Thực hiện công bằng xã hội còn bất cập, độ bao phủ chưa rộng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế các mô hình lựa chọn giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã (Trang 72)

2.4.2.1. Chất lượng giáo dục còn thấp và chưa đồng đều

Về cơ sở vật chất ở một vài xã, phường vẫn chưa có trường mầm non và trường trung học cơ sở. Chất lượng giáo dục ở các trường nhìn chung chưa tương xứng với yêu cầu đầu tư (nhiều trường đạt chuẩn quốc gia nhưng chất lượng giáo dục ở các trường này còn nhiều bất cập). Đồng thời, chất lượng giữa các trường và các xã, phường cũng không đồng đều: phụ huynh phải tính toán chuyện chuyển hộ khẩu trước mấy năm để xin cho con mình được học ở những trường “xa nhà hơn nhưng chất lượng tốt hơn”.

Biểu hiện rõ nét nhất cho thấy chất lượng giáo dục của Thị xã có xu hướng sụt giảm là thống kê xếp hạng kết quả tốt nghiệp THPT của Sở Giáo dục Tỉnh BR-VT đối với các trường THPT trên địa bàn (bao gồm 3 trường THPT Châu Thành, THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm và Trung tâm GDTX Thị xã) trong 3 năm học gần đây. Có lẽ, đó không chỉ là kết quả về chất lượng của những trường này, mà xa hơn là thành quả của chất lượng giáo dục mà các em có được từ lúc vào học tiểu học lên đến THCS.

Bảng 2.4.2.1: Xếp hạng kết quả tốt nghiệp THPT các trường ở Thị xã

Năm 2007 Năm 2008 hạng 5/25 hạng 7/27 Năm 2009 hạng 13/27 1 Châu Thành 2 Nguyễn Bỉnh Khiêm hạng 23/25 hạng 26/27 hạng 25/27 3 Trung tâm GDTX hạng 3/9 hạng 7/8 hạng 8/8

(Nguồn: Báo cáo Tổng kết năm học 2008-2009 của Sở Giáo dục Tỉnh BR-VT và tổng hợp của tác giả)

Giáo dục phổ thông nói chung còn nặng “dạy chữ”, chưa quan tâm đúng mức đến “dạy người” và dạy nghề cho thanh niên; phương pháp giáo dục chậm đổi mới; tình trạng học sinh nghỉ, bỏ học còn cao; việc huy động học sinh bỏ học ra các lớp phổ cập giáo dục còn thấp; việc phân luồng sau tốt nghiệp THCS chưa được quan tâm do thiếu các cơ sở đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu xã hội. Hoạt động của một số Trung tâm văn hóa-học tập cộng đồng còn yếu. Khả năng thu hút các nguồn lực của xã hội để chăm lo cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo còn hạn chế, chủ yếu vẫn là nguồn từ ngân sách nhà nước.

2.4.2.2. Tỷ trọng chi cho sự nghiệp y tế chưa tương xứng

Cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước của Thị xã cho hoạt động văn hóa, thể dục-thể thao, Y tế, bảo hiểm ngày càng tăng (giai đoạn 1996-2000 chiếm tỷ trọng 1,42%/năm; giai đoạn 2001-2005 chiếm tỷ trọng 4,69%/năm; giai đoạn 2006-2008 chiếm tỷ trọng 17,38%/năm).

Trong khi đó, cơ cấu chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế nói riêng (không tính các hoạt động văn hóa, thể dục-thể thao) thì có xu hướng mỗi năm lại giảm (bình quân giai đoạn 2001-2008 cơ cấu ngân sách của Thị xã chi cho

y tế chiếm tỷ trọng 2,06%/năm). Riêng năm 2009, nhiệm vụ chi ngân sách cho sự nghiệp y tế được giao về ngân sách nhà nước của Tỉnh.

Có thể nói, sự phân phối lại thành quả của tăng trưởng kinh tế dành cho việc chăm sóc sức khỏe chưa tương xứng: chi đầu tư phát triển nhằm tạo cơ hội cho nhân dân tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế thì ngày càng mở rộng (hiện nay ở Thị xã chỉ còn 3 phường Phước Hưng, Phước Nguyên và Long Tâm chưa có Trạm y tế) nhưng chi cho hoạt động sự nghiệp y tế thì ngày càng giảm, nghĩa là chất lượng chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng và đa dạng của nhân dân chưa được đáp ứng kịp theo nhu cầu.

2.4.2.3. Xóa đói, giảm nghèo và an sinh xã hội chưa thật vững chắc Thành tựu xóa đói, giảm nghèo chưa thật vững chắc, nguy cơ tái nghèo cao. Một số chính sách trợ giúp người nghèo, hộ nghèo đạt hiệu quả chưa cao, một số hộ nghèo có tâm lý ỷ lại, còn trông chờ vào các chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Tình trạng hộ nghèo đã vượt khỏi chuẩn nghèo vẫn không muốn ra khỏi chương trình vì muốn hưởng các quyền lợi của hộ nghèo. Khi nâng mức chuẩn nghèo lên thì hầu như các hộ này lại rơi vào chuẩn mới.

Mạng lưới an sinh xã hội chưa bao phủ. Việc đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho lao động hộ nghèo chưa đạt được kết quả như mong đợi. Nhiều người không thích học nghề, thay vào đó tìm một việc làm để kiếm tiền phục vụ cuộc

Bi ểu đồ 11 : Tỷ trọng (%) chi cho sự nghiệp y tế trong cơ cấu chi NSNN của thị xã Bà Rịa (giai đoạn 2001-2008)

2.61 2.98 2.36 1.57 1.55 1.47 1.16 2.81 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Năm

sống trước mắt. Một số trường hợp học xong việc, tìm việc và tự giải quyết việc làm còn gặp nhiều khó khăn, thậm chí không có nơi nhận vào làm.

Tóm tắt chương 2

Trong chương 2, luận văn đã trình bày khái quát thực trạng kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội tại thị xã Bà Rịa trong giai đoạn 1995- 2009, cụ thể là: những kết quả trong tăng trưởng kinh tế như tốc độ tăng trưởng GDP và GDP bình quân đầu người cao, chuyển dịch cơ cấu kinh tế có tiến bộ, sử dụng vốn đầu tư hiệu quả, năng suất lao động xã hội tăng cao; tăng trưởng kinh tế là cơ sở để thực hiện công bằng xã hội, biểu hiện trên các phương diện như lao động và việc làm, giáo dục và đào tạo, chăm sóc sức khỏe, xóa đói- giảm nghèo và an sinh xã hội, xây dựng hạ tầng kỹ thuật kinh tế-xã hội và đô thị hóa đã đạt nhiều thành tựu quan trọng.

Bên cạnh đó, luận văn cũng trình bày những tồn tại, yếu kém trong việc kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội trong thời gian qua tại thị xã Bà Rịa, trong đó phân tích cụ thể từng mặt tồn tại, yếu kém trong tăng trưởng kinh tế như tăng trưởng kinh tế còn dưới mức tiềm năng, chuyển dich cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động còn chậm, việc thực hiện công bằng xã hội như chất lượng giáo dục, y tế, xóa đói-giảm nghèo và an sinh xã hội còn bất cập, chưa tương xứng, độ bao phủ chưa rộng. Qua đó, xác định những vấn đề cần tập trung giải quyết nhằm thực hiện tốt hơn nữa việc kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội tại thị xã Bà Rịa trong thời gian tới.

Chương 3

QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM KẾT HỢP GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI

TẠI THỊ XÃ BÀ RỊA GIAI ĐOẠN 2010 - 2020

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế các mô hình lựa chọn giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)