Tình hình sản xuất nông nghiệp và phòng trừ dịch hại ở ĐBSCL

Một phần của tài liệu tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên các mô hình canh tác chuyên lúa , chuyên màu và luân canh lúa – màu ở đồng bằng sông cửu long (Trang 25)

1.2.1 Đôi nét về điều kiện canh tác nông nghiệp của ĐBSCL

ĐBSCL gồm 13 tỉnh/thành, dân số năm 2006 khoảng 17,4 triệu ngƣời (bằng 21% dân số cả nƣớc). Tổng diện tích ĐBSCL khoảng 3,96 triệu ha (chiếm 12,1% diện tích cả nƣớc), trong đó khoảng 2,6 triệu ha (chiếm 65% diện tích của vùng) đƣợc sử dụng để phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản. Trong quỹ đất nông nghiệp, đất trồng cây hàng năm chiếm trên 50%, trong đó chủ yếu là đất lúa, chiếm trên 90%. Đất chuyên canh các loại cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày khoảng 150.000 ha, đất trồng cây lâu năm chiếm trên 320.000 ha. Nguồn nƣớc tƣới chủ yếu là nƣớc ngọt trên sông rạch do sông Mê Công chảy đến và nƣớc trời do mƣa đem đến. Nhu cầu sử dụng nƣớc ở ĐBSCL ngày càng tăng do phát triển tăng vụ trong trồng trọt (lúa đông xuân, lúa hè thu), chăn nuôi,... trong khi vẫn chƣa kiểm soát đƣợc chặt chẽ về số lƣợng và chất lƣợng nƣớc cho canh tác nông nghiệp (Nguyễn Xuân Hiền, 2012).

15

ĐBSCL có thể đƣợc chia thành 3 khu vực nông nghiệp thủy lợi, vùng đƣợc phân chia tùy theo loại đất. Thời vụ của lúa khác nhau từ vùng này sang vùng khác và bị ảnh hƣởng nhiều bởi nguồn thủy lợi, đặc biệt là lũ lụt, nguồn nƣớc và độ mặn của nƣớc (Nguyễn Thị Lang, 2012).

- Khu vực 1: Khu vực bị ngập sâu (An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp và một phần của Cần Thơ). Thời vụ gieo trồng đƣợc xác định bởi chế độ nƣớc của sông Mê Công. Trong hai thập kỷ qua ngƣời nông dân đã thay đổi lịch gieo trồng để tránh lũ lụt. Tiến hành xuống giống lúa vào mùa khô và đầu mùa mƣa, trƣớc khi nƣớc lũ tràn về. Các cơ sở hạ tầng nhƣ đê bao, đê lấn biển và kênh mƣơng ở các khu vực đất ruộng và cả khu sinh sống cộng đồng cũng đã đƣợc xây dựng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các thời vụ gieo trồng.

- Khu vực 2: Khu vực trung gian, đƣợc chia làm hai khu vực gồm đất phù sa và đất phèn. Cụ thể, khu vực 2a: đất phù sa (Cần Thơ, Vĩnh Long, một phần của An Giang, Hậu Giang và Tiền Giang), đây là vùng cung cấp lúa gạo chủ chốt cho ĐBSCL, đặc biệt là thị trƣờng xuất khẩu, vì thế nếu có biến đổi nhỏ ở khu vực này sẽ gây tác động mạnh đến nền kinh tế. Khu vực 2b: đất phèn (Long An, Hậu Giang), nông nghiệp của vùng này chủ yếu phụ thuộc vào thủy triều và hệ thống thủy lợi.

- Khu vực 3: Khu vực bị nhiễm mặn (Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Kiên Giang và Cà Mau). Sự nhiễm mặn gây ảnh hƣởng đến một vùng rộng lớn (khoảng 40 km từ biển) dọc theo bờ biển của ĐBSCL. Có nhiều dự án quản lý nƣớc đƣợc thực hiện trong hai thập kỉ qua với mục đích điều khiển độ mặn trong suốt mùa khô và cung cấp nƣớc từ thƣợng nguồn để tƣới tiêu. Hiện nay những khu vực nằm ngoài quy mô của dự án quản lý nƣớc chủ yếu là nuôi tôm nƣớc lợ. Chỉ có một vùng nhỏ vẫn còn trồng lúa vào mùa mƣa.

1.2.2 Hiện trạng sản xuất lúa ở ĐBSCL

Trƣớc tình trạng gia tăng dân số, nhu cầu lƣơng thực ngày càng cao nên tần suất sử dụng, khai thác đất trong năm hiện nay rất cao. Ở ĐBSCL, với quá trình thâm canh 2 – 3 vụ lúa/ năm đã góp phần đƣa năng suất lúa bình quân cả năm của toàn vùng tăng từ 2,28 tấn/ ha (năm 1980) đến 3,64 tấn/ha (1989), và 4,8 tấn/ha (2004). Năm 2011, diện tích trồng lúa cả nƣớc ƣớc tính đạt 7,65 triệu ha với sản lƣợng 42,3 triệu tấn, trong đó ĐBSCL đạt sản lƣợng 23,5 triệu tấn. Đến năm 2012, sản lƣợng lúa toàn vùng ĐBSCL đạt 24,6 triệu tấn, tăng 1,1 triệu tấn so với năm 2011 (Trung tâm Tin học và Thống kê, 2012 dẫn theo Nguyễn Thị Tố Quyên, 2013). Năm 2014,

16

ĐBSCL đạt sản lƣợng lúa 24,3 triệu tấn, chiếm 55,6% sản lƣợng lúa cả nƣớc, xuất khẩu trên 7,2 triệu tấn lúa, chiếm 92% kim ngạch xuất khẩu cả nƣớc (Nguyễn Thị Thanh Tâm, 2014).

Ở vùng ĐBSCL, nông dân thƣờng trồng hai vụ lúa trong năm nhƣng cũng có một số vùng nông dân trồng ba vụ lúa hoặc lúa đƣợc trồng luân canh với các loại cây trồng khác, ở những khu vực ven biển lúa đƣợc trồng vào mùa mƣa và khi đến mùa khô ngƣời ta sử dụng các ruộng lúa này để nuôi tôm (Nguyễn Thị Lang, 2012).

Cơ cấu ba vụ lúa chủ yếu tập trung ở những vùng đồng ruộng đƣợc kiến thiết tốt, có nguồn nƣớc ngọt bổ sung và đủ phƣơng tiện cung cấp nƣớc nhƣ Mỹ Tho, Châu Thành, Cai Lậy, Cái Bè (Tiền Giang), một phần Long An dọc theo quốc lộ 1. Nông dân làm 3 vụ lúa trong năm: hè thu – thu đông – đông xuân bằng phƣơng pháp sạ hàng với các giống lúa ngắn ngày chất lƣợng cao. Vụ hè thu từ tháng 4 đến tháng 8 dƣơng lịch. Vụ thu đông từ tháng 8 – 9 đến tháng 11 – 12 dƣơng lịch. Vụ đông xuân từ tháng 11 – 12 đến tháng 3 – 4 dƣơng lịch. Những năm 2000 – 2006, cơ cấu luân canh 2 lúa – 1 màu tỏ ra thích hợp và phổ biến (lúa hè thu – lúa đông xuân – màu xuân hè) (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).

Ở vùng đầu nguồn ĐBSCL, dọc theo hai bờ sông Tiền và sông Hậu, ngƣời dân thƣờng trồng hai vụ lúa hè thu và đông xuân. Do nƣớc lũ về rất sớm nên vụ hè thu vùng này thƣờng đƣợc bắt đầu vào khoảng tháng 3 – 4 dƣơng lịch với các giống lúa ngắn ngày (90 – 100 ngày), sử dụng phƣơng pháp sạ hàng và thu hoạch vào tháng 7, tháng 8 dƣơng lịch trƣớc khi lũ ngập ruộng, trễ nhất là đến giữa tháng 9 dƣơng lịch. Trong thời gian giữa mùa lũ, đất ruộng đƣợc bỏ trống, đến khoảng tháng 11 âm lịch, nƣớc lũ rút tới đâu, nông dân tiến hành sạ lúa đông xuân tới đó. Giống lúa trồng trong vụ này cũng là những giống lúa ngắn ngày để đỡ chi phí bơm nƣớc và đảm bảo năng suất lúa. Thời điểm xuống giống trễ nhất là cuối tháng 12 dƣơng lịch. Vụ đông xuân thu hoạch rộ vào cuối tháng 2, đầu tháng 3 dƣơng lịch. Sau khi thu hoạch xong vụ đông xuân nông dân chuẩn bị xuống giống hè thu ngay (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).

Ở các tỉnh ven biển trải dài từ Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang cơ cấu phổ biến trên đất lúa vẫn là lúa hai vụ. Vùng khó khăn hơn vẫn tiếp tục duy trì cơ cấu 1 vụ lúa. Đặc biệt ở vùng ven biển cơ cấu lúa – tôm sú hoặc tôm chuyên canh đang phát triển mạnh mẽ do lợi nhuận hấp dẫn của việc nuôi tôm. Cơ cấu lúa – tôm tỏ ra bền vững và ít rủi ro hơn tôm chuyên canh (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).

17

Cơ cấu 2 màu – 1 lúa thích hợp ở cả vùng nƣớc ngọt chủ động nƣớc lẫn vùng ven biển nƣớc lợ nhƣng có nguồn nƣớc ngọt bổ sung vào mùa khô, bằng hệ thống kênh đào dẫn nƣớc ngọt từ vùng thƣợng nguồn hoặc khai thác nƣớc mặt bằng các giếng cạn (1,5 – 2 m, vùng đất giồng cát) hoặc nƣớc ngầm bằng giếng khoan (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).

1.2.3 Hiện trạng sản xuất rau màu ở ĐBSCL

Ngày nay, cùng với sự đa dạng hoá về hệ thống đất canh tác đang diễn ra ở cả nƣớc, ngƣời nông dân trồng lúa ở ĐBSCL cũng đang dần chuyển đổi thế độc canh cây lúa sang trồng một số loại cây rau màu ngắn ngày nhằm tạo ƣu thế cạnh tranh và nâng cao năng suất cho sản phẩm nông nghiệp (Trần Thị Ba, 2008). Những năm gần đây, diện tích trồng rau của ĐBSCL phát triển nhanh chóng và ngày càng có tính chuyên biệt cao. Theo thống kê năm 2007, ĐBSCL có 233.809 ha đất trồng rau (khoảng 20% diện tích trồng rau của cả nƣớc), lớn nhất nƣớc Việt Nam. Các tỉnh có diện tích trồng rau lớn nhƣ Tiền Giang 31.994 ha, An Giang 31.052 ha, Trà Vinh 25.894 ha, Sóc Trăng 24.427 ha, Vĩnh Long 15.000 ha. Trong đó, diện tích rau ăn lá 105.154 ha, rau ăn trái 77.068 ha, rau ăn củ 25.393 ha và còn lại là các loại rau khác. Năng suất rau bình quân ở ĐBSCL đạt 16,25 tấn/ha, cao hơn 4,7% năng suất trung bình của các tỉnh phía Nam, sản lƣợng 3.863.097 tấn, chiếm khoảng 30% sản lƣợng rau cả nƣớc, trong đó rau ăn lá chiếm 1.775.630 tấn, rau ăn trái 1.558.692 tấn và rau ăn củ 476.445 tấn (Phạm Văn Dƣ et al., 2008).

Theo Trần Thị Ba (2008), có 2 phƣơng thức sản xuất rau: tự cung tự cấp và sản xuất hàng hoá, trong đó rau hàng hoá tập trung ở các khu vực:

- Vùng rau chuyên canh: tập trung ở thành phố và khu công nghiệp, sản phẩm chủ yếu cung cấp cho dân phi nông nghiệp, vì vậy đòi hỏi phong phú chủng loại và mức độ an toàn sản phẩm cao. Hệ số sử dụng đất cao (4 – 8 vụ/năm), trình độ thâm canh của nông dân khá cao, nhƣng vẫn còn sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hoá học.

- Vùng rau luân canh: đây là vùng có diện tích và sản lƣợng lớn, cây rau đƣợc trồng luân canh với cây lúa, phát triển tốt trên nhóm đất khá phèn có khuynh hƣớng ổn định. Hệ số sử dụng đất thấp (2 – 4 vụ/năm). Chính vì thế ĐBSCL dễ dàng thực hiện qui hoạch chuyển đổi trồng rau màu trên đất lúa, có tiềm năng lớn trong việc mở rộng diện tích rau thành vùng nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu.

18

- Sản xuất rau theo hƣớng nông nghiệp công nghệ cao đã bƣớc đầu đƣợc hình thành nhƣ sản xuất trong nhà lƣới chống côn trùng, mái lƣới che không cố định để hạn chế tác hại của các yếu tố thời tiết bất lợi, trồng rau không cần đất (kỹ thuật thuỷ canh).

1.2.4 Đôi nét về dịch hại và các biện pháp phòng trừ dịch hại ở ĐBSCL

Theo thống kê của Cục Bảo vệ thực vật, các nạn dịch hại lớn đƣợc ghi nhận ở ĐBSCL gồm có: Dịch rầy nâu gây hại trên 200.000 ha lúa (1977 – 1979), dịch sâu cuốn lá nhỏ gây hại diện rộng trên lúa (1990 – 1991), dịch chuột hại lúa làm thiệt hại trung bình 150.000 ha lúa/năm (1995 – 1997), dịch ốc bƣơu vàng gây hại nghiêm trọng và trở thành dịch hại nguy hiểm vào năm 2000 (1995 – 2000). Trong giai đoạn 1999 – 2005, cả nƣớc có 9 nhóm dịch hại chủ yếu (3 nhóm côn trùng, 4 nhóm bệnh, 2 nhóm động vật khác) thƣờng xuyên gây hại trên lúa. Ngoài 9 nhóm loài dịch hại trên còn có 4 loài dịch hại đƣợc ghi nhận gây hại lúa trên diện rộng gồm: bọ xít dài, bọ trĩ, bệnh lúa cỏ, bệnh vàng lùn (Hà Quang Hùng, 2008).

Các yếu tố ảnh hưởng lên sự phát triển của dịch hại

Theo Hà Quang Hùng (2008), các yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển của dịch hại gồm ba nhóm yếu tố:

- Nhóm yếu tố khí hậu thời tiết: nhiệt độ, ẩm độ, lƣợng mƣa, sƣơng, mây mù, gió, tia phóng xạ mặt trời. Nhiều trận dịch của các loài dịch hại có liên quan chặt chẽ với những yếu tố khí hậu thời tiết, đặc biệt là nhiệt độ, ẩm độ, lƣợng mƣa. Chẳng hạn nhƣ nhiệt độ cao, độ ẩm thấp (mƣa ít) có thể làm cho sâu đục thân thành dịch, phá hoại nghiêm trọng. Lƣợng mƣa là yếu tố quan trọng làm tăng quần thể sâu keo, sâu cắn gốc hại lúa, bọ rầy xanh đuôi đen và sâu vằn hại lúa. Côn trùng sẽ có phản ứng ngủ đông khi nhiệt độ xuống thấp và hoạt động lại khi nhiệt độ tăng dần. Gió là tác nhân phát tán chủ yếu hạt cỏ dại, bào tử nấm bệnh, đồng thời tạo điều kiện cho châu chấu, bọ rầy, rệp, bọ trĩ mở rộng khu vực phân bố.

- Nhóm yếu tố hữu sinh gồm nguồn thức ăn và thiên địch của dịch hại. Thực vật nói chung và cây trồng nói riêng là thức ăn chủ yếu của các loài dịch hại. Hầu hết các bộ phận của cây nhƣ thân, lá, mầm, hạt, quả, rễ đều là thức ăn của chúng (Hà Quang Hùng, 2008). Thiên địch là những loài sử dụng côn trùng, sâu hại cây trồng làm thức ăn, nhờ có chúng mà cây trồng đƣợc bảo vệ mà không cần dùng đến hóa chất. Các loài thiên địch thƣờng hiện diện tự nhiên trên ruộng lúa, trong vƣờn rau, cây trái (Trần Bá Thoại, 2010).

19 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hoạt động sản xuất của con ngƣời, đây là nhóm yếu tố có ảnh hƣởng to lớn đến các loài dịch hại. Nó làm thay đổi thành phần và mật số của các loài dịch hại. Con ngƣời trong hoạt động sản xuất của mình có thể làm cho một số loài sinh vật (dịch hại, thiên địch hay các loài vô hại) bị diệt vong hoặc giảm đáng kể số lƣợng hoặc mang một số loài sinh vật lạ từ bên ngoài (sinh vật ngoại lai) vào đồng ruộng khiến chúng phát triển trở thành một loài dịch hại mới.

Các biện pháp phòng trừ dịch hại

Để phòng trừ dịch hại trong canh tác cây trồng, các biện pháp của con ngƣời nhằm tiêu diệt hoặc ngăn ngừa sự phát triển của các loài dịch hại là rất quan trọng và cần thiết. Hiện nay, các biện pháp sau đây thƣờng đƣợc sử dụng (riêng lẻ hoặc kết hợp) để phòng trừ dịch hại (Trần Văn Hai, 2005):

- Biện pháp cơ học nhƣ nhổ cỏ, bắt sâu bằng tay...

- Biện pháp canh tác: Bằng cách làm đất, bón phân, tƣới tiêu cân đối và đầy đủ, chăm sóc cây trồng đúng mức, áp dụng luân canh hợp lý, chọn thời điểm gieo trồng thích hợp,... có thể làm tăng sức chống chịu của cây trồng và tạo điều kiện bất lợi cho sự phát triển của dịch hại.

- Biện pháp lý học: Bằng cách cày ải, phơi đất, đốt đồng,... có thể tiêu diệt đƣợc nhiều loài dịch hại trú ẩn trong đất, trứng sâu, mầm bệnh, mầm cỏ, chuột... Ngoài ra, ngƣời ta còn dùng bẫy đèn, ánh sáng, âm thanh kết hợp với các chất độc để thu hút và tiêu diệt các loài côn trùng gây hại.

- Biện pháp hóa học: Dùng các hóa chất độc (thuốc BVTV) để phòng trừ dịch hại.

- Biện pháp kiểm dịch thực vật: Nhà nƣớc ban hành các quy định, luật lệ, nhằm kiểm soát và hạn chế sự lây lan của dịch hại từ vùng này sang vùng khác, từ nƣớc này sang nƣớc khác.

- Biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM): Ngày nay trên thế giới đang phát triển xu hƣớng phòng trừ dịch hại bằng cách sử dụng kết hợp một cách hài hòa, hợp lý nhiều biện pháp, kể cả việc phát huy những nhân tố có sẵn trong tự nhiên có khả năng gây bất lợi cho sự phát triển của dịch hại.

Trong số các biện pháp phòng trừ dịch hại kể trên, biện pháp sử dụng thuốc hóa học BVTV vẫn còn chiếm ƣu thế, mặc dù ngƣời ta đã chỉ ra nhiều nhƣợc điểm của việc sử dụng hóa chất độc trong phòng trừ dịch hại (Trần Văn Hai, 2005).

20

CHƢƠNG 2. PHƢƠNG TIỆN V PHƢƠNG PHÁP

2.1 Phƣơng tiện nghiên cứu

Thời gian thực hiện đề tài

Các số liệu đƣợc xử lý và thống kê dựa trên các phiếu điều tra và đƣợc thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 4/2014 đến tháng 7/2014.

Địa điểm điều tra

Cuộc điều tra phỏng vấn tình hình sử dụng thuốc BVTV trên các mô hình chuyên lúa, chuyên màu và luân canh lúa – màu đƣợc thực hiện tại các địa điểm: huyện Bình Minh (tỉnh Vĩnh Long), huyện Cai Lậy (tỉnh Tiền Giang), huyện Chợ Mới (tỉnh An Giang) và huyện Phụng Hiệp (tỉnh Hậu Giang). Lý do lựa chọn 4 địa điểm này làm địa điểm đại diện cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong việc điều tra tình hình sử dụng thuốc BVTV trên 3 mô hình canh tác vì đây là bốn địa điểm có diện tích đất phù sa ngọt lớn nhất cả vùng

(Hình 2.1), điều kiện thuận lợi cho việc canh tác cây lúa và các đối tƣợng rau màu, qua đó ảnh hƣởng lên tình hình sử dụng thuốc BVTV của vùng. Bên cạnh đó, các địa điểm cũng có những điểm khác nhau quan trọng nhƣ có sự hiện diện của nhóm đất phèn, lũ từ thƣợng nguồn sông Mê Công, khu vực bao đê tránh xâm nhập mặn đây là những điểm có thể làm nên sự khác biệt trong mô hình canh tác, số vụ canh tác, loại cây trồng, đặc điểm dịch hại, qua đó cũng gián tiếp ảnh hƣởng lên tình hình sử dụng thuốc BVTV trên các mô hình canh tác.

Mẫu và đối tượng điều tra

Mẫu điều tra là các hộ nông dân canh tác theo các mô hình chuyên lúa, chuyên

Một phần của tài liệu tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên các mô hình canh tác chuyên lúa , chuyên màu và luân canh lúa – màu ở đồng bằng sông cửu long (Trang 25)