Đôi nét về dịch hại và các biện pháp phòng trừ dịch hại ở ĐBSCL

Một phần của tài liệu tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên các mô hình canh tác chuyên lúa , chuyên màu và luân canh lúa – màu ở đồng bằng sông cửu long (Trang 29)

Theo thống kê của Cục Bảo vệ thực vật, các nạn dịch hại lớn đƣợc ghi nhận ở ĐBSCL gồm có: Dịch rầy nâu gây hại trên 200.000 ha lúa (1977 – 1979), dịch sâu cuốn lá nhỏ gây hại diện rộng trên lúa (1990 – 1991), dịch chuột hại lúa làm thiệt hại trung bình 150.000 ha lúa/năm (1995 – 1997), dịch ốc bƣơu vàng gây hại nghiêm trọng và trở thành dịch hại nguy hiểm vào năm 2000 (1995 – 2000). Trong giai đoạn 1999 – 2005, cả nƣớc có 9 nhóm dịch hại chủ yếu (3 nhóm côn trùng, 4 nhóm bệnh, 2 nhóm động vật khác) thƣờng xuyên gây hại trên lúa. Ngoài 9 nhóm loài dịch hại trên còn có 4 loài dịch hại đƣợc ghi nhận gây hại lúa trên diện rộng gồm: bọ xít dài, bọ trĩ, bệnh lúa cỏ, bệnh vàng lùn (Hà Quang Hùng, 2008).

Các yếu tố ảnh hưởng lên sự phát triển của dịch hại

Theo Hà Quang Hùng (2008), các yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển của dịch hại gồm ba nhóm yếu tố:

- Nhóm yếu tố khí hậu thời tiết: nhiệt độ, ẩm độ, lƣợng mƣa, sƣơng, mây mù, gió, tia phóng xạ mặt trời. Nhiều trận dịch của các loài dịch hại có liên quan chặt chẽ với những yếu tố khí hậu thời tiết, đặc biệt là nhiệt độ, ẩm độ, lƣợng mƣa. Chẳng hạn nhƣ nhiệt độ cao, độ ẩm thấp (mƣa ít) có thể làm cho sâu đục thân thành dịch, phá hoại nghiêm trọng. Lƣợng mƣa là yếu tố quan trọng làm tăng quần thể sâu keo, sâu cắn gốc hại lúa, bọ rầy xanh đuôi đen và sâu vằn hại lúa. Côn trùng sẽ có phản ứng ngủ đông khi nhiệt độ xuống thấp và hoạt động lại khi nhiệt độ tăng dần. Gió là tác nhân phát tán chủ yếu hạt cỏ dại, bào tử nấm bệnh, đồng thời tạo điều kiện cho châu chấu, bọ rầy, rệp, bọ trĩ mở rộng khu vực phân bố.

- Nhóm yếu tố hữu sinh gồm nguồn thức ăn và thiên địch của dịch hại. Thực vật nói chung và cây trồng nói riêng là thức ăn chủ yếu của các loài dịch hại. Hầu hết các bộ phận của cây nhƣ thân, lá, mầm, hạt, quả, rễ đều là thức ăn của chúng (Hà Quang Hùng, 2008). Thiên địch là những loài sử dụng côn trùng, sâu hại cây trồng làm thức ăn, nhờ có chúng mà cây trồng đƣợc bảo vệ mà không cần dùng đến hóa chất. Các loài thiên địch thƣờng hiện diện tự nhiên trên ruộng lúa, trong vƣờn rau, cây trái (Trần Bá Thoại, 2010).

19

- Hoạt động sản xuất của con ngƣời, đây là nhóm yếu tố có ảnh hƣởng to lớn đến các loài dịch hại. Nó làm thay đổi thành phần và mật số của các loài dịch hại. Con ngƣời trong hoạt động sản xuất của mình có thể làm cho một số loài sinh vật (dịch hại, thiên địch hay các loài vô hại) bị diệt vong hoặc giảm đáng kể số lƣợng hoặc mang một số loài sinh vật lạ từ bên ngoài (sinh vật ngoại lai) vào đồng ruộng khiến chúng phát triển trở thành một loài dịch hại mới.

Các biện pháp phòng trừ dịch hại

Để phòng trừ dịch hại trong canh tác cây trồng, các biện pháp của con ngƣời nhằm tiêu diệt hoặc ngăn ngừa sự phát triển của các loài dịch hại là rất quan trọng và cần thiết. Hiện nay, các biện pháp sau đây thƣờng đƣợc sử dụng (riêng lẻ hoặc kết hợp) để phòng trừ dịch hại (Trần Văn Hai, 2005):

- Biện pháp cơ học nhƣ nhổ cỏ, bắt sâu bằng tay...

- Biện pháp canh tác: Bằng cách làm đất, bón phân, tƣới tiêu cân đối và đầy đủ, chăm sóc cây trồng đúng mức, áp dụng luân canh hợp lý, chọn thời điểm gieo trồng thích hợp,... có thể làm tăng sức chống chịu của cây trồng và tạo điều kiện bất lợi cho sự phát triển của dịch hại.

- Biện pháp lý học: Bằng cách cày ải, phơi đất, đốt đồng,... có thể tiêu diệt đƣợc nhiều loài dịch hại trú ẩn trong đất, trứng sâu, mầm bệnh, mầm cỏ, chuột... Ngoài ra, ngƣời ta còn dùng bẫy đèn, ánh sáng, âm thanh kết hợp với các chất độc để thu hút và tiêu diệt các loài côn trùng gây hại.

- Biện pháp hóa học: Dùng các hóa chất độc (thuốc BVTV) để phòng trừ dịch hại.

- Biện pháp kiểm dịch thực vật: Nhà nƣớc ban hành các quy định, luật lệ, nhằm kiểm soát và hạn chế sự lây lan của dịch hại từ vùng này sang vùng khác, từ nƣớc này sang nƣớc khác.

- Biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM): Ngày nay trên thế giới đang phát triển xu hƣớng phòng trừ dịch hại bằng cách sử dụng kết hợp một cách hài hòa, hợp lý nhiều biện pháp, kể cả việc phát huy những nhân tố có sẵn trong tự nhiên có khả năng gây bất lợi cho sự phát triển của dịch hại.

Trong số các biện pháp phòng trừ dịch hại kể trên, biện pháp sử dụng thuốc hóa học BVTV vẫn còn chiếm ƣu thế, mặc dù ngƣời ta đã chỉ ra nhiều nhƣợc điểm của việc sử dụng hóa chất độc trong phòng trừ dịch hại (Trần Văn Hai, 2005).

20

CHƢƠNG 2. PHƢƠNG TIỆN V PHƢƠNG PHÁP

Một phần của tài liệu tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên các mô hình canh tác chuyên lúa , chuyên màu và luân canh lúa – màu ở đồng bằng sông cửu long (Trang 29)