Hiện trạng sản xuất lúa ở ĐBSCL

Một phần của tài liệu tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên các mô hình canh tác chuyên lúa , chuyên màu và luân canh lúa – màu ở đồng bằng sông cửu long (Trang 26)

Trƣớc tình trạng gia tăng dân số, nhu cầu lƣơng thực ngày càng cao nên tần suất sử dụng, khai thác đất trong năm hiện nay rất cao. Ở ĐBSCL, với quá trình thâm canh 2 – 3 vụ lúa/ năm đã góp phần đƣa năng suất lúa bình quân cả năm của toàn vùng tăng từ 2,28 tấn/ ha (năm 1980) đến 3,64 tấn/ha (1989), và 4,8 tấn/ha (2004). Năm 2011, diện tích trồng lúa cả nƣớc ƣớc tính đạt 7,65 triệu ha với sản lƣợng 42,3 triệu tấn, trong đó ĐBSCL đạt sản lƣợng 23,5 triệu tấn. Đến năm 2012, sản lƣợng lúa toàn vùng ĐBSCL đạt 24,6 triệu tấn, tăng 1,1 triệu tấn so với năm 2011 (Trung tâm Tin học và Thống kê, 2012 dẫn theo Nguyễn Thị Tố Quyên, 2013). Năm 2014,

16

ĐBSCL đạt sản lƣợng lúa 24,3 triệu tấn, chiếm 55,6% sản lƣợng lúa cả nƣớc, xuất khẩu trên 7,2 triệu tấn lúa, chiếm 92% kim ngạch xuất khẩu cả nƣớc (Nguyễn Thị Thanh Tâm, 2014).

Ở vùng ĐBSCL, nông dân thƣờng trồng hai vụ lúa trong năm nhƣng cũng có một số vùng nông dân trồng ba vụ lúa hoặc lúa đƣợc trồng luân canh với các loại cây trồng khác, ở những khu vực ven biển lúa đƣợc trồng vào mùa mƣa và khi đến mùa khô ngƣời ta sử dụng các ruộng lúa này để nuôi tôm (Nguyễn Thị Lang, 2012).

Cơ cấu ba vụ lúa chủ yếu tập trung ở những vùng đồng ruộng đƣợc kiến thiết tốt, có nguồn nƣớc ngọt bổ sung và đủ phƣơng tiện cung cấp nƣớc nhƣ Mỹ Tho, Châu Thành, Cai Lậy, Cái Bè (Tiền Giang), một phần Long An dọc theo quốc lộ 1. Nông dân làm 3 vụ lúa trong năm: hè thu – thu đông – đông xuân bằng phƣơng pháp sạ hàng với các giống lúa ngắn ngày chất lƣợng cao. Vụ hè thu từ tháng 4 đến tháng 8 dƣơng lịch. Vụ thu đông từ tháng 8 – 9 đến tháng 11 – 12 dƣơng lịch. Vụ đông xuân từ tháng 11 – 12 đến tháng 3 – 4 dƣơng lịch. Những năm 2000 – 2006, cơ cấu luân canh 2 lúa – 1 màu tỏ ra thích hợp và phổ biến (lúa hè thu – lúa đông xuân – màu xuân hè) (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).

Ở vùng đầu nguồn ĐBSCL, dọc theo hai bờ sông Tiền và sông Hậu, ngƣời dân thƣờng trồng hai vụ lúa hè thu và đông xuân. Do nƣớc lũ về rất sớm nên vụ hè thu vùng này thƣờng đƣợc bắt đầu vào khoảng tháng 3 – 4 dƣơng lịch với các giống lúa ngắn ngày (90 – 100 ngày), sử dụng phƣơng pháp sạ hàng và thu hoạch vào tháng 7, tháng 8 dƣơng lịch trƣớc khi lũ ngập ruộng, trễ nhất là đến giữa tháng 9 dƣơng lịch. Trong thời gian giữa mùa lũ, đất ruộng đƣợc bỏ trống, đến khoảng tháng 11 âm lịch, nƣớc lũ rút tới đâu, nông dân tiến hành sạ lúa đông xuân tới đó. Giống lúa trồng trong vụ này cũng là những giống lúa ngắn ngày để đỡ chi phí bơm nƣớc và đảm bảo năng suất lúa. Thời điểm xuống giống trễ nhất là cuối tháng 12 dƣơng lịch. Vụ đông xuân thu hoạch rộ vào cuối tháng 2, đầu tháng 3 dƣơng lịch. Sau khi thu hoạch xong vụ đông xuân nông dân chuẩn bị xuống giống hè thu ngay (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).

Ở các tỉnh ven biển trải dài từ Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang cơ cấu phổ biến trên đất lúa vẫn là lúa hai vụ. Vùng khó khăn hơn vẫn tiếp tục duy trì cơ cấu 1 vụ lúa. Đặc biệt ở vùng ven biển cơ cấu lúa – tôm sú hoặc tôm chuyên canh đang phát triển mạnh mẽ do lợi nhuận hấp dẫn của việc nuôi tôm. Cơ cấu lúa – tôm tỏ ra bền vững và ít rủi ro hơn tôm chuyên canh (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).

17

Cơ cấu 2 màu – 1 lúa thích hợp ở cả vùng nƣớc ngọt chủ động nƣớc lẫn vùng ven biển nƣớc lợ nhƣng có nguồn nƣớc ngọt bổ sung vào mùa khô, bằng hệ thống kênh đào dẫn nƣớc ngọt từ vùng thƣợng nguồn hoặc khai thác nƣớc mặt bằng các giếng cạn (1,5 – 2 m, vùng đất giồng cát) hoặc nƣớc ngầm bằng giếng khoan (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).

Một phần của tài liệu tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên các mô hình canh tác chuyên lúa , chuyên màu và luân canh lúa – màu ở đồng bằng sông cửu long (Trang 26)