Ảnh hƣởng của mô hình canh tác lên việc sử dụng thuốc BVTV ở ĐBSCL

Một phần của tài liệu tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên các mô hình canh tác chuyên lúa , chuyên màu và luân canh lúa – màu ở đồng bằng sông cửu long (Trang 41)

Kết quả khảo sát cho thấy có sự khác nhau về số loại các loại hoạt chất đƣợc sử dụng trên các mô hình canh tác của từng nhóm thuốc BVTV (Hình 3.11 a, b, c).

Hình 3.11 Cơ cấu số loại hoạt chất đƣợc sử dụng trên các mô hình canh tác của từng nhóm thuốc BVTV

31

Số loại các hoạt chất thuốc trừ cỏ có sự khác nhau giữa ba mô hình canh tác, trong đó mô hình chuyên lúa có số loại hoạt chất sử dụng nhiều nhất (15 hoạt chất), mô hình chuyên màu có số loại hoạt chất sử dụng ít nhất (6 hoạt chất). Theo nhƣ ghi nhận trong quá trình phỏng vấn nông dân, trên mô hình chuyên màu nông dân có xu hƣớng sử dụng màng phủ nông nghiệp trong quá trình canh tác, chất lƣợng màng phủ có thể duy trì trong khoảng thời gian từ 6 tháng đến 1 năm. Vì thế nguyên nhân của sự khác biệt về số loại hoạt chất trừ cỏ đƣợc sử dụng trên hai mô hình này có thể giải thích là do trên mô hình chuyên màu nông dân có sử dụng màng phủ nông nghiệp, nhờ vậy hạn chế đƣợc cỏ dại nên hầu nhƣ nông dân không phải tốn công lựa chọn loại thuốc trừ cỏ dẫn đến số loại hoạt chất trừ cỏ đƣợc sử dụng trên mô hình màu ít hơn mô hình lúa. Còn trên mô hình luân canh lúa – màu, ghi nhận đƣợc 13 loại hoạt chất trừ cỏ, ít hơn trên mô hình chuyên lúa và cao hơn mô hình chuyên màu. Có thể giải thích điều này là do trên mô hình luân canh lúa – màu, ngƣời nông dân có giai đoạn thay đổi tình trạng đất (lên liếp để trồng rau hay san phẳng đất để trồng lúa) dẫn đến các loài cỏ dại có cơ hội phát triển khi đất đang trong vụ lúa. Vì thế số loại hoạt chất trừ cỏ đƣợc sử dụng trên mô hình luân canh lúa – màu nhiều hơn so với mô hình chuyên màu (đất đƣợc che phủ tốt, cỏ dại không có điều kiện phát triển trong năm). Tuy nhiên việc sử dụng màng phủ trong vụ trồng rau màu cũng góp phần hạn chế sự phát triển của các hạt cỏ dại tồn dƣ từ vụ lúa trƣớc, nên số lƣợng hoạt chất trừ cỏ đƣợc sử dụng trên mô hình luân canh lúa – màu có xu hƣớng ít hơn so với mô hình chuyên lúa (Hình 3.11 a).

Số liệu thống kê từ phân tích đa biến liều lƣợng sử dụng hoạt chất trừ cỏ trên ba mô hình canh tác cho thấy có sự khác biệt giữa liều lƣợng sử dụng của 3 nhóm mô hình canh tác. Các điểm chuẩn tắc của mỗi hộ nông dân đƣợc thể hiện trên mặt phẳng tọa độ có sự phân lớp rõ rệt theo ba mô hình canh tác cho thấy mô hình có ảnh hƣởng lên liều lƣợng sử dụng của nhóm thuốc trừ cỏ. Kết hợp với kết quả ghi nhận từ hình 3.11 a, ta có thể thấy mô hình canh tác có ảnh hƣởng lên việc sử dụng thuốc trừ cỏ ở ĐBSCL, cụ thể là về số loại và liều lƣợng hoạt chất trừ cỏ đƣợc sử dụng (Hình 3.12).

32

Hình 3.12 Sự khác biệt về liều lƣợng sử dụng thuốc trừ cỏ trên ba mô hình

Hình 3.11 b cho ta thấy các mô hình canh tác không giống nhau về số loại hoạt chất trừ sâu đƣợc sử dụng. Hoạt chất trừ sâu đƣợc sử dụng nhiều nhất trên mô hình chuyên màu với 33 loại hoạt chất (chiếm 50% tổng số loại hoạt chất đƣợc sử dụng trên cả ba mô hình), kế tiếp là mô hình chuyên lúa với 20 loại hoạt chất (30%) và ít nhất là trên mô hình luân canh lúa – màu với 13 loại hoạt chất đƣợc sử dụng (20%). Nguyên nhân của việc số loại hoạt chất sử dụng trên mô hình chuyên màu cao hơn các mô hình còn lại là vì cây trồng trên mô hình này có thời gian sinh trƣởng ngắn và là nguồn thức ăn ƣa thích của nhiều loài sâu hại từ giai đoạn cây mầm đến khi thu hoạch. Nên để bảo vệ cây trồng trong suốt quá trình canh tác, nông dân phải sử dụng nhiều loại hoạt chất để phòng trừ nhiều đối tƣợng sâu hại. Còn trên mô hình luân canh lúa – màu, số lƣợng hoạt chất trừ sâu đƣợc sử dụng ít nhất, có thể giải thích điều này là do trong quá trình canh tác, việc luân phiên thay đổi cây trồng đã cắt đứt nguồn thức ăn của sâu hại. Song song đó, việc thay đổi điều kiện canh tác nhƣ từ đất trồng màu thoáng khí chuyển sang đất lúa ngập nƣớc, yếm khí và ngƣợc lại đã làm thay đổi môi trƣờng sống của chúng. Từ đó làm giảm khả năng gây hại của sâu hại lên nông sản dẫn đến số loại hoạt chất trừ sâu đƣợc sử dụng trên mô hình này ít hơn so với hai mô hình chuyên lúa và chuyên màu.

33

Hình 3.13 Sự khác biệt về liều lƣợng sử dụng thuốc trừ sâu trên ba mô hình

Số liệu thống kê từ phân tích đa biến liều lƣợng sử dụng hoạt chất trừ sâu trên ba mô hình canh tác cho thấy có sự khác biệt giữa liều lƣợng sử dụng của ba nhóm mô hình canh tác (Hình 3.13). Kết hợp giữa sự khác nhau về số loại hoạt chất cũng nhƣ liều lƣợng sử dụng của ba mô hình canh tác, ta có thể thấy mô hình canh tác có ảnh hƣởng lên việc sử dụng thuốc trừ sâu ở ĐBSCL.

Ở nhóm hoạt chất trừ bệnh, số loại các hoạt chất đƣợc ghi nhận trên các mô hình canh tác lần lƣợt là 19 hoạt chất trên mô hình chuyên lúa (35%), 18 hoạt chất trên mô hình chuyên màu (33%) và 17 hoạt chất trên mô hình luân canh lúa – màu (32%). Từ kết quả ghi nhận có thể thấy số loại hoạt chất trừ bệnh không có khác biệt nhiều giữa các mô hình. Tuy nhiên, kết quả phân tích đa biến liều lƣợng sử dụng trên ba mô hình canh tác cho thấy có sự khác biệt giữa liều lƣợng sử dụng của ba nhóm mô hình canh tác (Hình 3.14).

34

Hình 3.14 Sự khác biệt về liều lƣợng sử dụng thuốc trừ bệnh trên ba mô hình

Nhƣ vậy, đối với hoạt chất trừ bệnh, mô hình có ảnh hƣởng lên liều lƣợng hoạt chất nhƣng không có ảnh hƣởng lên số loại hoạt chất đƣợc sử dụng.

Một phần của tài liệu tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên các mô hình canh tác chuyên lúa , chuyên màu và luân canh lúa – màu ở đồng bằng sông cửu long (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)