2.4.1.1. Tiềm năng, lợi thế của Thị xã chưa được huy động, khai thác đúng mức: Tăng trưởng kinh tế trong thời gian qua chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên có giới hạn như: đất đai, nguồn nước và sức lao động.
Hiệu quả kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn chưa cao: năng suất lao động ngành nông-lâm nghiệp năm 2009 chỉ đạt 9,707.899 triệu đồng; nguyên nhân do trình độ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp còn thấp, việc sử dụng đất chưa hiệu quả, cơ cấu nông nghiệp nặng về trồng trọt như việc độc canh cây lúa: vừa kém hiệu quả kinh tế, vừa sử dụng lãng phí tài nguyên nước để tưới tiêu trong mùa khô (nhu cầu tưới mỗi héc-ta cần từ 7.600-10.000 mét khối nước); trong khi đó, nguồn nước lợ là tài nguyên thích hợp cho thủy sản (nuôi tôm sú-giá trị kinh tế cao) thì chưa được khai thác và tận dụng hết tiềm năng. Ngành công nghiệp và dịch vụ (ngoại trừ ngành điện-nước) hiện nay có qui mô nhỏ, công nghệ-thiết bị lạc hậu, sản phẩm chưa mang tính cạnh tranh cao. Việc triển khai các thủ tục về đầu tư xây dựng cơ bản của các dự án hạ tầng cụm công nghiệp của các doanh nghiệp tiến hành chậm, chủ yếu do vướng mắc trong khâu đền bù giải tỏa, giải phóng mặt bằng theo các quy định của cấp trên.
2.4.1.2. Cơ cấu ngành kinh tế và cơ cấu lao động chuyển dịch chậm Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế chậm, tỷ trọng giá trị tăng thêm còn thấp: khu vực dịch vụ tuy có tốc độ tăng trưởng cao (bình quân hằng năm là
18,83%) nhưng tỷ trọng giá trị sản xuất ngành dịch vụ trong GDP năm 2009 so 1995 tăng chậm (chỉ có 3,86 %), chiếm cơ cấu thấp (29,13 %).
Trong khi đó, tỷ trọng giá trị tăng thêm (tính theo giá thực tế) năm 2009 ở khu vực dịch vụ so với năm 1995 giảm 7,49 % , nghĩa là, các loại dịch vụ cao cấp, có giá trị tăng thêm cao chưa phát triển mạnh.
Khu vực công nghiệp tuy có phát triển, nhưng nếu không tính ngành điện- nước, thì sản xuất công nghiệp chủ yếu chỉ dựa vào khai thác tài nguyên (đất- đá-cát), đa số cơ sở công nghiệp có qui mô nhỏ, lao động ít.
Khu vực nông nghiệp có tăng trưởng nhưng tốc độ tăng trưởng thấp, bình quân hằng năm là 8,11% (phụ lục 2.4.1.2).
Chuyển dịch cơ cấu lao động chưa đáp ứng với yêu cầu của chuyển dịch cơ cấu kinh tế: tỉ trọng lao động trong khu vực dịch vụ giảm 0,12% (năm 1995 là 37,79% và năm 2009 là 37,67%), tỉ trọng lao động trong khu vực nông-lâm nghiệp, thủy sản tuy có giảm nhưng vẫn còn cao (33,01%) (phụ lục 2.2.2.2). Nguyên nhân chủ yếu là do người lao động không có trình độ chuyên môn hoặc chưa qua đào tạo nên khó chuyển dịch qua các khu vực công nghiệp và dịch vụ. Có thể nói, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã không gắn liền với chương trình, kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực nên tỷ trọng lao động trong nông nghiệp còn cao, chưa tương xứng với yêu cầu của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. 2.4.1.3. Tỷ lệ vốn đầu tư phát triển toàn xã hội so với GDP còn thấp Giai đoạn 1995-2009, tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP của Thị xã đạt bình quân 9,92%. Theo Rostow, một trong những điều kiện để “ giai đoạn cất cánh” xuất hiện là tỷ lệ đầu tư trong tổng sản phẩm quốc gia phải trên 20%.
Đầu tư thấp một phần là do bị cạnh tranh ở trong Tỉnh, nhưng phần chủ yếu là do Thị xã còn lúng túng, chưa xác định rõ lợi thế so sánh của mình và nhu cầu của thị trường, chưa tìm được khâu “đột phá” để thu hút đầu tư. Thị xã cũng cần xem lại xu hướng công nghiệp hóa đang phổ biến hiện nay: bằng cách hình thành các “ khu công nghiệp”, trong khi ở 2 đầu của Bà Rịa là
Vũng Tàu-Tân Thành đầy khu công nghiệp (xa hơn là Nhơn Trạch-Biên HòaBình Dương..).
Với lợi thế so sánh về vị trí và địa-chính trị, theo Tác giả, thay vì phát triển các khu công nghiệp, thì đầu tư ở Bà Rịa nên theo hướng phát triển nông nghiệp-sinh thái, dịch vụ chất lượng cao (ngân hàng, tài chính, viễn thông, chăm
sóc sức khỏe, giáo dục, vui chơi, giải trí, thể dục-thể thao) và dịch vụ thương mại (bán sĩ, bán lẽ, chợ đầu mối…). Đây cũng là những xu hướng đầu tư mới sau đợt khủng hoảng kinh tế toàn cầu trong thời gian vừa qua đối với nước ta hiện nay.