Khoa Kinh tế, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.
18. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Phân viện Tp.HCM, Khoa kinh tế phát triển (2005), Kinh tế học phát triển, Tập bài giảng, Thành phố Hồ Chí Minh.
19. Đinh Phi Hổ (2006), Kinh tế phát triển, Nxb Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh.
20. Vũ Minh Khương (2007), “ Đột phá từ triết lý phát triển”, VietnamNet, cập nhật các ngày 27, 28 và 29/4/2007.
21. PGS-TS. Nguyễn Văn Luân (2006), Kinh tế Vĩ mô ( Đề cương bài giảng,chương trình Cao học chuyên ngành Kinh tế học), Khoa Kinh tế-Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.
22. Michael P.Todaro (1998), Kinh tế học cho thế giới thứ ba, bản dịch Nxb.Giáo dục, Hà Nội.
23. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập – t.9 (1958 – 1959) Xuất bản lầ thứ hai, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
24. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập – t.9 (1966 – 1969) Xuất bản lầ thứ hai, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
25. N.Gregory Mankiw (2003), Nguyên lý kinh tế học-Tập II, bản dịch Nxb.Thống kê, HàNội.
26. Ngân hàng Thế giới (2006), Báo cáo Phát triển con người.
27. GS.TS. Nguyễn Công Nghiệp (2006), Phân phối trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
28. Phòng Thống kê thị xã Bà Rịa, Niên giám thông kê 2007-2008/2006- 2007/2005-2006; Số liệu thống kê thị xã Bà Rịa 10 năm (1995-2004)
29. Vũ Thị Ngọc Phùng (2006), Giáo trình kinh tế phát triển, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.
30. Trần Thị Minh Phương (2005), Công bằng trong hoạt động sự nghiệp y tế ở Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế, chuyên ngành Kinh tế-chính trị, Khoa Kinh tế, Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.
31. Robert M.Solow, Bài diễn thuyết đoạt giải, (Hồ Phương Nga phiên dịch), cập nhật Tuesday,July 10,2007-05:40 PM, www.kinhtehoc.com
32. Phương Ngọc Thạch (2007), Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội tại TP.HCM, Tạp chí Phát triển kinh tế-Tháng sáu 2007-tr.20.
33. GS. Trần Văn Thọ (2005), Biến đổi kinh tế Đông Á và con đường công nghiệp hóa Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
34. GS. Trần Văn Thọ (2008), “ Điều kiện để Việt Nam phát triển bền vững”,
http://www.tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=66&CategoryID=78News. 35.TS. Nguyễn Văn Trình (2002), Sự phát triển các học thuyết kinh tế, Nxb. Lao
động-xã hội, Hà Nội.
36. Trung tâm Dân số-KHHGĐ thị xã Bà Ria (2009), Báo cáo thực hiện chỉ tiêu Dân số-KHHGĐ các năm (từ 1996 đến 2008)
37. Trung tâm Thông tin-Tư liệu - CIEM (2006), “ Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong chính sách phát triển”.
38. Trung tâm Y tế thị xã Bà Rịa (2009), Báo cáo tổng kết đánh giá hoạt động 15 năm ngành y tế thị xã Bà Rịa.
39. Phạm Thị Tuệ (2001), Giáo trình kinh tế phát triên I, Bộ môn Kinh tế phát triển, Trường Đại học Thương mại, Hà Nội.
40. Trần Lệ Thủy (2004), “ Cải cách chính sách phát triển kinh tế ở Trung Quốc”, http://www.nld.com.vn/72404POC1014/cai-cach-...
41. UNDP, Human Development Indices 2008; Human Development Report 2007/2008.
42. UNDP, Human Development Report 2009.
43. Ủy Ban Nhân Dân thị xã Bà Rịa (2008), Báo cáo tình hình thực hiện kinh tếxã hội năm 2008 và một số nhiệm vụ, biện pháp thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2009.
44. Vietnam Agenda 21 (2004), “Chương trình Nghị sự 21 toàn cầu”,
http://www.va21.org/vietnamese/index.php?param=NewsInfo&Key=16 45. World Bank (2007), List of countries by GDP (nominal) per capita, http://
en.wikipedia.org/wiki/List_of_countries_by_GDP_per_capita.
46. World Bank (1 July 2009), World Development Indicators database: Gross domestic product 2008, PPP.
47. World Bank (revised 24 April 2009), World Development Indicators database: Gross domestic product 2007.
48. TS. Trần Thị Kim Xuyến (chủ biên) Thạc sĩ Nguyễn Thị Hồng Xoan (2002),
Nhập môn Xã hội học, Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, Nxb.Đại học quốc gia Hà Nội.
PHỤ LỤC
Phụ lục 2.2.1: Tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP) của thị xã Bà Rịa theo giá so
sánh (1994) phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 1995-2009
Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Tổng số Tăng trưởng (%) Chia ra Nông,lâm nghiệp và thủy sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ Tổng số Tăng trưởng (%) Tổng số Tăng trưởng (%) Tổng số Tăng trưởng (%) 1995 392.805 - 50.248 - 234.056 - 108.501 - 1996 423.330 7,78 52.612 4,70 251.366 7,39 119.352 10 , 00